22 tháng 12, 2021

Biết rít lên khi cần

Sau satsangh 14/11/2021, Daaji thuật lại câu chuyện được Ramakrishna Paramahamsa chia sẻ trong bối cảnh tự vệ (về chủ đề Khoan dung). Dưới đây là câu chuyện từ tác phẩm của Shri Ramakrishna:

Trên đồng cỏ nơi những cậu bé chăn bò có một con rắn độc khủng khiếp sinh sống. Mọi người đều cảnh giác vì sợ con rắn. Ngày nọ, một brahmachari (người tuyệt dục) đi dọc theo đồng cỏ. Các cậu bé chạy đến và nói: "Thưa ngài tôn kính, xin đừng đi theo đường đó. Ở đó có một con rắn độc sinh sống". "Gì thế, các cháu ngoan?" - Brahmachari nói: "Ta không sợ con rắn đó. Ta biết một số câu thần chú". Nói rồi, ông tiếp tục đi dọc theo đồng cỏ. Nhưng các chú bé chăn bò sợ nên đã không dám đi cùng ông. Trong khi đó, con rắn với chiếc mũ trùm kín mít trườn nhanh về phía ông. Khi nó vừa đến gần, ông liền niệm một câu thần chú, và con rắn nằm dưới chân ông ấy như một con giun đất. Brahmachari nói: "Hãy nhìn đây. Tại sao ngươi lại đi làm hại? Hãy đến đây, ta sẽ ban cho ngươi một thánh ngữ. Bằng việc lặp lại từ đó, ngươi sẽ học được cách yêu Thượng đế. Cuối cùng ngươi sẽ nhận ra Ngài và cũng thoát khỏi bản chất hung bạo của mình". Khi nói đến đây, ông đã dạy con rắn một thánh ngữ và khai tâm cho nó vào đời sống tâm linh. Con rắn cung kính trước vị thầy và nói: "Thưa thầy tôn kính, con sẽ thực hiện giới luật như thế nào?" “Hãy lặp lại lời thiêng đó”, - vị thầy nói: “và đừng làm hại ai cả”. Khi chuẩn bị lên đường, brahmachari nói: "Ta sẽ gặp lại ngươi".

Vài ngày trôi qua, các cậu bé chăn bò nhận thấy rằng con rắn không cắn người. Chúng ném đá vào nó. Tuy nhiên, con rắn không hề tỏ ra tức giận; nó cư xử như thể nó là một con giun đất. Ngày nọ, một trong các cậu bé đến gần con rắn, tóm lấy đuôi nó, và quay nó vù vù, quật nó xuống đất nhiều lần và ném nó đi. Con rắn hộc máu mồm và bất tỉnh. Nó choáng váng. Nó không thể di chuyển. Nghĩ rằng con rắn đã chết, các cậu bé bỏ đi. Mãi đến khuya con rắn mới tỉnh lại. Chậm chạp và vô cùng chật vật, con vật chui vào hang của nó; xương của nó bị gãy và hầu như không thể cử động được. Nhiều ngày trôi qua. Con rắn chỉ còn bộ da bọc xương. Thỉnh thoảng, vào ban đêm, nó bò ra khỏi hang để tìm thức ăn. Vì sợ bọn trẻ, nó không dám rời hang vào ban ngày. Kể từ khi nhận được thánh ngữ từ vị thầy, con rắn đã từ bỏ việc làm hại người khác. Nó sống bằng bùn đất, lá cây hoặc quả rụng.

Khoảng một năm sau, brahmachari quay trở lại và hỏi thăm con rắn. Những cậu bé chăn bò nói với ông rằng con rắn đã chết. Nhưng ông không thể tin chúng. Ông biết rằng con rắn chưa thể chết trước khi chứng ngộ thánh ngữ mà nó đã được khai đạo. Ông tìm đường đến nơi ở của con rắn và tìm kiếm nó, gọi nó bằng cái tên mà ông đã đặt cho nó. Nghe thấy giọng nói của Guru, con rắn chui ra khỏi hang và cúi đầu trước ông với sự tôn kính lớn lao. "Ngươi có khỏe không?" - brahmachari hỏi. "Con khỏe, thưa thầy", - con rắn đáp. "Nhưng", - vị thầy hỏi: "sao ngươi gầy thế?"

Con rắn trả lời: “Thưa thầy tôn kính, thầy đã ra lệnh cho con không được làm hại bất kỳ ai. Vì vậy, con đã sống bằng lá cây và hoa quả. Có lẽ ăn những thứ đó đã khiến con gầy đi”.

Con rắn đã phát triển phẩm tính Sattva (thanh tịnh); nó không thể tức giận với bất cứ ai. Nó quên béng rằng những cậu bé chăn bò đã suýt giết chết nó.

Brahmachari nói: "Không thể chỉ vì thiếu thực phẩm mà khiến ngươi rơi vào tình trạng như thế này được. Phải có một số lý do khác. Hãy nghĩ lại xem". Sau đó, con rắn nhớ lại rằng các cậu bé đã quật nó xuống đất. Nó nói: "Vâng, thưa thầy tôn kính, bây giờ con đã nhớ ra. Ngày trước, các cậu bé đã quật con xuống đất dữ dội. Rốt cuộc, họ không biết gì. Họ không nhận ra sự thay đổi lớn nào đã xảy ra trong con. Làm sao họ có thể biết con sẽ không cắn hay làm hại bất cứ ai?"

Brahmachari kêu lên: "Thật xấu hổ! Ngươi đúng là đồ ngốc! Ngươi không biết tự bảo vệ mình. Ta bảo ngươi đừng cắn, nhưng ta không cấm ngươi rít lên. Sao ngươi không rít lên để xua đuổi lũ trẻ?"

Vì vậy, ngươi phải rít lên với những người độc ác. Ngươi phải làm cho họ hoảng sợ để họ không làm hại ngươi. Nhưng đừng bao giờ tiêm nọc độc của ngươi vào họ. Chúng ta không được làm người khác bị thương”.

Bhagavan Sri Ramakrishna

(“Chuyện kể và ngụ ngôn của Sri Ramakrishna”, Tập Bốn, Mệnh lệnh, “Rít thì được nhưng cắn thì không”)

*****

‘HISS YOU MAY’

Daaji in His address today narrated the story shared by Ramakrishna Paramahamsa in the context of protecting ourselves (in the theme of Forgiveness). Here is the story from Shri Ramakrishna’s works.

“Some cowherd boys used to tend their cows in a meadow where a terrible poisonous snake lived. Everyone was on the alert for fear of it. One day a brahmachari was going along the meadow. The boys ran to him and said: "Revered sir, please don't go that way. A venomous snake lives over there". "What of it, my good children?" - said the brahmachari: "I am not afraid of the snake. I know some mantras". So saying, he continued on his way along the meadow. But the cowherd boys, being afraid, did not accompany him. In the meantime the snake moved swiftly towards him with upraised hood. As soon as it came near, he recited a mantra, and the snake lay at his feet like an earth worm. The brahmachari said: "Look here. Why do you go about doing harm? Come, I will give you a holy word. By repeating it you will learn to love God. Ultimately you will realize Him and also get rid of your violent nature". Saying this, he taught the snake a holy word and initiated it into spiritual life. The snake bowed before the teacher and said: "Revered sir, how I shall practise spiritual discipline?" "Repeat that sacred word", - said the teacher: "and do no harm to anybody". As he was about to depart, the brahmachari said: "I shall see you again".

Some days passed, and the cowherd boys noticed that the snake would not bite. They threw stones at it. Still it showed no anger; it behaved as if it were an earthworm. One day one of the boys came close to it, caught it by the tail, and whirling it round and round, dashed it again and again on the ground and threw it away. The snake vomited blood and became unconscious. It was stunned. It could not move. So, thinking it dead, the boys went their way. Late at night the snake regained consciousness. Slowly and with great difficulty it dragged itself into its hole; its bones were broken and it could scarcely move. Many days passed. The snake became a mere skeleton covered with skin. Now and then, at night, it would come out in search of food. For fear of the boys it would not leave its hole during the day time. Since receiving the sacred word from the teacher, it had given up doing harm to others. It maintained its life on dirt, leaves, or the fruit that dropped from trees.

About a year later the brahmachari came that way again and asked after the snake. The cowherd boys told him that it was dead. But he couldn't believe them. He knew that the snake would not die before attaining the fruit of the holy word, with which it had been initiated. He found his way to the place and searching h ere and there, called it by the name he had given it. Hearing the Guru's voice, it came out of its hole and bowed before him with great reverence. "How are you?" – asked the brahmachari. "I am well, sir", - replied the snake. "But", - the teacher asked: "why are you so thin?"

The snake replied: “Revered sir, you ordered me not to harm anybody. So I have been living only on leaves and fruit. Perhaps that has made me thinner".

The snake had developed the quality of Sattva; it could not be angry with anyone. It had totally forgotten that the cowherd boys had almost killed it.

The brahmachari said: "It can't be mere want of food that has reduced you to this state. There must be some other reason. Think a little". Then the snake remembered that the boys had dashed it against the ground. It said: "Yes, revered sir, now I remember. The boys one day dashed me violently against the ground. They are ignorant, after all. They didn't realise what a great change had come over my mind. How could they know I wouldn't bite or harm anyone?"

The brahmachari exclaimed: "What a shame! You are such a fool! You don't know how to protect yourself. I asked you not to bite, but I didn't forbid you to hiss. Why didn't you scare them away by hissing?"

So you must hiss at wicked people. You must frighten them lest they should do you harm. But never inject your venom into them. One must not injure others.”

Bhagavan Sri Ramakrishna

(“Tales and Parables Of Sri Ramakrishna”, Book The Forth, Imperatives, “Hiss You May, But Bite You Shall Not”)