7 tháng 7, 2019

Dhyana và Samadhi: Quá trình khai sáng và sự siêu vượt

Dhyana, thường được dịch là thiền, là phần quan trọng nhất trong Ashtanga Yoga của Patanjali, và thông qua hành trình tâm linh bên trong, nó dẫn chúng ta đến Samadhi, trạng thái ban sơ. Trong bài viết này, DAAJI chú trọng vào thực hành thiền và cách nó dẫn chúng ta bước vào Samadhi.

Thiền là trạng thái thức tỉnh mãnh liệt bên trong.
—The Upanishads

Có hai hình tượng phổ biến mà chúng ta thường thấy ở những người hành thiền. Đầu tiên là một người ngồi thẳng với một trong những tư thế ngồi khoanh chân truyền thống, tập trung, quan sát dòng suy nghĩ và rất tỉnh táo.

Thứ hai là một người trong trạng thái chìm vào Samadhi, vô thức với mọi thứ xung quanh, đôi khi trong trạng thái giống như đá. Tương tự, họ luôn ngồi với một trong những tư thế khoanh chân truyền thống nhưng đầu thường ngả về phía trước, thậm chí đôi khi gần chạm đất.

Đây dường như là những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau về thiền - một người hoàn toàn ý thức và nhận thức, còn người kia hoàn toàn vô thức và chìm vào thứ gì đó tương tự giấc ngủ sâu. Thực ra, đây là những giai đoạn khác nhau của quá trình thiền, và cần được hiểu trong bối cảnh ý thức tổng thể. Điều gì thực sự xảy ra với ý thức của chúng ta trong khi thiền? Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một vài yếu tố chúng ta sẽ khám phá ở đây.

Một trong những yếu tố đó là sự chuẩn bị. Bạn chuẩn bị cho thiền như thế nào? Trong bài viết trước của loạt bài này, chúng ta đã thảo luận về tầm quan trọng của sự chuẩn bị vào đêm hôm trước cho thiền buổi sáng. Bây giờ, hãy nhìn vào thiền buổi sáng chi tiết hơn. Điều quan trọng đầu tiên là sự ổn định về thể chất, đến chỗ thiền đã chọn, tìm một tư thế thoải mái, thư giãn cơ thể và ngồi yên lặng. Patanjali đã khuyên thư giãn là điều kiện tiên quyết để thiền (Dhyana), bởi vì nếu cơ thể không thư giãn thì sự chú ý của bạn sẽ chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, vì bạn cố gắng để được dễ chịu. Để thiền tốt, bạn cần nhẹ nhàng nhắm mắt lại và thụ động để mọi thứ bộc lộ. Không nỗ lực và một tư thế ổn định, thoải mái chuẩn bị cho bạn bước vào thiền, bởi vì bạn đã tạo ra trường năng lượng này. Nếu bạn không chuẩn bị trước theo cách này, nếu bạn vội vã hoặc rối loạn, thì hiệu quả của thiền sẽ thế nào đây? Vì vậy, điều đầu tiên là ngồi ổn định.

Tiếp theo là gì? Bước đầu tiên trong thiền thường được định nghĩa là suy nghĩ liên tục về một đối tượng, vì vậy thông thường bạn bắt đầu bằng việc nhẹ nhàng tập trung vào đối tượng của thiền. Đây thực sự là phần trong Ashtanga Yoga mà chúng ta gọi là Dharana - tập trung sự chú ý, nắm giữ và nuôi dưỡng một ý nghĩ. Bất cứ gới ý nào bạn đưa ra trong thiền đều trở thành mục tiêu của bạn, mục đích của bạn đối với thiền và nó xác định thứ bạn sẽ trở thành.

Nhưng chúng ta thường bị mắc kẹt với định nghĩa về thiền và đánh mất mục đích thực sự của thiền. Trong Yoga, thiền là quá trình khai sáng, ở đó bản chất thực sự của đối tượng chúng ta thiền dần dần được bộc lộ. Sự khai sáng đó đến không phải thông qua ý nghĩ mà là cảm nhận. Trong thiền, chúng ta chuyển từ ý nghĩ đến cảm nhận; từ ý nghĩ về Đấng Thiêng liêng đến cảm nhận về sự Hiện diện Thiêng liêng và cuối cùng trở thành một với sự Hiện diện đó. Nó là hành trình đi từ sự phức tạp của tâm trí tới sự giản đơn của trái tim và thông qua trái tim đến Trung tâm sự tồn tại của chúng ta.

PHỔ Ý THỨC

Cuộc hành trình này đưa chúng ta đi từ cấp độ bề mặt của ý thức hữu hạn tới các cấp độ sâu hơn, ở đó chúng ta tỉnh thức và ngày càng trải nghiệm toàn bộ phổ siêu thức - ý thức - tiềm thức một cách sâu sắc hơn. Vì vậy chúng ta có những trải nghiệm khác nhau trên đường đi. Có lúc chúng ta rất tỉnh táo và nhận biết trong suốt buổi thiền, trong sự tĩnh lặng hoặc đôi khi tâm trí hỗn loạn với những ý nghĩ, cảm xúc, mong muốn, ham muốn và các mối quan tâm. Có lúc khác, chúng ta siêu vượt ý thức bước vào trạng thái sushupti giống như giấc ngủ sâu, khi đó chúng ta dường như hoàn toàn vô thức về những gì đang diễn ra, bởi vì chúng ta được đưa đến những cảnh vực nằm ngoài nhận thức có ý thức. Cũng có những trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, ở đó tiềm thức của chúng ta rất năng động. Tiếp đó, có trạng thái mở rộng tột đỉnh, ở đó ý thức phủ toàn bộ phổ từ hoàn toàn chìm đắm tới hoàn toàn tỉnh táo.

Và hành trình không phải là tuyến tính - không phải là ban đầu chúng ta bất an và sau đó chúng ta đắm chìm hoặc tĩnh lặng. Thực ra, ở mỗi giai đoạn hoặc mỗi điểm (luân xa) trên hành trình, chúng ta sẽ cảm thấy một chút xáo trộn kèm theo sự thay đổi khi chúng ta bước vào một vùng đất mới, và rồi dần dần chúng ta có thể chìm sâu một cách vô thức cho đến khi ý thức của chúng ta ổn định ở vùng đất mới và trở nên đủ quen thuộc để cảm thấy thoải mái ở đó. Cuối cùng, chúng ta sẽ ‘sở hữu’ vùng đất đó, và chúng ta không còn để ý đến bất cứ điều gì về nó nữa - ý thức của chúng ta bằng cách nào đó đã che phủ vùng đất đó. Đó là thời điểm để chuyển sang điểm (luân xa) kế tiếp. Vì vậy, mối quan hệ qua lại giữa sự ổn định và bất an, giữa Samadhi vô thức và Samadhi có ý thức, sẽ diễn ra theo chu kỳ khi chúng ta hành trình tiến về phía trước và đi vào bên trong.

Tại sao một số người trong chúng ta có thể lặn sâu vào các giai tầng khác nhau của trải nghiệm con người, trong khi những người khác dường như nổi trên bề mặt, bị mắc kẹt với ý nghĩ, cảm xúc và cảm giác về cơ thể, và bị phân tán bởi những thứ diễn ra xung quanh? Chúng ta có thể coi nhóm đầu tiên là sự mở rộng ý thức theo chiều dọc của các giai tầng khác nhau của tồn tại, trong khi nhóm thứ hai là sự mở rộng theo chiều ngang trong cùng một giai tầng của tồn tại. Cả hai đều có vị trí của chúng trong sự tiến hóa của chúng ta, nhưng điều quan trọng là biết được sự khác biệt bởi vì không có sự phát triển theo chiều dọc, chúng ta không thể tiến hóa. Nếu chỉ ở trên bề mặt, chúng ta có thể trở nên sắc sảo khi quan sát ​​ý nghĩ và cm xúc nhưng chúng ta s b mc kt trong mt dải hẹp của ý thức, một phần vụn vặt của hiện hữu bên trong chúng ta.

ĐỐI TƯỢNG THIỀN

Ở đây đối tượng thiền rất quan trọng: Chúng ta muốn trở thành cái gì? Chúng ta đồng hóa với cái gì? Trong các bài trước, chúng ta đã thảo luận nhiều về các thể khác nhau mà chúng ta sở hữu - thể vật chất hay sthool sharir, thể vi tế hay sookshma sharir, còn được gọi là tâm trí, và thể căn hay karan sharir, còn được gọi là linh hồn. Các thể và tâm trí đều là phương tiện cho linh hồn, nguyên nhân sự tồn tại của chúng ta, chủ nhân sự tồn tại của chúng ta. Tâm trí là phần chung giữa thể xác và linh hồn. Trong khi thiền, hoặc bất cứ lúc nào, chúng ta có thể hướng sự chú ý vào đời sống vật chất hoặc vào sự tồn tại của linh hồn, hoặc chúng ta có thể thừa nhận và hòa nhập cả hai, đó là con đường Yoga.

Quan trọng nhất, thông qua thiền, chúng ta trải nghiệm vị thầy bên trong ẩn đằng sau các phương tiện. Chúng ta trực nhận rằng mình không chỉ là phương tiện của cơ thể và tâm trí, mà còn là người sử dụng các phương tiện đó. Pranahuti hay Dòng truyền nguyên khí làm cho trải nghiệm này trở nên dễ dàng và khi điều đó xảy ra thì thiền của chúng ta bay vút lên. Vị thầy bên trong hiện hữu trong nhân chứng. Cơ thể và tâm trí ở đúng vị trí tự nhiên của chúng, để chúng ta có thể đồng nhất với vị thầy bên trong, với Thực tại, với nguyên nhân sự tồn tại của chúng ta.

Nó giống như một nghệ sĩ dương cầm sử dụng các phím đàn, dây đàn và bàn đạp để chơi nhạc, nhưng rõ ràng cô ấy không phải là một trong những thứ ấy - chúng là những phương tiện để cô ấy tạo ra âm nhạc. Thực hành thiền thường xuyên cho phép chúng ta hiểu được sự khác biệt này, khi ý thức của chúng ta quan sát tâm trí trong khi thiền.

BA THỂ

Ảnh hưởng của điều này thật đáng kinh ngạc. Chẳng hạn, một khi chúng ta đồng hóa bản thân với ý thức và linh hồn, nhận thức của chúng ta về cái chết thay đổi. Linh hồn có chết không? Ý thức có chết không? Chỉ có cơ thể và các phần của tâm trí kết nối trực tiếp với cơ thể, như các giác quan và các kênh năng lượng chết đi. Khi chúng ta rời bỏ thể xác, nó giống như bỏ đi một bộ đồ không còn mặc vừa nữa. Hầu hết các phần của thể vi tế tiếp tục đồng hành cùng linh hồn, và đây là những chức năng mà chúng ta gọi là manas (tâm), buddhi (trí năng) và ahankar (cái tôi) cùng với chit (ý thức); thực ra, thể vi tế khởi hành cùng linh hồn của chúng ta vào lúc chết. Và một khi chúng ta có ý thức thuần khiết, ahankar (cái tôi) trở nên thuần khiết hoàn toàn. Khi chúng ta chứng kiến ​​cuc sng, cái tôi tan biến, trong khi đó, khi chúng ta bận rộn ‘làm’ trong cõi thế gian, nhìn chung cái tôi mạnh lên. Bí quyết là học cách ‘làm’ mà như thể không làm, và đó cũng là nơi thiền phát huy tác dụng. Khi thiền, chúng ta được ban tặng một trạng thái thiền. Nếu chúng ta có thể mang ý thức của trạng thái đó theo chúng ta suốt cả ngày vào các hoạt động đời thường, nếu chúng ta để trạng thái đó chảy ra từ Trung tâm của sự tồn tại trong chúng ta vào mọi thứ chúng ta làm, khi đó chúng ta học được cách ‘làm’ mà không phải là người làm.

KINH PATANJALI

Patanjali mô tả khái niệm này trong các câu kinh sau:

4.18: Sada jnatah chitta vrittayah tat prabhu purusasya aparinamitvat

Hoạt động của tâm trí luôn luôn được nhận biết bởi ý thức thuần khiết, bởi vì ý thức thuần khiết cao hơn, hỗ trợ và là chủ nhân của tâm trí. Đúng hơn là ý thức hoạt động thông qua tâm trí. Chủ nhân của tâm trí là bất biến.

4.19: Na tat Svabhasam drishyatvat

Tâm trí không thể tự soi sáng, vì nó là đối tượng của kiến ​​thc và nhn thc bởi ý thức thuần khiết.

Tâm trí giống như mặt trăng cần mặt trời để chiếu sáng nó. Trong thiền, khi chúng ta kết nối với Nguồn, ý thức vũ trụ thuần khiết soi sáng tâm trí, và với Dòng truyền nguyên khí, tâm trí được soi sáng rất nhanh. Kết quả là, chúng ta trở nên nhận thức được khi nào mình không chú tâm, và vì vậy chúng ta có thể điều chỉnh và hiệu chỉnh bản thân. Một khi chúng ta chú tâm, vị thầy bên trong ở trong sự công phu và hướng dẫn cuộc sống của chúng ta.

Trong thực hành Heartfulness, ngay từ đầu, chúng ta thiết lập kết nối với vị thầy bên trong để sự chú tâm của chúng ta thẳng tiến tới Trung tâm sự tồn tại bên trong, tới Nguồn. Nó là cùng một Nguồn với Nguồn của vạn vật, còn được gọi là cái Tối thượng, cái Vô tận, cái Tuyệt đối và Thượng đế. Đây là cách chúng ta mang đến sự mở rộng theo chiều dọc của ý thức trong khi thiền - sự chú tâm của chúng ta là ở Trung tâm chứ không phải ở trên bề mặt. Trong khi thiền, chúng ta không quan tâm đến việc phân tích suy nghĩ và phân tích làm thế nào để chúng ta có thể làm tốt hơn những việc trong đời sống hàng ngày; chúng ta giữ điều đó cho lúc khác. Thiền là để lặn sâu hơn, bởi vì tại thời điểm đó chúng ta quan tâm đến ý thức mở rộng, ý thức thuần khiết, ý thức năng động. Vì lý do này, thật khó để viết về các trạng thái thiền, bởi vì ngôn từ mô tả sự vật là của nhị nguyên và chúng ta vượt ra ngoài nhị nguyên của tâm trí, siêu vượt tâm trí, thậm chí siêu vượt ý thức, để đến với cái ẩn đằng sau tất cả những thứ này - cái vượt ra ngoài nhị nguyên.

SAMADHI

Thông qua kết nối bên trong chúng ta có thể lặn sâu vào thiền và hành trình mỗi lúc một xa hơn, trở nên chìm sâu vào các cấp độ khác nhau của Samadhi. Samadhi được hết mực tìm kiếm trong Yoga. Đây là bước thứ tám và là đỉnh cao trong Ashtanga Yoga của Patanjali. Trong các câu kinh, Patanjali mô tả mức độ đầu tiên của Samadhi là ý thức giống như đá, ở đó chúng ta mất nhận thức về những gì đang diễn ra. Đó là bởi vì chúng ta đã đi vào những giai tầng của tâm trí vượt ra ngoài sự nhận thức. Ở trạng thái thứ hai, chúng ta ở trong Samadhi tiềm thức giống như giấc mơ, và ở trạng thái thứ ba, chúng ta nhận thức trọn vẹn và đồng thời đắm chìm, được gọi là Sahaj Samadhi. Trong Heartfulness, chúng ta có thể nhanh chóng trải nghiệm các trạng thái nhẹ hơn, tiến hóa hơn của Samadhi.

Sahaj Samadhi là trạng thái ở đó chúng ta chìm sâu trong thiền, đồng thời ý thức trọn vẹn về mọi thứ đang diễn ra. Trong Yoga Shastras, nó được gọi là trạng thái Turiya hay trạng thái thứ tư. Tất cả mọi thứ đều trong tầm nhìn của chúng ta - chúng ta nhận biết về tiếng ồn bên ngoài, ý nghĩ trong đầu và sự kết nối sâu thẳm nhất với Nguồn bên trong. Tất cả được hòa nhập bên trong chúng ta, để mọi thứ trở thành hiện thân của phần sâu thẳm nhất của sự tồn tại. Ý thức là toàn thể và toàn vẹn.

Chúng ta cũng có thể mang trạng thái này vào đời sống hàng ngày, trong khi bận rộn với những việc khác. Chúng ta có thể đồng thời vừa tập trung vào công việc, vào môi trường xung quanh, xem ti vi, vào những thứ đang diễn ra bên ngoài đồng thời duy trì sự kết nối với tồn tại bên trong. Chúng ta cũng có thể vừa chứng kiến ​​Dòng truyền chảy, và bất cứ ý nghĩ nào xuất hiện, và chúng ta có thể quyết định bước tiếp theo mình nên làm. Chúng ta vẫn thản nhiên với tất cả mọi diễn ra cùng một lúc. Trong Yoga, đây được gọi là trạng thái Turiyatit. Đó là trạng thái mà chúng ta có toàn bộ phổ ý thức với đôi mắt mở. Không cần phải tập trung vào bất cứ thứ gì cụ thể. Thời điểm chúng ta tập trung vào thứ gì đó cụ thể, nó không còn là trạng thái thiền nữa mà là sự tập trung.

KHOA HỌC VỀ THIỀN

Đây không phải là tất cả, mà chỉ là về thiền, bởi vì có một khoa học lớn và triết lý cơ bản đằng sau nó, vì vậy tốt nhất là nghiên cứu nó trên phương diện thực hành. Ram Chandra của Shahjahanpur đã viết:

“Mọi người có thể hỏi tại sao cần phải tiến lên thiền ngay ở giai đoạn đầu tiên của Raja Yoga. Câu trả lời rất rõ ràng và đơn giản. Giờ đây, chúng ta tụ bản thân tại một điểm để tâm trí có thể từ bỏ thói quen đi lang thang của nó. Bằng thực hành này, chúng ta đưa tâm trí đi đúng đường bởi vì lúc này nó thay đổi bản năng thói quen của nó. Khi điều này được hoàn thành, một cách tự nhiên, suy nghĩ của chúng ta không còn đi lạc hướng.

“Thiền là thứ duy nhất có thể đưa bạn tới đích. Không có phương tiện tiếp cận Trung tâm nào khác. Chúng ta đã thấy một ý nghĩ khởi sinh từ Trung tâm tạo ra một vũ trụ bao la như thế nào. Chúng ta có trong mình sức mạnh trung tâm tương tự như thế, tuy nhiên sức mạnh đó bị hủy hoại bởi những việc làm sai trái của chúng ta. Chúng ta sử dụng sức mạnh tương tự, vốn tự động có trong chúng ta. Chúng ta lấy được cùng một sức mạnh đó thông qua thiền. Đây là cách chúng ta tiến lên một cách tự nhiên và bằng sức mạnh của Tự nhiên.

Nguồn: SAMYAMA - PART 3