Quá trình chính quy được tuân thủ theo hệ thống (Sahaj Marg) là thiền ở trái tim, nghĩ về sự hiện diện của ánh sáng Thần thánh ở đó. Đó là một quá trình đơn giản, nhưng đôi khi, trong các trường hợp cá biệt, do sự phức tạp của suy nghĩ, rắc rối nảy sinh tước đi toàn bộ lợi thế của abhyasi. Đối với mục đích cụ thể này, nỗ lực xóa bỏ một số điểm kỹ thuật của quá trình thường bị hiểu nhầm.
Sai lầm tiếp theo, đôi khi khiến abhyasi bối rối, như anh
ta thường phàn nàn, là anh ta không thể nhìn thấy ánh sáng hoặc không thể nắm bắt
được vị trí chính xác của trái tim. Đây là lỗi của sự hiểu biết. Việc hình dung thực tế
về ánh sáng chỉ là một ý tưởng mờ nhạt dưới hình thức giả định đơn thuần, chứ
không cần thiết cho mục đích. Người khao khát sau khi hình dung ra ánh sáng có
nghĩa là khoác cho nó hình dạng vật chất, chắc chắn chỉ là kết quả thuộc về trí
tưởng tượng của anh ta. Vì vậy, thứ được nhìn thấy chỉ là nhân tạo chứ không phải
là thật. Hơn nữa, ánh sáng không phải là mục tiêu của chúng ta. Chúng ta chỉ lấy
ánh sáng làm cơ sở để suy nghĩ tựa vào, để nó đến với Chủ nhân của Ánh sáng Đích
thực hay sự hào quang. Theo cách này, chúng ta đi từ phẩm tính tới thực chất, từ
biểu kiến tới Chân thực. Việc chúng ta có nhìn thấy ánh sáng hay không là hoàn
toàn không quan trọng. Hướng đi thích hợp sẽ là nhẹ nhàng chuyển sự chú ý về
phía trái tim và hình dung sự hiện diện của Ánh sáng Thần thánh ở đó. Mọi nỗ lực
xác định vị trí của trái tim hoặc hình dung ra ánh sáng phải được tránh. Nhận
thức trong khi thiền chỉ tồn tại chừng nào suy nghĩ của chúng ta vẫn còn tiếp
xúc với bình diện vật lý của tâm trí. Nhưng khi đi sâu hơn vào các tầng vi tế
hơn của ý thức, nhận thức vật lý sẽ biến mất mặc dù thiền định im lặng diễn ra một
cách vô thức trong tiềm thức. Điều duy nhất cần làm trong những trường hợp này
là nhẹ nhàng quay trở lại đối tượng thiền bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy mình
bị cuốn theo suy nghĩ và chúng ta nên đi vào thiền trở lại mà không phải lo lắng
về sự không tỉnh thức trước đó.
Một lỗi khác, có lẽ là nghiêm trọng nhất, liên quan đến
sự dồn lên khác thường của suy nghĩ trong khi thiền. Đây là điều khó
chịu nhất đối với abhyasi, mặc dù trên thực tế, sẽ không như vậy nếu nó được xử
lý đúng cách. Dòng suy nghĩ không ngừng nghỉ không chỉ có trong lúc thiền
mà còn tiếp tục trong từng khoảnh khắc. Nhưng nó được cảm nhận sâu sắc hơn
trong khi thiền bởi vì lúc đó chúng ta cố gắng làm cho bản thân trống rỗng khỏi mọi suy nghĩ và ý tưởng. Có một kho suy nghĩ khổng lồ nằm chôn vùi trong các tầng ý thức sâu hơn. Do tác dụng của thiền, một khoảng trống được tạo ra trong phần
tâm trí có ý thức, suy nghĩ bị chôn vùi sẽ trỗi dậy và buộc chúng đi vào khoảng
trống đó gây ảnh hưởng đến phần ý thức thô hơn của chúng ta ở một mức độ
nào đó. Một tâm trí không được điều ngự bắt đầu chuyển động theo suy nghĩ tạo
ra đủ mọi rắc rối và hỗn loạn. Trên thực tế, không phải là sự dồn lên của suy
nghĩ gây khó chịu cho abhyasi mà chính việc anh ta quá chú ý đến chúng đã đưa
anh ta vào cuộc đấu tranh trực diện. Phản ứng của chúng ta khiến suy nghĩ trở nên
mạnh mẽ hơn và sự rắc rối tăng lên. Thực ra, sự kiểm soát tâm
trí không phù hợp với mục đích của chúng ta mà sự nhào nặn đúng đắn và điều chỉnh
hợp lý các hoạt động của tâm trí mới là phù hợp. Điều này có thể được thực hiện không phải bằng cách trấn áp mà bằng cách loại bỏ cái bất thiện thông qua quá trình thanh lọc. Đây là cách hiệu quả duy nhất để biến đổi con
người. Đối với mục đích tâm linh, điều cần thiết là làm cho bản
thân thoát khỏi suy nghĩ càng xa càng tốt, nhưng điều đó không bao giờ có thể
thực hiện được bằng cách trấn áp, mà chỉ có thải độc tâm trí mới có thể
ngăn chặn được việc tạo thành suy nghĩ. Sự dồn lên của suy nghĩ bị chôn vùi giúp làm
kiệt quệ kho chứa suy nghĩ, bằng cách đó ảnh hưởng đến bhoga (trải nghiệm phải đi qua trong cuộc sống) của chúng ta. Dần dần,
abhyasi trở nên thoát khỏi suy nghĩ và đạt được trạng thái hòa hợp. Hồ ý thức của anh ta không còn gợn sóng và sự bình yên hoàn hảo bắt đầu chiếm ưu thế
trong anh ta.
Shri Ram Chandraji of Shahjahanpur (Babuji Maharaj)
Letters of the Master, Vol. III, pp. 365-367
Nguồn: https://www.sahajmarg.org/web/guest/resources/clarifications/errors-in-meditation