Người vô ơn không xứng đáng với kiến thức tâm linh.
Nếu người đó muốn được chuyển hướng sang tâm linh, anh ta nên từ bỏ thói vô ơn.
Lalaji
Nếu có bất kỳ tội lỗi nào trên tất cả, thì đó là sự vô
ơn.
Babuji
Hành trình trở về
nhà bắt đầu khi một bậc thầy có năng lực truyền tia sáng nguyên thuỷ của ý thức
đã thức tỉnh thần thánh vào abhyasi
trong các buổi thiền khai tâm. Ý thức có một không hai này khơi dậy động lực mới
bên trong, nuôi dưỡng trong trái tim của abhyasi niềm khao khát về ngôi Nhà nguyên
thuỷ. Khi khao khát này tăng lên, sức hút của thế giới bên ngoài dần mất đi sự ảnh
hưởng của nó. Trong những buổi thiền khai tâm này, hạt giống của một số phận
tâm linh mới bén rễ trong abhyasi.
Một khi hạt giống
tâm linh đã được gieo vào trái tim, nó có thể ngủ yên trong một thời gian dài nếu
không được nuôi dưỡng thích hợp trong môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Để
hạt giống đó phát triển, sự giáng hạ của ân sủng thiêng liêng là rất quan trọng,
cũng như Dòng truyền yoga từ một bậc thầy có năng lực, đóng vai trò như ánh
sáng mặt trời tâm linh, soi sáng tâm trí cá nhân và tạo điều kiện cho các trạng
thái thiền. Chỉ sự hỗ trợ thần thánh không thể đảm bảo sự tăng trưởng. Để hạt
giống tâm linh nảy nở, nó cần nguồn nước nuôi dưỡng của tình yêu và sự hiến
dâng của abhyasi và mảnh đất màu mỡ của akhlaq - nhân cách đạo đức tốt. Chăm
sóc cánh đồng bên trong - kshetra - là bổn phận của mỗi abhyasi. Nếu không có sự
chăm sóc chu đáo, sự phát triển không thể xảy ra.
Tình yêu, sự hiến
dâng và nhân cách đạo đức tốt đều phát sinh từ các vritti của chúng ta -
thái độ của chúng ta, có xu hướng bị điều kiện hóa bởi các khuynh hướng
của chúng ta. Ngược lại, thái độ của chúng ta chi phối hành động của chúng ta, pravritti,
không chỉ bao gồm các hành vi thể chất mà còn cả hành vi tinh thần. Thái độ và hoạt
động của chúng ta định hình bản chất của chúng ta, hay prakriti - sự kết
hợp của khuynh hướng, thái độ và hoạt động của chúng ta. Bản chất của chúng ta
là cánh đồng nơi hạt giống của chúng ta phải nảy mầm và phát triển.
Dựa trên thái độ của
chúng ta và hành động tương xứng, bản chất của chúng ta có thể thể hiện tư cách
đạo đức tốt, phản ánh những phẩm chất đạo đức, hoặc nó có thể biểu hiện như một
thứ gì đó kém cao cả hơn. Trong cả hai trường hợp, bản chất của chúng ta, bao gồm
các khuynh hướng, thái độ và hành động, nắm giữ sức mạnh để thiết kế số phận của
chúng ta, hay còn gọi là prarabdha.
Số phận tâm linh của
chúng ta, được gieo trồng như một hạt giống và được nuôi dưỡng bởi ân sủng và dòng
truyền của Master, sẽ nảy nở khi chúng ta trau dồi bản chất là sự thể hiện của nhân
cách đạo đức tốt và nuôi dưỡng những thái độ tích cực. Điều này đặt ra một câu
hỏi quan trọng: Chúng ta nên ưu tiên nuôi dưỡng thái độ nào? Câu trả lời là lòng
biết ơn.
Lòng biết ơn thúc
đẩy sự phát triển của các phẩm tính hướng đến nhân cách đạo đức tốt về lòng vị
tha, khiêm tốn và phục tùng Đấng Toàn năng. Khi lòng biết ơn hiện diện, những đức
tính này sẽ tự nhiên xuất hiện, trong khi sự vô ơn khuyến khích những phẩm tính
ngược lại về sự ích kỷ, kiêu mạn và bảo thủ.
Lòng biết ơn và sự
vô ơn đóng vai trò quan trọng trong hành trình tâm linh của chúng ta. Lòng biết
ơn nảy sinh khi những gì một người đã nhận được vượt quá mong đợi (hoặc nếu một
người không có chút mong đợi nào), trong khi sự vô ơn xuất hiện khi một người cảm
thấy những gì được cho không như mong đợi, tạo ra cảm giác không đủ. Thói vô ơn
dẫn đến sự bất mãn vĩnh viễn và ham muốn ngày càng nhiều hơn không thể khoả lấp.
Sự vô ơn sinh ra đau khổ, châm ngòi cho những phàn nàn và oán giận đối với Thượng
đế và cuộc sống, làm chệch hướng chúng ta khỏi con đường đã định.
Vô ơn không chỉ
đơn thuần là không có lòng biết ơn. Đó là thái độ tự tư tự lợi. Người vô ơn có
thể thừa nhận giá trị của những gì họ nhận được nhưng tin rằng nó là nhờ họ và
xứng đáng. Thói tự tư tự lợi phản ánh sự kiêu mạn, vì nó thuyết phục họ rằng
họ có quyền được phục vụ. Khi thiếu những lợi ích thiêng liêng, người ta đổ lỗi,
phàn nàn và cảm thấy bị tước đoạt một cách bất công. Thái độ này cản trở sự
hình thành mối quan hệ thực sự với Người tặng, khiến người đó coi Master
chỉ như là một công cụ hoặc phương tiện để thực hiện những ham muốn cá
nhân.
Người có lòng biết
ơn bao la có xu hướng cảm thấy, "Tôi không có gì chống lại sự tồn tại này;
tôi không có gì phải phàn nàn." Người đó tìm thấy sự hài lòng và không
phàn nàn hoặc mong muốn nhiều hơn nữa.
Để lòng biết ơn
tràn ngập trái tim bạn, cần phải có sự trống rỗng hoàn toàn. Không gì ít hơn có
thể làm được. Trong một người như vậy, có ngày càng nhiều hơn của ngày càng ít
hơn. Tìm kiếm ngày càng nhiều hơn của ngày càng nhiều hơn nghĩa là bạn vẫn còn mong
muốn; lúc nào bạn cũng thấy đói khát. Làm sao lòng biết ơn có thể nảy sinh khi
ngày càng tìm kiếm nhiều hơn?
Không có lòng biết
ơn có nghĩa là không có ân sủng. Một trái tim vô ơn hoặc kiêu mạn không thể nhận
được phước lành hay ân sủng và không phải là bạn của bất kỳ ai. Một trái tim vô
ơn tương đương với một trái tim ghê tởm. Nó đẩy lùi hơn là thu hút. Sự tăng lên
của lòng biết ơn có nghĩa là cơn mưa ân sủng và phước lành mạnh hơn.
Một lần, đại hiền
triết Narada đi lang thang trong rừng. Trên đường đi, ngài bắt gặp một người đàn
ông thiền định lâu đến nỗi có một tổ kiến khổng lồ xây xung quanh ông ta.
Nhận thấy sự có mặt
của Narada, người đàn ông liền hỏi, "Hỡi Narada, ngài đang đi đâu vậy?"
Narada trả lời:
"Ta đang lên Thiên đường."
Người đàn ông đề
nghị: "Khi ngài đến đó xin hãy hỏi giúp tôi một câu hỏi. Tôi đã trải qua
vô lượng kiếp phấn đấu cho sự giải thoát. Xin hãy hỏi khi nào Thượng đế sẽ rủ lòng
thương và ban cho tôi tự do."
Narada đồng ý và
tiếp tục lên đường. Đi được một đoạn, ngài tình cờ gặp một người đàn ông khác
đang sung sướng nhảy múa dưới gốc cây. Narada cảm thấy buộc phải hỏi người này
xem ông ta có lời nhắn nhủ nào với Thượng đế không. Nhưng người đàn ông say sưa
với điệu nhảy xuất thần đến nỗi ông ta không đáp lại.
Sau vài ngày, khi
Narada kết thúc chuyến thăm Thiên đường, ngài trở lại với người đàn ông đầu
tiên với câu trả lời của Thượng đế.
Người đàn ông háo
hức hỏi, "Hỡi Narada, ngài có hỏi về sự giải thoát của tôi không?"
Narada trả lời,
"Có, ta đã hỏi. Đấng Tối cao tiết lộ rằng ông sẽ đạt được sự giải thoát
sau 3 kiếp nữa."
Người đàn ông giận
giữ la lên: "Ba kiếp nữa ư? Nhưng tôi đã thiền định lâu như vậy rồi mà!
Hãy nhìn tổ kiến xung quanh tôi mà xem. Thế này chưa đủ hay sao?"
Sau đó, Narada đến
chỗ người đàn ông thứ hai, vẫn đang say sưa trong vũ điệu xuất thần.
Narada nói: “Ta đã
mạn phép hỏi Đấng Tối cao về ông. Ngài truyền rằng sự giải thoát của ông sẽ đến,
nhưng sau số kiếp bằng số lá của tán cây phía trên đầu ông”.
Khi nghe điều này,
người đàn ông nhảy cẫng lên sung sướng. Ông ta hét lên, "Chỉ có bấy nhiêu
chiếc lá thôi sao? Còn quá ít kiếp nữa để tôi được tự do?" Với lòng biết
ơn đối với Thượng đế, ông ta nói, "Cảm ơn Thượng đế kính yêu của con!"
Đột nhiên, một giọng
nói vọng xuống từ trên cao: "Con trai của ta, giờ đây con đã được giải
thoát."
Câu chuyện của
Narada minh họa một cách tuyệt vời mối quan hệ hỗ tương giữa lòng biết ơn và ân
sủng. Nó dạy chúng ta rằng lòng biết ơn thu hút ân sủng trong khi sự vô ơn đẩy
lùi ân sủng. Hãy xem xét những ví dụ tương phản về người đàn ông nhảy múa và
người đàn ông ngồi thiền trong tổ kiến. Cả hai đều có tiềm năng được giải thoát
tức thì, nhưng thái độ của họ đã tạo nên sự khác biệt. Người đàn ông nhảy múa
bày tỏ lòng biết ơn và mời gọi ân sủng, dẫn đến sự tự do ngay tức khắc. Ngược lại,
người đàn ông trong tổ kiến, bị chi phối bởi sự vô ơn và thói tự tư tự lợi, đẩy
lùi ân sủng mà có thể đã giải thoát ông ấy. Hãy tưởng tượng nếu ông ấy có lòng
biết ơn giống như người đàn ông nhảy múa - ông ấy đã có thể được hưởng sự giải
thoát ngay lúc đó và ở đó. Ân sủng sở hữu sức mạnh thực hiện phép màu. Nó giáng
hạ khi những Nhân cách vĩ đại của Cõi sáng vui vẻ và hiện diện một cách tinh tế
với chúng ta. Nhưng nếu người nhận thiếu lòng biết ơn (vốn dĩ bao hàm cảm giác
vui vẻ), thì sự giáng hạ của ân sủng sẽ bị chặn lại. Thái độ biết ơn của người
nhận là tối quan trọng vì nó thiết lập các điều kiện cho ân sủng biểu hiện. Nói
cách khác, để hưởng lợi đầy đủ từ cơn mưa, chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ cho
cánh đồng của mình.
Sự biểu đạt của một
môn đệ ngập tràn lòng biết ơn là duy nhất. Nó như một bản nhạc bằng ngôn ngữ hoặc
sự im lặng. Ánh mắt của bạn, cử chỉ của bạn, cho dù bạn ngồi hay đứng, hơi thở,
nhịp tim của bạn - tất cả sẽ có một nhịp điệu duy nhất. Với lòng biết ơn, bất cứ
gì một người đã nhận được là cao hơn nhiều so với mong đợi của họ. Với sự vô
ơn, bất cứ gì đã nhận được đều thua xa so với mong đợi. Trong tình trạng
vô ơn, dường như không có gì là đủ.
Cảm giác biết ơn giúp
thả lỏng toàn thân. Chúng ta, những người sùng kính của Master vĩ đại, có thể dâng
lên những gì? Cái gì có thể là món quà thích hợp cho ngài với tất cả những gì
chúng ta đã nhận được ngoại trừ lòng biết ơn chân thành? Sự nảy sinh của cám ơn,
tiếng cười, sự trân trọng, lòng biết ơn và sự thành khẩn nuôi dưỡng chúng ta ở
các mức độ và cường độ khác nhau. Mặt khác, giận dữ, không ưu thích, cáu kỉnh
và ghen tức đều làm chúng ta suy kiệt từ bên trong ở các mức độ và cường độ
khác nhau. Vô ơn là kiểu thái độ "không bao giờ là đủ". Nó làm cho người
ta cảm thấy đau khổ. Tâm trí bị bủa vây bởi sự phàn nàn không ngớt. Nó chuyển sự
chú ý khỏi Đấng Thiêng liêng. Bất cứ gì khiến người ta xa cách Đấng Thiêng
liêng chính là định nghĩa về tội lỗi. Liệu hương thơm tinh tế của lòng biết ơn
có thể tồn tại được bao lâu khi xung quanh là mùi của ghen tức, giận dữ và thù
oán?
Hiểu lầm thường nảy
sinh khi chúng ta thiếu cái nhìn toàn diện về một tình huống, dẫn đến những giả
định và nhận thức sai lầm, và khuynh hướng liên tục đánh giá mọi thứ xảy đến với
mình trong cuộc sống thường hủy hoại lòng biết ơn của chúng ta. Ví dụ: giả sử một
người bạn thân hủy kế hoạch với chúng ta vào phút chót. Chúng ta có thể đưa ra
những giả định sai lầm mà không biết bối cảnh đầy đủ, suy đoán rằng họ không
coi trọng thời gian hoặc tình bạn của chúng ta. Sự hiểu lầm này xảy ra khi
chúng ta không biết lý do đằng sau quyết định của họ. Nó có thể vô tình nuôi dưỡng
cảm giác không hài lòng, thúc đẩy ham muốn về mọi thứ phải phù hợp hơn với mong
đợi của chúng ta.
Nhưng sau khi trao
đổi thêm, chúng ta có thể biết rằng bạn của mình đã hủy kế hoạch do gia đình có
việc khẩn cấp. Nhận thức này cho phép chúng ta sửa chữa những nhận định sai lầm
của mình và hiểu rằng sự vắng mặt của họ không liên quan gì đến chúng ta mà là
do một tình huống không lường trước được. Sẽ tốt hơn nếu hiểu ngay từ đầu rằng
không phải lúc nào chúng ta cũng có được bức tranh toàn cảnh về những gì người
khác đang trải qua. Bằng cách cung cấp cho sự kiện lợi ích của sự nghi ngờ và
thừa nhận khả năng có các yếu tố tiềm ẩn xảy ra, chúng ta có thể phát triển hiểu
biết đầy đủ để tránh đi đến những kết luận sai lầm bằng cách đánh giá các tình
huống dựa trên kiến thức hạn hẹp của mình. Lòng tin là món quà lớn nhất mà một
người có thể có được trong một mối quan hệ. Chính vì tin tưởng mà chúng ta biết
ơn.
Lòng biết ơn bắt đầu
với sự trân trọng. Trong một nghiên cứu hấp dẫn liên quan đến gần 300 người trưởng
thành đang tìm kiếm sự tư vấn về sức khỏe tâm thần, những người tham gia được
chia thành 3 nhóm - một nhóm viết thư cảm ơn, một nhóm viết về những trải nghiệm
tiêu cực và một nhóm kiểm soát. Nghiên cứu cho thấy những người viết thư cảm ơn
có kết quả sức khỏe tâm thần tốt hơn đáng kể so với các nhóm khác, cho thấy lợi
ích của việc thực hành biết ơn. Ngoài ra, quét não cho thấy những người viết
thư bày tỏ lòng biết ơn thể hiện sự hoạt động lớn hơn ở phần vỏ não giữa trước
trán - vùng não liên quan đến chức năng ra quyết định và cảm tính, cho thấy rằng
việc thực hành lòng biết ơn có thể có tác động đáng kể đến cả quá trình nhận thức
và sự lành mạnh về cảm xúc.
Thú vị là, ngay cả
những người tham gia không gửi thư cảm ơn đến người nhận như đã định vẫn được
hưởng những lợi ích sức khỏe tâm thần của bài tập. Bản thân hành động viết thư,
ngay cả khi chúng không được gửi đi, đã tác động tích cực đến sức khỏe của những
người tham gia.
Bạn không cần phải
khóc lóc bày tỏ lòng biết ơn. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bị ép buộc. Từ tiếng Phạn,
aabhar, có nghĩa là "Tôi biết ơn anh." Nhưng nghĩa đen của nó
là "gánh nặng." Nó thừa nhận gánh nặng của lòng biết ơn, có thể tạo
ra cảm giác mang ơn và nặng nề. Còn lòng biết ơn không đòi hỏi một đối tượng hoặc
người nhận cụ thể. Nó không cần hướng tới bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Lòng
biết ơn giống như hương thơm của bông hoa, không có điểm đến cụ thể. Việc bạn
có tin vào Thượng đế hay không không quan trọng; điều thực sự quan trọng là khả
năng cảm thấy biết ơn của bạn. Nếu bạn tin vào Thượng đế mà thiếu lòng biết ơn,
niềm tin mất đi mục đích của nó. Lời cầu nguyện thầm lặng xuất phát từ lòng biết
ơn chân thành sẽ luôn đến đích đã định, mặc dù nó có thể không được gửi đi.
Sự trân trọng đơn thuần
nảy sinh khi ai đó đáp ứng mong muốn hữu thức hoặc vô thức hoặc phục vụ chúng
ta theo một cách nào đó. Tuy nhiên, kiểu lòng biết ơn này thường có điều kiện
và phụ thuộc vào việc nhận được những gì chúng ta đánh giá cao. Nhưng điều gì sẽ
xảy ra với lòng biết ơn của chúng ta khi chúng ta nhận được những gì mà mình
không thích?
Hãy xem xét ví dụ
về việc đặt món ăn tại một nhà hàng. Giả sử mùi vị hoặc cách bày trí không đáp ứng
tiêu chuẩn của chúng ta. Trong trường hợp đó, chúng ta trở nên thất vọng và
đánh mất lòng biết ơn vì được nuôi nấng và duy trì cuộc sống. Mong đợi của
chúng ta hoạt động như một chướng ngại, khiến chúng ta quên mất câu chân ngôn
thứ tám của Babuji: "Hãy vui vẻ ăn bất cứ gì chúng ta có được trong sự thường
niệm, với quan tâm thích đáng dành cho sự kiếm sống lương thiện và ngoan đạo."
Thay vì thể hiện lòng biết ơn vô điều kiện vào thời điểm đó, lòng biết ơn của
chúng ta chỉ có thể xuất hiện nếu những gì chúng ta nhận được phù hợp với tiêu
chuẩn cá nhân của chúng ta.
Có một mức độ cao hơn trong việc đánh giá những món quà vượt xa phẩm tính của chúng và tập trung vào ý định đằng sau chúng. Ví dụ, khi con của bạn đưa cho bạn một bức vẽ sơ sài, bạn không quan tâm đến tính nghệ thuật được thể hiện. Thay vào đó, bạn ngập tràn niềm vui bởi tình yêu và sự ngây thơ được truyền tải qua nét vẽ của chúng. Trong trường hợp này, bạn đánh giá món quà dựa trên ý định hơn là phẩm tính. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đi sâu hơn và thừa nhận rằng mọi trải nghiệm đều tồn tại vì mục đích tiến hóa. Do đó, đánh giá của chúng ta nên mở rộng vượt ra ngoài những cân nhắc về phẩm tính và ý định; và bao hàm mục đích tiến hóa rộng lớn hơn của những trải nghiệm đa dạng trong cuộc sống.
Vào thời cổ đại,
triết học Sankhya nhấn mạnh rằng có một mục đích đằng sau những trải nghiệm được
thiên nhiên trao cho chúng ta. Những trải nghiệm này, dù tích cực hay tiêu cực,
đều được công nhận là nền tảng để chúng ta tiến hóa ra khỏi cõi vật chất.
Chariji Kính yêu thường so sánh cuộc sống với nhà trường, dạy chúng ta những
bài học vô giá, cộng hưởng với sự hiểu biết. Thông qua lăng kính này, chúng ta
có thể hiểu được tầm quan trọng của mọi trải nghiệm chúng ta gặp phải và nuôi
dưỡng lòng biết ơn, biết rằng mỗi trải nghiệm có thể đóng góp vào sự phát triển
tâm linh của chúng ta và hành trình cuối cùng hướng tới sự giải thoát và vượt
xa hơn thế.
Những trải nghiệm
trong cuộc sống có thể là những bài học quý giá trên hành trình của chúng ta, bất
kể bản chất của chúng là gì. Đặc biệt, những trải nghiệm cay đắng đóng vai trò
là công cụ hữu hiệu cho sự phát triển của chúng ta. Mặt khác, những trải nghiệm
ngọt ngào hơn có thể chuyển hướng sự chú ý của chúng ta và lôi cuốn chúng ta
vào thế giới vật chất. Vì vậy, những trải nghiệm nào chúng ta nên biết ơn hơn, dễ
chịu hay thử thách? Trong bối cảnh của câu hỏi này, câu chân ngôn thứ năm của
Babuji mang một ý nghĩa sâu sắc khi nó nhắc nhở chúng ta "hãy chấp nhận khổ
đau như Phước lành Thiêng liêng vì lợi ích của chính bạn và hãy biết ơn."
Câu chân ngôn này khuyến khích chúng ta nhận ra rằng ngay cả trong những thời
khắc thử thách, một mục đích lớn hơn đang mở ra, hướng dẫn chúng ta hướng tới số
phận tâm linh của mình. Thông qua lăng kính này, chúng ta có thể hiểu được tầm
quan trọng của mọi trải nghiệm mà chúng ta gặp phải và nuôi dưỡng lòng biết ơn,
biết rằng mỗi trải nghiệm đến với con đường của chúng ta đều có thể góp phần
vào sự tiến hoá ý thức của chúng ta. Khi chúng ta chán nản bởi đắng cay của cuộc
sống, chúng ta đã đánh mất mục đích sống ở một mức độ nào đó. Nhận thức này cho
phép chúng ta suy ngẫm về mục đích và mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, ngay cả
sự thừa nhận rằng mọi trải nghiệm đều có tiềm năng tiến hóa và đáng được biết
ơn cũng cho thấy một hình thức biết ơn có điều kiện. Cảm thấy biết ơn về những
khó khăn vẫn dựa vào việc đánh giá chúng như phước lành thiêng liêng cho sự
phát triển cá nhân của chúng ta. Vượt ngoài giai đoạn này là giai đoạn tiếp
theo, khi sự đánh giá tan biến hoàn toàn. Ở giai đoạn này, mọi thứ đến với
chúng ta đều được coi là món quà từ Đấng Yêu dấu, điều này trở thành trọng tâm
duy nhất. Ramakrishna Paramahansa đã minh họa cho trạng thái biết ơn này, khi sự
phán xét và đánh giá biến mất, chỉ để lại sự thừa nhận sâu sắc và vui vẻ về sự hiện
diện của Đấng Thiêng liêng. Trong giai đoạn tăng tiến này của lòng biết ơn, trọng
tâm chuyển từ quà tặng sang Người tặng, Đấng Yêu dấu. Ở đây, ngay cả quá trình
tiến hóa cũng trở nên tầm thường đối với người sùng kính. Lòng biết ơn thực sự
xuất phát từ một trái tim cộng hưởng với Bản thể Tối thượng và không phụ thuộc
vào sự kiện bên ngoài cũng như phước lành tâm linh. Chỉ khi mọi ham muốn được buông
bỏ, chúng ta mới có thể bước vào trạng thái thần thánh này.
Việc nuôi dưỡng
lòng biết ơn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tiến triển từ sự trân trọng nhất
thời, cảm ơn và biết ơn đến trạng thái biết ơn vĩnh viễn. Cuối cùng, lòng biết
ơn trở thành một phần không thể thiếu đối với bản thể của bạn, thấm vào bản chất
của bạn. Ở giai đoạn này, người hành hương đã vượt ra ngoài biểu hiện thuần tuý
của lòng biết ơn, giờ đây sẵn sàng và vui vẻ chia sẻ sinh lực của họ với những người
xứng đáng. Sự chuyển biến này đánh dấu bước nhảy từ là người nhận sang trở
thành người cho, thể hiện tinh tuý của sự tiến hóa về lòng biết ơn.
Làm thế nào bạn
có thể ngừng biết ơn? Khi lòng biết ơn trong dòng chảy cuộc sống của trái tim
bạn phải thể hiện qua đôi mắt của bạn - trong tiếng Phạn chúng ta gọi nó là
ashrudhara. Dòng nước mắt được ví như hai dòng sông song sinh của sông Hằng và sông Yamuna, những dòng sông thiêng. Nước mắt là nước thánh; chúng được
ban phước. Và chúng giải phóng bạn khỏi gánh nặng của cảm giác tội lỗi được chôn
giấu trong trái tim của bạn, và cho phép lòng biết ơn nằm trong trái tim của bạn, bị
chôn vùi trong trái tim của bạn, được thể hiện. Khi con đập vỡ, chúng ta nức nở,
chúng ta khóc. Và đó là điều lành. Khi điều đó xảy ra với abhyasi, xin hãy cứ để
cho nó xảy ra. Chariji
Daaji
Thông điệp kỷ niệm 96 năm ngày sinh của Chariji Maharaj