30 tháng 11, 2017

Hội thảo các nước châu Âu và đối thoại với Daaji

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THIỀN

Vào tối thứ Hai, sau bữa tối, Daaji tiếp tục cuộc thảo luận với người tìm kiếm đến từ các quốc gia nói tiếng La-tinh của châu Âu - Ý, Rumani, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cuộc đối thoại chuyển sang nghiên cứu:


"Năm 1965, Babuji thành lập Viện Nghiên cứu Sahaj Marg ở Tirupathi. Khi đó họ đã thực hiện những thí nghiệm trên ếch, gieo truyền vào trái tim của ếch và quan sát các ảnh hưởng, bao gồm cả đường chuyển động của tim khi họ truyền, khi họ thanh lọc … Sau đó họ giải phẫu tim và đo các loại hoóc-môn. Đây là những thí nghiệm rất thô sơ.

"Babuji giải thích, với dòng truyền bạn có thể làm bất cứ điều gì. Ngài đã đưa ra một ví dụ rằng với dòng truyền bạn có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp. Không phải là dòng truyền sẽ luôn gây ra sự tăng thêm. Ví dụ, một người có huyết áp rất thấp, và nó giảm nhanh, vì vậy bạn cầu nguyện và truyền với ý nghĩ: "Cầu nguyện cho huyết áp của anh ấy tăng trở lại." Trong một trường hợp khác, khi huyết áp của một người rất cao, bạn cầu nguyện: "Cầu nguyện cho huyết áp của anh ấy trở lại bình thường."

"Dòng truyền làm việc dựa trên ý chí ẩn đằng sau nó, ý định ẩn đằng sau nó. Vì vậy, không có ích gì khi nghiên cứu ở cấp độ này, bởi vì dòng truyền có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn nó làm, tùy thuộc vào ý nghĩ của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không thể chơi đùa với nó. Những phép mầu như thế không được khuyến khích trong Sahaj Marg.

"Hôm nay, chúng ta quan tâm đến nghiên cứu khoa học về việc dòng truyền ảnh hưởng đến sinh lý thần kinh, nhiễm sắc thể và trạng thái tâm lý của chúng ta như thế nào. Những kết quả tốt đẹp đến từ khắp nơi trên thế giới và rất nhiều người tham gia vào các nghiên cứu này. Nhưng nghiên cứu trong Sahaj Marg không phải là mới - nó đã có từ năm 1965. Chỉ có điều chúng ta không bắt đầu thực hiện các nghiên cứu sinh lý học này trên người cho đến nhiều năm về sau.

"Nhưng điều chính yếu là hoàn toàn không phải nghiên cứu này, thứ chỉ để thuyết phục trí óc. Một người có niềm tin không cần bằng chứng từ các thí nghiệm, bởi vì thậm chí nếu bạn thấy các kết quả tích cực ở cấp độ sinh lý học, bạn đã thấy những kết quả còn tốt hơn trong cuộc sống của chính mình.

"Hàng ngàn nghiên cứu được thực hiện trên những người thực hành thiền Mindfulness, đặc biệt về phát triển lòng từ bi, phát triển sự thấu cảm, tăng mức serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) và oxytocin (hoóc-môn giảm căng thẳng), và giảm cortisol (hoóc-môn gây căng thăng) thông qua thiền. Sau khi thiền, nếu kiểm tra mức độ serotonin từ xét nghiệm máu, bạn sẽ thấy nó tăng lên. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là gì? Không có gì là phi thường. Sau khi thiền bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn có thực sự nghĩ rằng cảm giác dễ chịu này chỉ là kết quả của sự tăng serotonin? Sự phát triển lòng từ bi cũng không phải là mục tiêu.

"Như chúng ta đã thảo luận vào sáng nay, một mục tiêu dẫn đến một mục tiêu khác, dẫn đến một mục tiêu khác nữa. Những gì tôi trải nghiệm lúc này chỉ là mục tiêu tạm thời. Ý tưởng là để tìm ra mục tiêu tối thượng đó, mà khi được giải quyết thì không còn gì lại cần phải giải quyết trong cuộc sống - giải bí ẩn tối hậu.

"Bạn có thể phát triển lòng từ bi và sự bình yên của tâm trí, hoặc trở nên không còn căng thẳng thông qua thiền, nhưng đó có phải là lý do khiến chúng ta thiền? Không. Lòng từ bi là tốt, nhưng nó không phải là mục đích của chúng ta. Lòng từ bi, sự thấu cảm, tình yêu, sự yêu mến, sẻ chia, bình an và hòa hợp là những phẩm chất tuyệt vời, nhưng mục đích của việc phát triển tất cả những phẩm chất này là đạt đến một trạng thái thuần khiết bên trong. Và khi có sự thuần khiết trong tim, sự Thiêng liêng sẽ tự động giáng hạ. Chúng ta không phải cầu nguyện, “Hỡi Chúa, xin hãy bước vào trái tim con. Hãy để con thấy Ngài." Điều đó là không cần thiết. Nó sẽ đến khi bạn mong đợi nó ít nhất, khi bạn trở thành hiện thân của sự thuần khiết.

"Ngược lại, lòng từ bi được tạo ra hoặc trù tính với một động cơ ẩn đằng sau nó để không bị cảm giác tội lỗi hoặc để làm việc đúng đắn, là vô ích. Tốt hơn là tình yêu vì tình yêu chứ không vì bất cứ lí do nào khác. Tốt hơn là cảm thấy từ bi vì từ bi chứ không phải để tránh khỏi cảm thấy tội lỗi.

"Một điều đáng quan tâm là chúng ta thấy hầu hết các nghiên cứu ngày nay thực sự còn rất hạn chế. Heartfulness, Sahaj Marg, là con đường duy nhất vượt ra ngoài tất cả những thứ này. Babuji đã nói trong những từ rất đơn giản: khi chúng ta muốn có sự bình yên của tâm trí, ngài miễn cưỡng. Khi là người mới đến với Sahaj Marg chúng ta có thể đòi hỏi rất nhiều thứ - sự bình yên của tâm trí, một cuộc sống thảnh thơi ... Vì vậy, Babuji nói, “Được, điều đó là có thể, nhưng khi con đòi hỏi sự bình an, Thượng đế sẽ không đến. Nếu con đòi hỏi Thượng đế, bình an sẽ tự động đến." Chúng ta nên biết đòi hỏi cái gì.”

CON ĐƯỜNG 13 ĐIỂM

"Cuộc hành trình của chúng ta trong Sahaj Marg là từ điểm 1 đến điểm 2, điểm 3, điểm 4 và cuối cùng đến điểm thứ 13, và mỗi điểm có một cấp độ khác nhau của ý thức, phẩm tính khác nhau, tình trạng khác nhau. Tất cả chúng ta có những trải nghiệm khác nhau tại mỗi điểm. Vì vậy, chúng ta sẽ mô tả cuộc hành trình này trên 7 mẫu đất ở đây nơi Kanha, bắt đầu với trái tim. Babuji mô tả điểm đầu tiên này bằng việc chia nó thành hai phần - trên và dưới. Ngài nói rằng ở mức độ thấp hơn, bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện của Thượng đế bên trong mình mọi lúc, và khi bạn di chuyển đến phần trên của trái tim, bạn sẽ cảm thấy Thượng đế ở khắp nơi. Đây là những phẩm tính của điểm 1.

"Tiếp đó, xung quanh điểm 1 bạn có các điểm A, B, C và D. A là về vấn đề thế tục, B là về vấn đề thuộc giác quan, C là về thích và không thích và D là về cảm giác tội lỗi. Làm thế nào để mô tả những phẩm tính này trên bình diện vật lý? Chúng ta sẽ cố gắng làm điều đó trong khu vườn này. Tiếp đó, ở điểm 2, Babuji mô tả rất nhiều bình an và cảm nhận về lòng từ bi trong trái tim, vậy mô tả nó như thế nào? Khi một abhyasi tới điểm 2, cảm nhận ở đây gần giống như Chúa Giê-su. Vì vậy, tôi đang ghĩ đến việc đặt một bức tượng đẹo đẽ của Chúa Giê-su chào mừng mọi người đến điểm 2. Nhưng điều đó không có nghĩa là Chúa Giê-su thuộc về điểm 2; một số người hỏi, 'Tại sao Chúa Giê-su không ở điểm thứ 10?' Sự so sánh như thế là vô ích. Chúng ta chỉ đang cố gắng nhắc nhở mọi người rằng phẩm tính của điểm 2 là phẩm chất biểu hiện của Chúa Giê-su. Không nên là ý nghĩ về cấp bậc.

"Điểm thứ 3 có yếu tố lửa chiếm ưu thế và là về cảm xúc. Vậy làm thế nào để mô tả cảm xúc? Mỗi điểm, đặc biệt trong trái tim, có nhiều phẩm tính khác nhau. Ví dụ, điểm 1 liên quan chủ yếu đến các phẩm tính của yếu tố Đất. Điểm 2 chủ yếu là có phẩm tính của không gian (ether). Điểm 3 là lửa, điểm 4 là nước và điểm thứ 5 là không khí.

"Chúng cũng có màu sắc khác nhau. Khi ai đó truyền vào điểm 1 của bạn và bạn tập trung sâu và hấp thu trạng thái đó, bạn có thể thấy màu vàng. Đôi khi bạn thấy màu đỏ, hoặc xanh lá cây hoặc đen hoặc trắng, tùy thuộc vào nơi công việc đang diễn ra. Vì vậy, chúng ta sẽ tạo ra tất cả kiểu màu sắc đó trong khu vườn này. Ví dụ, chúng ta thấy màu vàng ở điểm 1, vì vậy chúng ta sẽ có rất nhiều cây có hoa vàng.

NỖI SỢ KHOẢNG KHÔNG VÀ NỖI SỢ CÁI CHẾT

Người hỏi: Đôi khi trong khi thiền tôi cảm thấy khoảng không nhưng tôi sợ nhảy.

Daaji: Điều đó xảy đến với hầu hết chúng ta. Chúng ta nên làm gì khi đó? Sự nhảy ở đây không phải là nhảy thực; nó là ảo. Tương tự, khi tôi nghĩ mình đang nhảy xuống biển, tôi có bị chết đuối không? Không, suy nghĩ không làm được điều đó. Vì vậy, khi tôi có ý nghĩ rằng tôi đang ở trong khoảng không và tôi rất sợ, điều đó sẽ không giết tôi - ý nghĩ sẽ không giết được. Vậy, hãy đi cùng nó, và xem điều gì xảy ra tiếp theo. Hãy giáp mặt nó. Và khi bạn vượt qua nó, bạn sẽ lại có một trạng thái tốt hơn.

Người hỏi: Làm thế nào để đến bước tiếp theo?

Daaji: Hãy thưởng thức khoảnh khắc hiện tại. Hãy quên tương lai đi. Ngài sẽ đẩy bạn đi. Đó là công việc của Master. Hãy tận hưởng dù bạn ở bất cứ đâu. Ví dụ, khi bạn ở điểm 12, bạn cảm thấy như một trẻ thơ. Bạn không cảm thấy giống như thực hiện thứ gì đó tâm linh, bởi vì cái tôi của bạn được chinh phục hoàn toàn và rất thuần khiết vì thế không có động lực trong trái tim bạn đi xa hơn. Bạn mãn nguyện với mọi thứ mà Thượng đế ban tặng. Bạn cảm thấy rất chân phương, và như thể bạn là một với Thiên nhiên. Bạn cảm thấy rằng mình đã có được mọi thứ. Không còn ham muốn để đạt được bất cứ thứ gì.

Nhưng khi Master thấy bạn như thế, ông sẽ đảm bảo rằng ông mang theo bạn bằng ý chí và đưa bạn đến điểm 13, bởi vì bạn không có ham muốn đi đến đó. Ông đảm bảo rằng bạn đến đó. Nhưng nếu bạn nói rằng bạn phải đến đó, thì bạn đang vội vã, và điều đó sẽ không xảy ra.

Chúng ta không thể tiến bộ với cái tôi. Khi không có cái tôi, chúng ta không muốn tiến bộ. Vì vậy Master vĩ đại thấy ​​rằng chúng ta trở nên hoàn toàn thuần khiết, không ham muốn, và sự tiến bộ của chúng ta trở thành vấn đề của ông.

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi nỗi sợ cái chết và nỗi sợ mất ai đó?

Daaji: Toàn bộ điều này là một bài học trong cuộc sống. Hãy tưởng tượng nếu không có cái chết; cuộc sống sẽ khô cằn biết mấy. Không có cái chết, sẽ không có sự khởi đầu mới. Hoặc là chúng ta trở lại được trang bị tốt hơn cho một đời sống mới ở đây, hoặc là chúng ta bước vào một cõi giới mới và tiến bộ từ đó tới một mức độ khác của ý thức. Cuộc sống không bao là không thay đổi. Chúng ta được sinh ra bởi vì chúng ta đã chết vào một lúc nào đó. Linh hồn đã ở đó bây giờ được tái sinh. Thật là một sự mất mát khi chúng ta chết, và gia đình chúng ta đã phải khóc lóc thảm thiết, nhưng khi chúng ta được sinh ra một lần nữa, gia đình mới của chúng ta hạnh phúc và điều này cứ tiếp tục như thế. Cái chết là không thể tránh được, và khi chúng ta biết đó là một thực tế của cuộc sống, rằng dù sao chăng nữa cái chết sẽ đến, chúng ta trở nên tỉnh thức hơn và được chuẩn bị tốt hơn.

Khi thời điểm đó đến và chúng ta đón nhận, đó sẽ là một sự ra đi đẹp đẽ. Chúng ta sẽ chết với cái biết trọn vẹn. Chúng ta nói rằng khi chết, chúng ta đi gặp Thượng đế, vậy tại sao lại sợ gặp Thượng đế?

Vì vậy, tốt nhất là tạo ra một môi trường mang lại cho chúng ta sự hỗ trợ cảm xúc và phẩm hạn. Thời gian sẽ giải quyết vấn đề đó. Tôi có khóc cha tôi khi ông qua đời vào năm 1993 không? Có, tôi vẫn khóc ông. Tôi nhớ ông. Đó là một phần của cuộc sống. Nhưng tôi có nên nói, “Cha không nên chết không?” Điều đó nằm trong tay Thượng đế.

Thiền dạy chúng ta làm thế nào để chết một cách hoàn hảo. Đôi lúc, khi thiền, chúng ta hoàn toàn mất nhận thức. Đối với tôi, nó giống như cái chết - một cái chết nho nhỏ, một sự thoáng qua về nó. Bạn có thể đọc một chương trong cuốn Truth Eternal của Lalaji về sự sáng tạo và phá hủy bởi âm thanh. Điều gì xảy ra vào lúc chết? Tôi đã cố gắng tái hiện hiện tượng đó. Năng lượng đưa từ luân xa mulhadar lên trên. Đó là yếu tố Đất, sau đó tan vào yếu tố nước, và sau đó hòa tiếp vào yếu tố lửa do đó cơ thể trở nên nóng. Bạn có thể cảm thấy nó theo nghĩa đen - trong vài giây mọi thứ thay đổi. Khi nó đi tới yếu tố khí ở luân xa họng, toàn cơ thể rung động.

Sau đó khi linh hồn rút khỏi phần còn lại của cơ thể, mắt trợn lên và toàn bộ cơ thể phía dưới không còn sinh khí. Một chút năng lượng vẫn còn lại để sau đó hòa vào cái Tối thượng. Khi linh hồn được giải phóng thoát ra, nó đi ra từ brahmarandra, chồng lên điểm 12.

Khi bạn biến mất trong thiền, bạn đi đâu? Chúng ta không biết. Ai nói rằng bạn biến mất? Ai đó ở bên trong bạn đang nói với bạn rằng bạn biến mất. Trong một số buổi thiền bạn đắm chìm sâu, suy nghĩ đến rồi đi. Tâm trí bạn đang quan sát những thứ này. Nhưng đôi khi không có suy nghĩ - không có gì đến, không có gì đi, và bạn không cảm thấy bất cứ gì; dòng truyền đến, dòng truyền đi, và bạn không cảm thấy bất cứ gì - bạn biến mất hoàn toàn, và bạn không có ý nghĩ về việc bạn biến mất hoàn toàn. Chỉ khi buổi thiền kết thúc và dòng truyền dừng lại bạn mới trở lại và nhận ra rằng đó là một trải nghiệm đẹp.

Lúc này, ai là người nói đó là một trải nghiệm đẹp? Vào lúc khác, bạn biến mất và có thứ gì đó bên trong nói rằng bạn biến mất. Đó là linh hồn của chúng ta vẫn đang quan sát. Khi linh hồn biến mất, đắm chìm hoàn toàn, đó là một trạng thái khác.

Tất cả những trạng thái này đều được viết trong những thánh điển ở Ấn Độ, nhưng không ai trải nghiệm chúng ngoại trừ trong Sahaj Marg. Điều đó là có thể duy nhất bởi dòng truyền. Không có dòng truyền, là không thể để người bình thường như chúng ta trải nghiệm những trạng thái cao như thế.

Chúng ta càng phục tùng, càng quy thuận - "Hỡi Thượng đế của con, con để điều này cho Ngài quyết định" - sự cải thiện càng nhiều hơn trong cuộc sống. Không phải là chúng ta chỉ trở thành một nhân chứng đơn thuần, bởi vì chúng ta phải làm mọi thứ, nhưng khi chúng ta quy thuận và dâng lên Thượng đế, "Xin được thuận theo ý ngài", khi đó mọi thứ trong cuộc sống thay đổiChúng ta ít phức tạp hơn. Đó là thứ Babuji gọi "hành lý gọn nhẹ". Ngài muốn chúng ta đưa tất cả hành lý của chúng ta cho Ngài.