Đôi khi tôi bị cuốn vào vòng xoáy suy nghĩ trăn trở: Tại sao bi kịch lại xảy ra với những người cao cả, những người tốt như thế?
Đặc biệt, tôi nghĩ về cuộc đời Mẹ Sita từ thiên anh hùng ca Ramayana của Ấn Độ cổ đại. Ramayana là hành trình của người anh hùng huyền thoại, được mô tả bởi Joseph Campbell; một chuyện kể về cái thiện chống lại cái ác, mà cái thiện cuối cùng đã chiến thắng cái ác trong một cuộc chiến vĩ đại. Nhưng đó không phải là một câu chuyện “kết thúc có hậu” theo bất cứ phương diện nào. Sau khi bị bắt cóc bởi quỷ vương Ravana và được giải cứu bởi người chồng quyền quý, Chúa Rama, Mẹ Sita đã bị chồng mình làm nhục trước công chúng và ai biết còn biết bao lần đằng sau cánh cửa đóng kín trong cung điện. Rốt cuộc bà đã bị đày ải vào rừng mà không có chồng, và cuối cùng bị nuốt chửng bởi Mẹ Đất.
Swami Vivekananda đã nói về bà, "Nói rằng
bà trinh bạch là một sự báng bổ. Bà là hiện thân của sự thuần khiết - một nhân cách
đẹp đẽ nhất từng sống trên Trái đất." Trong sử thi, bất chấp những gì xảy ra, bà không bận
tâm đến đau khổ của mình hay sự bất công mà bà phải gánh chịu. Tâm điểm của bà là Chúa. Đó là một câu chuyện bi thương xứng tầm với bất cứ chuyện tình vĩ đại nhất nào của văn học thế giới. Chúa Rama không bao giờ tục huyền, luôn chung thủy
với bà, và kết liễu cuộc đời ngài bằng việc gieo mình xuống sông Sarayu.
Bi kịch này có được dự báo không? Không
ai khác ngoài Saptarishi Vashistha vĩ đại - một trong bảy hiền triết - đã
tiên đoán cuộc hôn nhân của bà với Chúa Rama là một cuộc hôn nhân hoàn hảo.
Theo hiền triết vĩ đại này không có gì trục trặc, vậy mà toàn bộ cuộc đời họ được gói bằng khổ đau đến mức Chúa Rama, một “người biết tuốt",
đã hắt hủi vợ mình rất nhiều lần. Các triết gia đưa ra tất cả các loại lý do và giải thích logic, nhưng không có gì thỏa mãn được trái tim. Câu
hỏi căn bản này vẫn đến với tôi - làm sao có thể xảy ra rằng hiền triết Vashishta sắp đặt một cuộc hôn nhân được cho là hoàn hảo nhưng lại có quá nhiều người
chịu đau khổ, đặc biệt là những nhân vật chính trong thiên anh hùng ca, Chúa Rama và
Mẹ Sita?
Không có ích gì cho đến khi chúng ta
khám phá ra sự hiểu biết rằng Heartfulness đưa ra cho chúng ta số phận và hệ quả những lựa chọn của chúng ta. Và thậm chí khi đó, nhiều thứ thường bị hiểu lầm. Ví dụ, nhiều
người đến với con đường tâm linh và Vị thầy để từ bỏ mọi trách nhiệm về số phận của họ, với hy vọng rằng bằng cách nào đó Vị thầy sẽ vẩy
cây đũa thần và cuộc sống của họ sẽ trở nên bình yên và hòa hợp, và mọi phiền trược của họ biến mất. Những lần khủng hoảng cũng là khi hầu hết mọi
người quay về với Thượng đế, trong tuyệt vọng, với hy vọng rằng bằng cách nào đó
Ngài sẽ chữa lành vết thương của họ. Nhưng đó không phải là những gì cuộc sống
này vận hành. Đó là điểm tận cùng của phổ năng lực và là một hiểu lầm
lớn.
Cuộc sống của chúng ta được dẫn dắt bởi
trái tim, và trái tim liên tục thay đổi giống như thời tiết, dựa trên samskara - dấu ấn, thói quen, thích và không thích mà chúng ta tích lũy trong quá khứ.
Nhưng nếu samskara là tất cả, nếu định mệnh là tất cả, nếu Thượng đế quyết định tương lai của chúng ta,
chúng ta sẽ giống như những người máy đáp ứng một chương trình. Sẽ không cần phải
sinh ra hết lần này đến lần khác, điều đó có lẽ đã chấm dứt trước đó rất lâu.
Hãy nghĩ về điều này: Nếu số phận được ấn định hoàn toàn, thì tại sao chúng ta cần đưa ra những lựa chọn? Và những
lựa chọn chúng ta đưa ra mỗi ngày cũng được quyết định bởi định mệnh sao?
Nếu thế, tại sao chúng ta cần quan tâm đến đạo lý và hậu quả của hành động? Tại sao chúng ta cần từ bỏ ham muốn?
Ham muốn tạo ra vấn đề; trên thực tế
những vấn đề chúng tạo ra cản trở sự tiến hóa của chúng ta. Nhiều trong chúng là từ samskara trong quá khứ, và chúng làm phiền chúng ta. Nhưng còn những ham muốn chúng
ta tạo ra ở môi trường hiện tại thì sao? Chính những ham muốn này can thiệp vào định mệnh của chúng ta.
Chúng ta luôn có tự do lựa chọn. Hãy để
tôi đưa cho bạn một ví dụ: chẳng hạn bạn muốn một chiếc iPhone, ham muốn đó đến từ quá khứ ư? Trước đây không có iPhone để tạo ra samskara trong bạn, vậy ham muốn đó của bạn đến từ đâu? Nó thuộc vào một loại samskara được gọi là 'tính
hám lợi'. Nó có thể là iPhone hoặc một ngôi nhà to hoặc một triệu đô la. Tính
hám lợi này tạo ra nhiều thôi thúc và khuynh hướng khác. Nó lái chúng
ta ra khỏi định mệnh chính của mình.
Trở lại với Ramayana, Chúa Rama có thể có lựa chọn khác không? Ngài có thể làm điều gì đó cho vợ mình không? Ngài đã có thể
tuyên bố: "Ta chấp nhận nàng như nàng là. Ta có sự tin tưởng hoàn toàn vào sự
trinh bạch của nàng," nhưng ngài đã không làm thế. Thay vào đó, ngài đã
bỏ rơi bà và bà bị đày vào rừng lần thứ hai, bởi vì ngài đã bị ảnh hưởng bởi thần
dân của mình, bởi sự phán xét của họ và ý thức về trách nhiệm của ngài đối với
họ.
Ngài đã kiểm chứng sự trinh bạch của Mẹ Sita bằng việc hỏi, "Nàng đã ở cùng Ravana gần một năm. Nàng có thể chứng
minh rằng nàng đã không làm bất cứ điều gì sai trái không?" Tại sao ngài lại hỏi điều
này? Ngài muốn thần dân của ngài thấy và bị thuyết phục rằng vợ vua trong
sạch. Bà không tranh luận, vì bà biết rằng mình trinh bạch. Bà có thể bước vào lửa với sự tự tin, và chứng minh sự thánh thiện và trinh bạch của mình.
Bà cũng có thể hỏi Chúa Rama, "Đức vua yêu dấu, ngài cũng đã xa thiếp trong một năm. Ngài đã làm gì trong rừng một mình?" bà đã có thể không tin tưởng nhưng bà vẫn im lặng. Chúa Rama đã chất
vấn Mẹ Sita công khai bởi ngài cảm thấy sức ép phải làm hài lòng thần
dân của mình. Trong trường hợp này, định mệnh bị thay đổi bởi sự can thiệp của người khác và hậu quả sự lựa chọn của ngài.
Phần trước đó trong thiên anh hùng ca có một ví dụ
khác về sự can thiệp, lần này từ các thành viên trong hoàng tộc, dẫn đến sự lưu
đày lần đầu của Rama và Sita. Cha của Rama, đức vua Dasharatha, có một thê thiếp, người này muốn con trai bà cai trị vương quốc thay vì Rama. Kết quả của sự ảnh hưởng của bà lên đức vua, sự tuân lệnh và ý thức về nghĩa vụ của Rama, cặp
đôi đã bị lưu đày vào rừng nơi Ravana bắt cóc Sita. Một lần nữa chúng ta
có thể hỏi: Chúa Rama có thể lựa chọn khác không?
Một cách tương tự, chúng ta cũng không phải
là những ốc đảo. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi người khác và sự quyết định được đưa ra bởi những người thay
mặt chúng ta. Sự can thiệp như thế làm thay đổi định mệnh. Chúa Rama đã không có định mệnh nghiệt ngã, nhưng người khác đã tạo ra
sự xáo trộn và phần còn lại của thiên anh hùng ca nói về chính điều đó.
Hóa thân thứ hai của Ấn Độ cổ đại, Chúa Krishna, đã cố gắng thay đổi quan niệm của mọi người về bổn phận. Ngài nói,
"Bạn phải thực hiện bổn phận như một vị vua, như được quy
định", nhưng hàng trăm lần trong suốt thiên anh hùng ca vĩ đại Mahabharata, ngài đã nói
với Bhishma, "Ngươi đang làm điều sai trái bằng việc đưa ra lời thề trung
thành với ngai vàng của Hastinapur. Không có thứ giống như lòng trung thành với một
vương quốc. Lòng trung thành của chúng ta là với sự thật, với dharma (pháp). Đứng về lẽ phải." Bhishma không hiểu những
khái niệm này bởi vì ông ấy vẫn sống với những giá trị cũ, với ý thức về lòng
trung thành đối với ngai vàng của Hastinapur.
Chúa Krishna đã đưa ra một khái niệm vĩ đại: ngay cả khi bạn thực hiện một hành động tốt, với ý định rất lễ độ, cao cả, nếu nó được thực hiện với một động cơ nào đó thì nó sẽ chuyển thành một hành động tội lỗi.
Tại sao? Bởi vì nền tảng của nó là ham muốn sự ban thưởng cho việc thực hiện thứ gì đó tốt đẹp. Về khía cạnh này, làm việc tốt vì sự thỏa mãn bản thân, thúc đẩy và kích động cái
tôi, và cái tôi là thủ phạm lớn nhất khiến chúng ta chia rẽ, không chỉ với người khác, mà với chính Cội nguồn.
Hãy tưởng tượng có một đại dương bao là và chúng ta nhúng bình gốm
vào trong nó. Bình gốm sẽ đầy nước nhanh chóng, và nước bên trong và bên
ngoài bình là như nhau. Hãy tưởng tượng những quả bóng bay trên bầu trời - không khí
bên trong và bên ngoài quả bóng, bị chia tách bởi chất dẻo. Chúng ta giống như chiếc
bình gốm và quả bóng đó, với sự tồn tại cá nhân của chúng ta hòa trong sự tồn
tại của vũ trụ. Chúng ta là những cá thể lênh đênh trong sự tồn tại toàn thể,
và chúng ta như thế bởi sự sáng tạo cá nhân hóa của chính mình, mà đã bắt
đầu với sự phân ly đầu tiên.
Chúng ta có thể hợp nhất trở lại với Cội nguồn nguyên thủy như thế nào? Heartfulness đến để giải cứu chúng ta với những phương pháp siêu vượt tất cả những gì chia tách chúng ta, và trao cho chúng ta một mục
đích cao cả hơn đối với cuộc sống, số phận tối thượng của việc hợp nhất trở lại với Cội nguồn.
Đoạn văn sau đây từ Bhagavad
Gita quả thực là dễ đọc: "Bạn chỉ có quyền đối với công việc mà không bao giờ đối với kết quả của nó. Đừng
để kết quả của hành động là động cơ của bạn, và đừng để bạn bị ràng buộc đối với sự không hành động." Chúng ta có thể hiểu khái niệm này, nhưng nó rất khó thực hiện.
Ngay cả với những thứ đơn giản như đến nhà hàng để ăn trưa, chúng ta phải lên kế
hoạch; chúng ta phải quyết định đi bộ hay lái xe, chọn đường đi, và đi đường nào không làm phiền những người xung quanh.
Mục tiêu của các lựa chọn là luôn ở trong tầm ngắm, dù nó là lớn hay nhỏ. Nó luôn ở đó. Làm thế nào tôi có thể không nghĩ về kết
quả trước khi bản thân tôi tham gia vào bất cứ hành động nào? Tại sao tôi không
nghĩ về mục tiêu cao cả hơn trước khi cố gắng thiền? Chúng ta thực hành
Heartfulness với mục tiêu cao cả hơn này trong tâm trí. Mục tiêu này chẳng phải là
kết quả của hàng động sao? Chúng ta không quên kết quả -
chúng ta giữ mục tiêu trong tâm trí, và dẫn dắt một lối sống phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Bất cứ thứ gì thấp hơn và chúng ta thất bại. Cùng một nguyên tắc
như thế cho một vận động viên, một phi hành gia hay một người tìm kiếm tâm
linh.
Kết quả của thiền và thay đổi lối sống là sự hợp nhất với nguyên lý tối thượng - là một với trạng thái Tối thượng. Điều
đó chỉ có thể khi giọt nước hòa vào đại dương, và làm thế nào để nước trong bình gốm hòa vào đại
dương? Khi cái bình vỡ.
Bình gốm bên trong chúng ta liên hệ đến ý
thức. Không có thực thể đặc biệt nào được gọi là cái tôi mà chúng ta có
thể định vị và nói, "Cái tôi là đây." Cái tôi liên hệ rất nhiều đến ý thức. Nếu mặt trời và các vì sao khác không có trên bầu trời, điều gì sẽ xảy
ra? Hãy tưởng tượng màu của không gian trước sự sáng tạo; hoàn toàn là bóng tối,
không có ánh sáng. Kinh Vedas và Upanishads ca ngợi ánh sáng rất nhiều, và điều đó chỉ
có lợi khi chúng ta hiểu ánh sáng như kiến thức, ánh sáng như Thực tại, ánh sáng như sự hiểu biết, ánh sáng như một chức năng của ý thức.
Kiến thức
và sự hiểu biết không phải là tuyệt đối - chúng đến trong các giai đoạn của giác
ngộ, khi chúng ta tiếp tục trên hành trình bên trong hướng tới một số phận cao cả hơn.
Khi chúng ta thiền lần đầu tiên, sự thống nhất chúng ta cảm thấy là một trải
nghiệm nào đó. Chúng ta cảm thấy bình an, nhưng bình an lúc ban đầu khác với sự
bình an chúng ta cảm thấy khi bước vào Vùng Vũ trụ, hay sự bình an chúng ta
cảm thấy ở luân xa 12. Ở luân xa 2 của Vùng Trái tim, sự bình an chúng ta cảm thấy
rất mãnh liệt, nhưng bình an chúng ta cảm thấy ở luân xa 12 thì siêu phàm và
rất khác. Không có sự mâu thuẫn trong nó, không có sự đối nghịch với nó. Trong Vùng Trái tim, từ luân 1 đến 5, tất cả các cặp nhị nguyên và các mặt đối lập vẫn còn.
Khi chúng ta di chuyển vào Vùng Vũ trụ, có sự thống nhất của một trật tự khác, và đôi khi sau khi vượt qua luân xa 8, chúng ta có thể thực sự trân quý ý nghĩa của bramacharya.
Brahmacharya
là gì? Một người an trú trong Brahman mọi lúc. Nó không liên quan gì đến cuộc sống cô độc. Chúng ta siêu vượt, bằng việc thống nhất tính hai mặt của
dòng chảy nam tính và nữ tính bên trong, cực dương và cực âm bên trong. Tất cả
mọi thứ lắng xuống và chúng ta tìm thấy sự thống nhất tuyệt đối bên trong, mặc
dù có thể có rất nhiều sự mâu thuẫn xung quanh chúng ta. Như vậy trạng thái brahmacharya tìm thấy ý nghĩa thật sự của
nó khi chúng ta bắt đầu an trú trong Vùng Vũ trụ, Brahmanda Mandal.
Thăng hoa cái tôi làm tan biến mọi rào cản để chúng ta có thể trở thành một với vạn vật. Chúng ta trở thành
một thực thể lành mạnh, không còn ủng hộ phe này hay phe kia, không còn bị ảnh
hưởng bởi thích và không thích, và không còn chịu sự lôi kéo hấp dẫn của Vùng Trái tim.
Ước mơ của chúng ta là mang đến sự thống nhất như thế, sự hợp nhất như thế, mặc dù chúng ta là những
cá nhân riêng biệt, để chúng ta hòa vào nhau, ít nhất là với sự hòa hợp và tôn
trọng lẫn nhau. Và với sự hòa hợp này, với sự hợp nhất này, chúng ta sẽ kích hoạt một xã hội mới.
Có rất nhiều bài nói chuyện về sự đột biến, vì sự đột biến là con đường tiến hóa nhanh nhất. Bất kể mẫu di truyền chúng ta thừa
hưởng từ cha mẹ bị ấn định - ấn định như định mệnh của chúng ta. Nhưng
chúng ta có tự do lựa chọn để thay đổi định mệnh của mình, và tương tự, chúng ta
cũng có thể thay đổi mẫu di truyền của mình. Ví dụ, khi chúng ta tức giận, suy nghĩ trở nên thất thường. Điều gì xảy ra với nhịp tim của chúng
ta? Điều gì xảy ra với huyết áp của chúng ta? Tất cả điều này tác động đến tâm
trí. Tâm trí không phải là một nhân chứng trung lập đối với những gì xảy ra bên
trong; ngay cả cấu trúc vật lý của não bộ cũng bị ảnh hưởng.
Điều gì xảy ra khi chúng ta sợ hãi, chán nản hoặc
lo lắng? Điều gì xảy ra khi chúng ta hạnh phúc, vui vẻ và bình an bên trong? Điều gì xảy
ra với bào thai bên trong một người mẹ có lòng tôn kính, hiểu biết, trí tuệ,
bình an và từ bi? Các chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng thúc đẩy sự an vui, vì vậy hãy tưởng tượng những ảnh hưởng lâu dài các bà mẹ có thể có, họ không chỉ chuyển mã di truyền cho đứa con, mà còn chuyển cả ý nghĩ và hành
vi của họ. Đây được gọi là khoa học biểu sinh. Những ảnh hưởng từ suy nghĩ của người mẹ, suy nghĩ của người cha, hành vi của họ, hoàn cảnh môi
trường và truyền hình có thể thay đổi mọi thứ.
Đó là lý do tại sao truyền thống ở Ấn Độ luôn gửi phụ nữ mang thai về nhà bố mẹ đẻ của cô ấy. Cô ấy hạnh phúc
hơn ở đó, và không phải làm việc nặng nhọc trên cánh đồng. Cô ấy có thể có thời gian
sáng tạo, thời gian chất lượng cho đứa trẻ đang lớn lên bên trong mình và hạ sinh đứa trẻ trong một môi trường thân thuộc, thoải mái và yêu thương. Các bậc tiền bối của chúng ta khôn ngoan và khoa học, nhưng họ đã làm thành một quy
tắc để mọi người theo, và điều này trở thành một nghi lễ tôn giáo. Đây là cách mà hầu hết các nghi lễ xuất hiện.
Mặc dù các mẫu di truyền từ cha mẹ là ấn định,
môi trường đóng vai trò chính trong sự phát triển của bào thai.
Những thứ bên ngoài làm thay đổi mẫu biểu sinh. Tương tự, mặc dù số phận, định mệnh, samskara
của chúng ta có thể bị ấn định, chúng cũng có thể được thay đổi. Điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta linh động như thế nào. Chúng ta có tự do để lựa chọn. Và thứ gì mang đến
sự linh động này? Một tâm trí và trái tim thoát khỏi sự hóa đá của samskara quá khứ.
Nếu bạn muốn số phận của mình là sự thống nhất, bước đầu tiên là chân thật. Đó là một lựa chọn bạn có thể thực hiện. Bất cứ
thứ gì bạn có trong trái tim, hãy nhận ra nó, trở nên nhận biết về nó. Đây là một thực hành đơn giản để bắt đầu, và bạn sẽ sớm thấy rằng chân thật giúp
chúng ta tiến hóa nhanh như thế nào.
Và nếu bạn thích thiền, hãy mở rộng khả năng mà thiền có thể mang lại bằng việc ghi nhớ 5 nguyên âm - a, e, i, o, u. Đầu tiên có được trạng
thái thông qua thiền. Sau đó nắm giữ nó, làm giàu nó, mang đến sự sống cho nó bằng
việc nhớ lặp đi lặp lại; làm cho nó sinh sôi. Sau đó hấp thu nó trong mỗi
tế bào và cuối cùng trong trái tim bạn. Và rồi mang đến sự thống nhất; sự hợp nhất
với người trao tặng nó cho chúng ta. Điều đó rất đơn giản:
Với mỗi buổi thiền,
với mỗi trạng thái chúng ta có được (acquire),chúng ta phải có khả năng làm sinh sôi nó (enliven),hấp thu (imbibe) nóvà sau đó là một (one) với nó,hợp nhất (unite) với nó.
Sự thống nhất bên trong chúng ta sẽ tạo ra toàn bộ sự
thống nhất xung quanh, cũng giống như thế giới chỉ có thể bình an nếu từng người chúng ta bình an. Thế giới có thể ở trong tình trạng bất ổn, nhưng khi
mỗi người trong chúng ta bình an thì tốt hơn rất nhiều. Và khi có nhiều người
trong chúng ta bình an, sẽ có hòa bình thế giới. Chỉ cần chúng ta thay đổi
chính mình là đủ - điều đó còn hơn cả đủ. Nếu cố gắng thay đổi thế giới chúng ta
sẽ thất bại. Phong trào Heartfulness không phải là để thay đổi thế giới, mà thế giới
sẽ thay đổi khi mọi người nâng niu thiền.