20 tháng 3, 2021

Người tìm kiếm

Bạn thân mến. Chúc mừng Yom Kippur, lễ (Lễ đền tội) của người Do Thái. Phước lành cho tất cả các anh chị em Do Thái của chúng ta trên khắp thế giới. Một điểm chung giữa chúng ta, toàn nhân loại, là tất cả chúng ta đều kiếm tìm hạnh phúc, cho dù chúng ta có tin vào Thượng Đế hay không. Dù là một đứa trẻ, bé trai hay bé gái, một bà mẹ hay một ông bố hay một yogi tiến hóa, tất cả đều tìm kiếm hạnh phúc.


Babuji Maharaj nói, trẻ con tìm thấy hạnh phúc với đồ chơi và chơi cùng trẻ khác. Khi lớn lên, thiếu niên tìm thấy niềm vui và hạnh phúc từ hội nhóm, các yogi tìm thấy hạnh phúc qua anandam được gọi là satchitanand (tồn tại-ý thức-hỷ lạc). Bởi vậy, mức độ hạnh phúc không ngừng thay đổi; phần thưởng là thứ xác định nguồn hạnh phúc. Trong tất cả các trường hợp này, hạnh phúc phụ thuộc vào bên ngoài. Vì vậy, bạn bị phụ thuộc. Nhưng hạnh phúc đích thực là khi bạn thoát khỏi tất cả những lệ thuộc này.
 
Hạnh phúc của một yogi là được chơi với thứ đồ chơi có tên gọi ý thức. Bởi vậy, Ngài khẳng khái nói, tự do thực sự là khi bạn thoát khỏi chính ý tưởng về tự do. Khi chúng ta lặn chìm trong cái vượt ra ngoài ý thức, hãy tìm ra nguồn gốc của ý thức và siêu vượt nó. Cũng như chúng ta vượt lên niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo là tuyệt vời. Đó không phải là sự phủ nhận niềm tin tôn giáo mà là cái hiểu thâm sâu hơn rằng ‘ta không được giới hạn trong những khái niệm này. Ta chấp nhận những gì mọi tôn giáo giảng dạy. Siêu vượt có nghĩa là, ta chấp nhận tất cả mọi tôn giáo.’
 
Tương tự, khi ý thức sẵn sàng lặn sâu hơn, hãy cố gắng tìm ra nguồn gốc của nó, một người như vậy trở thành người tìm kiếm đích thực. Tôi đã viết một vài ghi chú, điều gì xác định người tìm kiếm, những trở ngại trên đường đi và điều gì có thể thúc đẩy hành trình của người tìm kiếm. Tôi sẽ đọc cho các bạn nghe vì nó khá đầy đủ. Hôm nay tôi sẽ đọc một vài trang, những trang còn lại có thể để sau.
 
Tìm kiếm là khát khao của một đốm lửa trở thành một ngọn lửa. Kẻ tìm kiếm là kẻ đi tìm sự thật. Anh ta say mê sự tìm kiếm. Nếu không có sự say mê ấy, làm sao một đốm lửa đơn côi có thể trở thành một ngọn lửa rực cháy. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc hành trình từ bất cứ đâu ta đang ở. Hành trình bắt đầu từ đâu liệu có quan trọng? Cái quan trọng là sự bắt đầu. Cho dù chúng ta bắt đầu sự truy tìm chân lý vĩnh cửu như một người Ấn giáo, một người Hồi giáo, một người Cơ đốc giáo hay một người Do Thái giáo, không có sự khác biệt. Cái quan trọng là đích đến cuối cùng, nhận ra nguồn gốc của hiện hữu thiêng liêng tại tâm điểm thâm sâu nhất của trái tim, nhận ra bản chất thiêng liêng của ta, hương thơm Tối thượng của bản thể.
 
Hành trình tới cái không biết được dẫn dắt bởi tiếng gọi bên trong. Ngay cả khi tín hiệu hoặc sự dẫn lối của nó dường như đến từ bên ngoài dưới hình thức sự gợi ý thân thiện từ một bậc cao niên hay một cuốn sách. Thường tín hiệu phát ra từ trung tâm bên trong chúng ta bị vùi lấp và không thể nghe thấy. Chúng không dễ tiếp cận. Chỉ những gì hời hợt mới dễ tiếp cận.
 
Hành trình bên trong có nhiều khúc quanh. Đôi khi chúng ta phải lùi lại để tiến xa hơn. Con đường tràn đầy sự tín tâm và tin tưởng nhưng đôi khi chúng ta bị lấn át bởi sự hoài nghi và do dự. Đó chính là điều làm cho tâm linh trở thành một cuộc phiêu lưu.
 
Tâm linh là gì? Trong tiếng Sankrit chúng ta gọi nó là Adhyatmikata. Chiết tự Adhyatmik thành các gốc từ nguyên của nó, adhi + atma, hướng tới atman. Adhyatmikata có nghĩa là tiến về atman hoặc tiến về trung tâm hay lõi của bản thể. Nó cũng có nghĩa là, không đồng hóa một người với bề ngoài và những thứ vô nghĩa. Khi đi vào bên trong, chúng ta bắt đầu siêu vượt ngoại vi, chúng ta không từ bỏ ngoại vi mà chỉ đơn giản là siêu vượt nó. Chúng ta không cần phải tách mình ra khỏi bhautik (đời sống thế tục). Nó là sự gắn bó không quyến luyến.
 
Người đi tìm sự thật lúc nào cũng bận rộn với sự tìm kiếm tâm linh mà không trốn tránh bổn phận với gia đình, xã hội, công việc hoặc sức khỏe cá nhân. Người tìm kiếm như vậy bay bằng cả hai cánh: chiếc cánh của thế giới khách quan và chiếc cánh của thế giới chủ quan, bình diện vật chất và bình diện tâm linh, ngoại giới và nội giới.
 
Thông qua thế giới khách quan; một người tích vận tốc thoát để phóng vào không gian vô giới hạn của ý thức vô tận. Hay đúng hơn, thế giới khách quan là sân tập cho những cõi giới vi tế hơn. Làm chủ cõi giới vi tế hơn đồng thời lướt qua những trận chiến không mấy vi tế nơi thế giới khách quan giúp chúng ta làm chủ cảnh vực tâm linh và hơn thế.
 
Thí dụ, mối quan hệ hôn nhân ngày càng bền chặt ở mức độ chấp nhận cao hơn, mối quan hệ với con cái khiến chúng ta thực sự khiêm tốn, mối quan hệ với cháu chắt khiến chúng ta yêu thương hơn và với bạn bè, chúng ta học được ý nghĩa của lòng trung tín.
 
Với sự kỳ diệu của tâm trí thiền chúng ta chỉ có thể biết ơn Thượng đế vì đã chọn chúng ta mở con đường tâm linh. Lèo lái nhu cầu nặng nề hơn của thế giới khách quan, đòi hỏi một tâm trí thiền. Tâm trí thiền có thể đến không chỉ bằng vài phút thiền mà là chất lượng của thiền.
 
Cho phép tâm trí đi lang thang trong lúc thức (ngoài lúc thiền) không phải là ý nghĩa của tâm trí thiền. Thiền phải được thực hiện theo cách mà sự tích nạp được kéo dài sau đó. Giống như sạc điện thoại. Chúng ta tìm kiếm những chiếc điện thoại đòi hỏi thời gian sạc ngày càng ngắn hơn. Một chiếc điện thoại lý tưởng một lần sạc dùng được cả đời ta, nếu có thể. Điều này là có thể đối với thiền không?
 
Khi làm việc ở cơ quan, nấu ăn, chơi game, trò chuyện, học tập hoặc ở bên người yêu thương trong im lặng, với tâm trí thiền, bạn chắc chắn sẽ trân quý vẻ đẹp và sức mạnh của thiền. Với tâm trí thiền, một người không cần phải duy trì nhận thức có chủ ý, nhắc nhở bản thân luôn quan sát hơi thở, bởi vì người đó trở thành chính cái biết.
 
Một người với tâm trí thiền trở nên tử tế và trắc ẩn. Trái tim tìm thấy sự thanh thản và viên mãn trong sự đồng cảm. Một người không cần phải điều chỉnh nhịp thở để tìm thấy sự thanh thản mà thay vào đó, sẽ cho phép trạng thái thiền bên trong trở nên linh động và thay đổi hành vi của người đó bao gồm cả cách thở.
 
Có sự khác biệt căn bản khi cho phép hơi thở tạo nên tâm trạng và cho phép trạng thái thiền điều chỉnh cách thở một cách tự nhiên. Cả hai đều mang lại sự thay đổi nhưng tác động của cách từ ngoài vào trong, tức phương pháp tập trung vào hơi thở sẽ chỉ kéo dài trong vài phút, trong khi sự tiếp cận từ trong ra ngoài tạo ra trạng thái thiền thường trực sẽ phát triển và tăng trưởng.
 
Sự sùng tín toát ra từ một trái tim giản đơn và thuần khiết như hương thơm của hoa đại tỏa ra xung quanh nó. Không phải sự sùng tín là những gì quý báu, giản đơn, thuần khiết và tràn đầy yêu thương hay sao? Từ này, sự sùng tín không gợi lên cảm giác quý tộc hay quý phái. Và nếu, chúng ta cho phép sự thôi thúc thiêng liêng thấm nhập khắp bản thể, thì ta chẳng cần phải đi đâu, thái độ sùng tín đó giống như cung cách cao khiết của một vị vua nhân từ.
 
Một người biết chia sẻ yêu thương hoặc một người cao thượng thực sự, không chấp nhặt những khuyết điểm của người khác và hào phóng với những người khốn khổ. Khi đó, một người luôn hành động từ những chiều sâu bản thể. Nói cách khác, trong thực hành thiền và theo đuổi tâm linh, một người phải kiên định biểu lộ di sản tâm linh và sự cao khiết tâm linh, mà Lalaji Maharaj kính yêu gọi là akhlak.
 
Đích đến là trạng thái tự nhiên giống như đóa hoa không thể không tỏa hương thơm. Toàn bộ sự theo đuổi là đạt đến sự tự nhiên này, giấc mơ của mỗi người tìm kiếm. Trái tim mềm yếu dễ bị tổn thương và có thể trở thành nạn nhân nhưng sự bao dung và đón nhận tự nhiên cũng phát triển thông qua hiểu biết đúng đắn.
 
Thế giới khách quan có thể là tàn nhẫn và đối với một người tìm kiếm nông nổi, việc chơi theo luật của nó có thể là một thách thức. Ban đầu nhiều câu hỏi chắc chắn sẽ nảy sinh như, ‘Thượng đế ơi, tại sao lại là con? Tại sao Thượng đế lại tàn nhẫn như vậy? Và tại sao lại có quá nhiều bất công trên thế giới này?’ Nhưng dần dần, người tìm kiếm nhận ra dòng diễn tiến trong thế giới khách quan. Khi anh ta tiến bước trên con đường tâm linh, ân sủng của Thượng đế và sự mãn nguyện dâng lên trong lòng, không cho phép anh ta than phiền.
 
Những tranh đấu của người tìm kiếm nông nổi trong thế giới khách quan với đầy sự kháng cự ở nhiều cấp độ cũng khiến anh ta mạnh mẽ hơn. Nhiều sự kiện và sự chạm trán khiến người tìm kiếm kinh ngạc và cuối cùng chấp nhận sự hiệu quả của phương pháp anh ta đang theo cũng như giáo pháp và uy quyền của Đạo sư. Ba khía cạnh: phương pháp, Đạo sư và giáo pháp dệt nên cảnh quan bên trong chúng ta.
 
Trong thể thao, đôi khi chúng ta nhận xét rằng một vận động viên nào đó có phong độ của một huyền thoại trong quá khứ. Nếu anh ta đã từng có cơ hội chơi bóng rổ với Michel Jorden hoặc bóng chày với Virat Kohli, đó chẳng phải là một khoảnh khắc không thể quên, chẳng phải là ta học được những thủ thuật mới sao? Học hỏi trực tiếp từ một huyền thoại như vậy chắc chắn sẽ thích hơn là chỉ đọc sách về bóng rổ hoặc bóng chày.
 
Trong lĩnh vực tâm linh cũng thế, chúng ta bị thu hút bởi năng lực của những nhân cách như Swami Vivekananda hoặc đạo sư tâm linh của ai đó, người tìm kiếm thấy đạo sư từ những chiều cao của ý thức vốn sẵn trong anh ta vào thời điểm đó. Ban đầu, chúng ta có khuynh hướng lắng nghe giáo pháp của Đạo sư và tập trung vào khả năng thực hiện phép lạ của ông. Rồi chúng ta bắt đầu thưởng thức sự im lặng của Ngài, cử chỉ của Ngài và công việc của Ngài đối với chúng ta trong các tình huống hữu hình cũng như vô hình.
 
Kẻ tìm kiếm đi tìm, kẻ sùng tín dâng hiến, kẻ si tình yêu say đắm, kẻ thức tỉnh ngụp lặn như giọt nước trong đại dương vô hạn. Đối với kẻ thức tỉnh, của cải của toàn thể vũ trụ là vô nghĩa. Cái mà linh hồn khao khát là Nhà.
 
Kẻ sùng tín khao khát nhận được một cái liếc nhìn của Đạo sư, điều đó là hiển nhiên. Nhưng trái tim của Đạo sư cũng khao khát. Trạng thái này được mô tả rõ nhất bằng tiếng Hindi:

Unko toh nigahen milane ka ji chahtha hai
Yahan tho dil jaan lutane ko ji chahtha hai
 
Trong tiếng Anh, tình cảm đó có thể được diễn tả như sau: ‘Họ (kẻ sùng tín) khao khát chỉ một cái liếc nhìn của người yêu dấu (Đạo sư), còn Ta khao khát cho đi cả linh hồn và trái tim mình.’
 
Gặp gỡ người tìm kiếm với trái tim khao khát tương đương tạo ra khoảnh khắc đáng chờ đợi. Ân sủng chỉ đơn giản là tuôn chảy và ôm trọn cả kẻ tìm kiếm và vị Đạo sư. Một người chứng kiến ​​khoảnh khắc màu nhiệm đó hết lần này đến lần khác trong sự hiện hữu của những trái tim yêu thương, sẵn sàng như giọt nước nhập vào đại dương.
 
Một số người trong chúng ta bị phân tâm bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của sự đam mê, giận dữ và cái tôi. Ba thứ này liên kết với nhau. Đam mê không được thỏa mãn dẫn đến sự tức giận, sự tức giận và cái tôi tạo ra trở ngại to lớn đối với sự tiến hóa. Ngoài ra, một thái độ thành kiến ​​cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Cảm giác không phù hợp với cuộc hành trình hoặc trạng thái giác ngộ tối hậu sẽ làm nản lòng chúng ta ngay cả bước đi đầu tiên. Nếu bằng cách nào đó những thuộc tính này có thể được kiểm tra, người tìm kiếm sẽ tự nhiên nhận ra cái Tối thượng. Nếu một người tiếp tục nhìn xuống, anh ta sẽ chỉ thấy bụi và bẩn. Nếu cái nhìn của anh ta hướng lên bầu trời, anh ta sẽ thấy sự nô đùa của mây, sao trời và cầu vồng.
 
Người tìm kiếm chân thành đặt sự chú ý vào khoảnh khắc hiện tại, khi mọi thứ có thể được sửa chữa đúng. Điều này có nghĩa là những gì tốt đẹp phải được thực hiện bây giờ. Người tìm kiếm luôn sẵn sàng cho khoảnh khắc tối hậu, có thể di chuyển nhanh chóng và tự tin không chút nghi ngại. Sự tự tin như vậy vào chính mình, vào sự toàn vẹn và sẵn sàng giáp mặt Chúa, là kết quả của một đời sống cao quý, được dẫn dắt. Một người tìm kiếm như vậy không trì hoãn những gì phải làm cho đến ngày phán xét (judgment day), tức là khi đã quá muộn. Thời khắc phán xét (moment of judgment) có xảy ra hay không là một vấn đề khác; cái quan trọng là sự sẵn sàng. Thí dụ, nếu một người tỏ ra rất sẵn sàng cho kỳ thi IAS, thì tại sao không là thời khắc phán xét?
 
Trong số nhiều nhà hiền triết, có một hướng dẫn chung cho tất cả những người hành hương hướng về Chúa. Từ viết tắt trong tiếng Gujarati, do Shri Madhav Tirth đặt ra, như sau:
 
Ka, Kaa, Ki, Koo
 
Ka: Kanak - Lòng tham của cải trong đời sống này và thiên đường trong kiếp sống sau

Kaa: Kaamini - Nô lệ cho lạc thú giác quan

Ki: Kirti - Danh vọng

Koo: Koodkapat - Sự dối trá
 
Tránh các thuộc tính tiêu cực ở trên có thể giúp cho cuộc hành hương của chúng ta diễn ra suôn sẻ.
 
Cuộc đời của các bậc thầy đều truyền tải một thông điệp đơn giản của sự không vị kỷ. Không phải là cái ta bị tiêu diệt mà gánh nặng của cái ta ảo tưởng tan biến. Điều này nhắc tôi nhớ lại vài điều mà tôi đã chia sẻ trong một hội thảo ở CREST về Gujarat School of Saints. Một ý xuất sắc, lời của Thánh Shri Narsinh Mehta:

Hun karun hun karun ej agnanta,
shakat no bhar jem shwan tane!
 
Tôi đang làm việc đó; tôi đang làm việc đó. Đây là sự vô minh thực sự, giống như con chó đi dưới xe bò kéo và nghĩ rằng chính nó đang kéo xe.
 
Ngài cảnh báo người say mê tâm linh (người tìm kiếm):

Hari no maarag chhe sura no,
nahi kayar nu kaam jo re
 
Đường đến với Thượng đế dành cho kẻ can đảm,
không dành cho kẻ nhát gan.
 
Giờ đây, chúng ta đến một giao điểm nghịch lý. Một bên, đòi hỏi chúng ta phải can đảm trong khi bên kia, đòi hỏi chúng ta phải vô ngã. Nghịch lý này là do sự hiểu sai, bởi khi một người kinh nghiệm lòng quả cảm đích thực, với cảm giác rằng 'tôi, giọt nước bé nhỏ, thực ra được nâng đỡ bởi đại dương mênh mông gọi là Thượng đế', sự nhận ra này cùng lúc gợi lên lòng quả cảm và sự khiêm tốn vô cùng.
 
Người tìm kiếm chân thành không cần phải sợ hãi khi trải nghiệm sự can đảm thực sự nảy sinh từ cảm giác, 'Tôi đang được nâng đỡ bởi bàn tay vô hình vô biên.' Một người tìm kiếm như vậy có thể nhận thức rằng trong khi hoàn thành mục đích của đời mình, anh ta có thể hoàn thành mục đích của Đấng Tạo hóa. Trong sự đánh mất mình - nghĩa là sự hư giả, anh ta tìm thấy chính mình - Sự Thật.
 
Người thực hành thường phát triển một mức độ tình cảm nhất định với Đạo sư. Babuji từng nói rằng Ngài đón nhận tình cảm của cả người yêu (người thực hành) và Người được yêu (Thượng đế). Swami Vivekananda đã phát triển tình cảm của Guru và shishya (môn đệ); một số người coi Đạo sư là người anh em và phát triển bhatrubhav. Một số khác coi Đạo sư như mẹ và phát triển sự liên kết mẫu tử. Tương tự, pitrubhav hoặc sakhabhav. Và do đó, đến sloka (câu thơ):
 
त्वमव माता पिता त्वमव त्वमव बन्धश्च सखा त्वमव
त्वमव पवद्या द्रपवणम त्वमव त्वमव सवम मम दव दव
 
Tvameva Maataa Cha Pitaa Tvameva |
Tvameva Bandhush Cha Sakhaa Tvameva |
Tvameva Vidhyaa Dravinam Tvameva |
Tvameva Sarvam Mama Deva Deva ||
 
Người là mẹ, Người là cha, Người là bà con, Người là bạn, Người là Kiến thức, Người là của cải, Người là tất cả của ta, hỡi Chúa của các vị Chúa!
 
Đây là cách tiếp cận ‘tất cả trong một’. Tuy nhiên, điểm chung xuyên suốt mọi mối liên hệ là nhận thức về ‘cái ta’ của tôi và ‘cái ta’ của vị đạo sư. Khi chúng ta suy ngẫm sâu sắc về hiện tượng này và quan sát cách Babuji thể hiện ‘cái ta’ của Người hoặc cách Swamiji (Vivekananda) làm tan biến chính Ngài đến mức không một chút vị kỷ nào còn lại. Chúng ta nhận ra rằng, ‘Tôi cũng sẽ phải đi theo một con đường như thế, chừng nào ‘cái ta’ vẫn còn.’ Có thể có một vài cảm giác về mối quan hệ với Đạo sư; nhưng chừng nào vẫn còn một mối quan hệ, hay vẫn còn ‘hai’, thì không thể có sự hội nhập hay hợp nhất. Tình cảm của một người dành cho Đạo sư phải linh động và đạt đỉnh khi cái ta biến mất trong tình yêu. Sự hội nhập chỉ có thể diễn ra giữa hai phi thực thể bất thị hiện và rồi, không còn ai có mặt để chứng kiến ​​sự hợp nhất này! Cả Guru và shishya (môn đệ) đều không nhận biết được cái chung cuộc huy hoàng này.
 
Nhìn quỹ đạo tại đây: Hầu hết chúng ta bắt đầu hành trình tâm linh một cách vô tình. Dần dần, chúng ta bị thu hút bởi giáo pháp, vị Đạo sư hoặc kết quả của thực hành, khiến ta hy vọng ngày càng có nhiều trải nghiệm tâm linh hơn. Chúng ta trở nên có đủ công phu để gặt hái nhiều lợi ích hơn nữa. Cuối cùng một người tốt nghiệp và trở thành một bhakta (người sùng tín) thực sự. Chính bhakti làm cho chúng ta cuối cùng nhận ra cái cốt tủy (the essense). Một bhakta vốn dĩ trở thành tình yêu.
 
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hình thành sự mệt mỏi tâm linh - nghĩa là, người tìm kiếm ổn định lại ở một điểm giao cắt dễ chịu và có cảm giác thành tựu. Nếu đó chỉ là sự lắng tạm thời thì còn có hy vọng, nhưng nếu nó khiến chúng ta tạo thành một khúc cua hay quay ngược trở lại, thì đó là một bi kịch.
 
Sự nhắc nhở không ngừng nghỉ từ Đạo sư là một công việc nhàm chán nhưng cần thiết. Trong khi một loạt người tìm kiếm tiến lên, một loạt mới đến. Chu trình tiếp diễn. Đôi khi, mọi người phàn nàn rằng những thứ như thế này đang làm hỏng danh tiếng của Hiệp hội. Chúng ta nên cẩn trọng khi đưa ra những nhận xét như vậy! Mọi người thay đổi tốt hơn. Nhưng ngay cả khi họ đã thay đổi tốt hơn, bạn sẽ không nhận thấy thay đổi đó nếu mắt bạn chỉ tìm kiếm lỗi.
 
‘Tâm rộng lớn luận bàn về tư tưởng.
Tâm trung bình bàn luận về sự kiện.
Tâm nhỏ bé bàn tán về người khác.’
- Eleanor Roosevelt
 
Đây là nỗi đau mà một Đạo sư phải chịu đựng. Mọi người buộc tội ông lặp đi lặp lại những thông điệp giống nhau. Tôi ước gì bạn đừng để tâm đến những lời của tôi nếu bạn đã được nếm mật hoa của sự thật tâm linh. Trong trường hợp đó, hãy coi những lời này là dành cho người khác.
 
Hãy để tôi giải thích điều này bằng lập luận theo phong cách của Lalaji. Ngài nói rằng một người chất chứa đầy kiến thức sẽ không bao giờ học được bất cứ điều gì và do đó cần phải tránh cảm giác panditya (sự uyên bác). Tương tự, nếu chúng ta mang cảm giác về thành tựu tâm linh, hành trình tâm linh của chúng ta sẽ bị ngăn trở. Chúng ta phải tự nhắc nhở mình: chặng đường phía trước còn dài. Theo lời của Robert Frost:

‘Rừng đáng yêu, âm u và sâu thẳm,
Nhưng nặng lòng ta ước hẹn còn ghi,
Đường còn xa chờ đón bước ta đi,
Đi, đi nữa trước khi ta ngơi nghỉ.’

- Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ
 
Về cốt lõi, người tìm kiếm phải giữ cho ngọn lửa cháy mãi, nếu có thể, hãy làm cho ngọn lửa cháy rừng rực và để nó tôi luyện bản thân mình, nhớ rằng chính sự tinh khiết dệt nên số phận của ta với Cái Tối thượng.

Thông điệp Kỷ niệm 65 năm ngày sinh Daaji - 28 tháng 9 năm 2020

*****

The seeker

Daaji’s 65th Birth Anniversary Celebration, 28th September 2020

Namaste ji. 

Very happy Yom Kippur, it is a Jewish holiday. May it be a blessed one to all our Jewish sisters and brothers throughout the world. One common thing amongst us, amongst all human beings, we all seek happiness, whether we believe in God or not it’s a common thread. Be you are a child, boy or a girl, mother or a father or an evolved yogi, they all seek happiness.

Babuji Maharaj says, children find happiness with toys and play mates. As you grow older, teenagers find their joy and happiness from their associations and he jumps up to say, yogis find their happiness through this anandam called satchitanand. So, the levels of happiness keep changing; what rewards that defines the source of happiness. Under all these circumstances it is always dependent on outside. So, you become dependent. But the real happiness is when you are free from all these dependencies.

Happiness of a yogi is played around toys called consciousness. So, boldly he says, the real freedom is when you are free from this very idea of freedom. When we venture into something beyond consciousness, so he says, find the root of this consciousness and transcend it. Just as we transcend religious believes. They are great. It is not a denial of religious believes but a greater understanding dawns that ‘yes, I must not remain limited to these notions. I accept what every religion teaches. Transcendence means, I accept all religion.

Similarly, when my consciousness is ready to dive deeper, trying to find this root of this consciousness, such an individual becomes a true seeker. So, I have written some notes, what defines this seeker, the hurdles on the way and what can propel the journey of such a seeker. So, I am going to read it out to you because it is quite exhaustive. I will read few pages today and few pages may be later on.

Seeking is the craving of the spark to become a blaze. A seeker is one who seeks the truth. He remains passionate about this search. Without this passion how can I mere spark become a roaring blaze. I can begin my journey from wherever  I am. Does  it matter  where my journey starts? What is important is to begin. Whether I begin my search for a truth eternal as a Hindu, a Muslim or a Christian or a Jew, makes no real difference. What matters is the final culmination, realising the source of divine presence in the deepest core of my heart, realising my divine nature, the Ultimate flavouring of my being.

The journey towards unknown is always guided by the inner voice. Even when its signals or guidance seem to come from outside in the form of a friendly suggestion from an elder or from a book. Often the signals emit from our inner core remain buried and inaudible. They are not easily accessible. Only superficial things are easily accessible.

The inner journey has many meanders. Sometimes we have to back track in order to proceed further. The path is replead with surges of faith and trust but sometimes we become overwhelmed with suspicions and doubts. That is what makes spirituality an adventure.

What is spirituality? In Sanskrit we call it, Adhyatmikata. Breaking this word Adhyatmik into its etymological roots, adhi + atma, conveys moving towards atman. Adhyatmikata means moving towards the atman or moving towards the centre or core of one’s being. This also means, not identifying oneself with the superficial and meaningless. As we move inwards, we begin to transcend the peripheral, we do not abandon the peripheral, we simply transcend it. We need not detach ourselves from the bhautik, material life. It is all about non-attached attachment.

The seeker of truth remains busy with the spiritual search at all times without absconding from duties related to the family, the society, to work or to personal health. Such a seeker flies on both wings: the wing of the objective word and the wing of the subjective world, the material plane and the spiritual plane, the external world and the internal world.

It is through this objective world; one gathers the escape velocity to launch oneself into the unlimited sky of infinite consciousness. The objective world is precisely the training ground for the subtler realm. Mastering the subtler realms while sailing through the not so subtle battles in the objective world helps us master the spiritual realm and beyond.

For example, the spousal relationship has such developed increasingly greater level of acceptance, the relationship with children makes us truly humble, the relationship with grandchildren makes us more loving and with friends, we learn the meaning of loyalty.

Here comes the magic of meditative mind with it we can only be grateful to God, for choosing us to thread the path of spirituality. Navigating the heavier demands of the objective world, necessitates a meditative mind. Meditative mind can be arrived not just by few minutes of meditation but a quality meditation.

Allowing the mind to wander for the rest of one’s the walking hours is not what is meant by meditative mind. Meditation must be completed in such a way, that the charge thus created lasts for an extended period. It is like charging your phone. We look for phones that require lesser and lesser charging periods. The ideal phone would keep its charge for all our lives, if possible. Is this possible with meditation?

When working in an office, cooking, playing a game, conversing, studying or being with your beloved in silence, all with a meditative mind, you will surely appreciate the beauty and power of meditation. With a meditative mind, an individual does not have to maintain mindful awareness, reminding oneself to observe one’s breath every now and then, since one becomes all awareness.

Individual with meditative mind becomes kind and compassionate. The heart finds comfort and contentment in being empathetic. One does not have to adjust one’s breathing in order to find comfortableness in the heart rather one will allow the inner meditative state to become dynamic and change one’s behaviour including the breathing pattern.

There is fundamental difference with allowing the breath to create the mood and allowing the meditate state to regulate the breathing pattern naturally. Both bring about change but the effects of the outside-in, approach of focusing on the breath will last only for a few minutes, whereas creating an inside-out approach creating a permanent meditative state will develop and intensify in an incremental fashion.

Godliness emanates from a simple and a pure heart in the way that fragrance from a golden champa fills its surroundings. Is not godliness all that is precious, simple, pure and full of love? There is this word, godliness not evoke a feeling of aristocracy or something far nobler. And if, I am going to allow the divine impulse to pervade my being then, is it not paramount for me to displace it’s godly manners like the aristocratic conduct of a benevolent king.          

A friend sharing happiness or a true noble person, who is graciously indifferent towards the imperfections of others and generous towards those who are miserable. One is then always acting from the depths of one’s being. In other words, while being meditative and pursuing spirituality, one must be steadfast in displaying one’s spiritual heritage and spiritual aristocracy, what revered Lalaji Maharaj calls, akhlak.

The aim would thus be to arrive at a natural state akin to a flower that cannot help but radiates its fragrance. The whole pursuit is to arrive at this naturalness, the dream of every seeker. The soft heart is vulnerable and can become a victim but a natural tolerance and acceptance also develops through right understanding.

The objective world can be ruthless and for a soft-hearted seeker, it can be challenging to play by its rules. Initially many questions will surely arise like, ‘God, why me? Why is God so cruel? And why is there is so much injustice in the world?’ Slowly and slowly however the seeker comes to realise the process that is played out in the objective world. As he proceeds along the spiritual path the grace of God and the contentment arising in the heart, do not allow him to complain. 

The struggles of the soft-hearted seeker in the objective world which is filled with resistance at multiple levels also make him stronger. Many events and encounters make the seeker wonder and finally accept the efficacy of method he is following as well as the philosophy and the mastery of the Guide. These three aspects: the method, the Guide and the philosophy weave our inner landscape.

In the world of sports, we sometimes remark that a certain athlete has a style of a great one from the past. If he had a chance to play Basket-ball with Michel Jorden or Cricket with Virat Kohli, wouldn’t that be a memorable moment, wouldn’t you  learn new  tricks? Learning  directly from such a legendary figure would surely be preferable to just reading a book about Basket ball or Cricket.

In the spiritual realm too, we are drawn to the efficiency of personalities like Swami Vivekananda or one’s spiritual guide, the seeker sees the guide from the heights of consciousness available to him at that moment. In the beginning we tend to listen to the Guide’s teachings and focus on Guide’s abilities to perform miracles. Later we begin enjoying His silence, His gestures and His work upon us during formal and informal situations.

The seeker seeks, the devotee devotes, the lover loves, and the initiate dives like a drop of water into the infinite ocean. For initiates the wealth of the entire universe is meaningless. What such a soul aspires for is Home.

The devotee yearns to have a glance of the Guide, which is natural. But the heart of the Guide also yearns. This state is best described in Hindi:

Unko toh nigahen milane ka ji chahtha hai

Yahan tho dil jaan lutane ko ji chahtha hai

In English, the sentiment can be expressed thus: ‘They (the devotees) crave for a mere glance of beloved, but I yearn to give away my heart and soul.’

Meeting seekers with equally yearning hearts creates moments worth waiting for. The grace simply flows and envelopes both the seeker and the Guide. One witnesses such magical moments time and again in the presence of loving hearts, ready like drops to plunge into the ocean.

Some of us get distracted by the powerful influence of passion, anger and ego. These three are interlinked. Unsatisfied passion leads to anger, and anger and ego make for a serious stumbling block to evolution. Additionally, a prejudicial attitude should be thoroughly checked. The feeling of being unfit for the journey or the final state of realisation will discourage us from taking even the very first step. If somehow these attributes can be checked, it will become natural for our seeker to realize the Ultimate. If one continues to look down, he is only going to find dust and dirt. If his gaze is towards the sky above, he is going to see the play of clouds, stars and rainbows.

The sincere seeker keeps his attention on the present moment, when things can be corrected. This means that all good things have to be completed now. The seeker is ever ready for the final moment and can move on swiftly and confidently without any doubt whatsoever. Such confidence in oneself, in one’s integrity and readiness to face the Lord, is the result of the well-led, dignified life. Such a seeker does not postpone what must be done until the judgment day, which is too late. Whether the moment of judgement happens or not is a different matter; what is important is one’s readiness. If one shows so much readiness for the IAS exam, for example, then why not the moment of judgment?

Amongst many sages, there is a common guideline for all pilgrims moving toward the Lord. The acronym in Gujarati, as coined by Shri Madhav Tirth, is as follows:

Ka, Kaa, Ki, Koo

Ka: Kanak – greed for wealth during life and for heaven in the hereafter. Kaa: Kaamini – slavery to sensual pleasures

Ki: Kirti – Fame

Koo: Koodkapat – Deception

Avoiding the above negative attributes can help smooth our pilgrimage.

The lives of all masters convey one simple message of no self-hood. It is not that self is destroyed but the burden of illusory ego is dissolved. This reminds me of a few couplets I had shared during a CREST seminar on the Gujarat School of Saints. Something that stood out, there were the words of Saint Shri Narsinh Mehta:

Hun karun hun karun ej agnanta,

shakat no bhar jem shwan tane!

I am doing it; I am doing it. This is real ignorance and is like the dog that walks under the cart pulled by bulls and assumes he is the one actually pulling the cart.

He warns spiritual enthusiasts (the seekers):

Hari no maarag chhe sura no,

nahi kayar nu kaam jo re

The path to God is for the courageous, cowards have nothing to do with it.

So, now we come to a paradoxical juncture. On one side it is demanded that we have to be courageous while on the other side it is demanded of us to be egoless. The paradox is created due to wrong understanding, because when one experiences the true courage due to this feeling that ‘I, the tiny little drop, am truly backed by the giant ocean called God,’ then this realisation invokes immense courage and humility at the same time.

Thus, the sincere seeker need not be afraid of experiencing the pragmatic courage that arises out of the feeling that, ‘I am being supported by the infinite invisible hand.’ Such a seeker can appreciate that in fulfilling his purpose in life, he is able to fulfil the purpose of his Maker. In losing himself - meaning the false, he finds himself - the Truth.

Practitioners often develop a certain level of sentiment with the guide. Babuji said that he adopted the sentiment of lover and Beloved. Swami Vivekananda developed the sentiment of Guru and shishya; some consider the Guide to be a brother and develop a kind of bhatrubhav. Others consider the Guide as a mother and develop a sort of maternal bonding. Similarly, pitrubhav or sakhabhav. And thus, come the sloka:

त्वमव माता पिता त्वमव त्वमव बन्धश्च सखा त्वमव

त्वमव पवद्या द्रपवणम त्वमव त्वमव सवम मम दव दव

Tvameva Maataa Cha Pitaa Tvameva |

Tvameva Bandhush Cha Sakhaa Tvameva |

Tvameva Vidhyaa Dravinam Tvameva |

Tvameva Sarvam Mama Deva Deva ||

Thou only art the mother, Thou only art the father, Thou only art the relation, Thou only art the friend, Thou only art the Knowledge, Thou only art the wealth, Thou only art my everything, O Lord of Lords!

This is the ‘all in one’ approach. However, what remains common throughout all styles of bonding is a perception of my ‘self’ and the ‘self’ of the guide. When we ponder over this phenomenon deeply and observe how Babuji effaced his ‘self’ or how Swamiji dissolved himself so much that no iota of selfhood remained. We realise that, ‘I too will have to follow such a path, to the extent that ‘self’ remains.’ There can be some feeling of relationship with the Guide; but to the extent that this relationship, or two-ness’ remains, there can be no merger or oneness. One’s sentiment for the Guide must be dynamic and culminate in the self’s melting away in love. Merger can only take place between two non-existent non-entities and then, no one remains present to witness this merger! Neither the Guru nor the shishya remain aware of this grand finale.

See the trajectory here: Most of us begin the spiritual journey accidentally. Slowly we are drawn towards the philosophy, the Guide, or the results of practice, which keep us hoping for more and more spiritual experiences. We become disciplined enough to reap even more benefits. Eventually the disciple graduated and becomes a real  bhakta.  It is  this bhakti  that makes us ultimately realise the essence. A bhakta inherently becomes love.

However, we can also develop spiritual fatigue – that is, the seeker settles down at a comfortable juncture and feels a sense of achievement. If it is a temporary lull, then there is hope, but if it makes us form a curvature or take a U-turn, then it is a tragedy.

Constant reminders from the Guide are a boring business but necessary job. While one batch of seekers has moved on, a new batch of seekers arrive. The cycle continues. Sometimes, people complain that so-and-so is like this and is spoiling the reputation of the Mission. We should be careful about making such remarks! People change for the better. However, even when they have changed for the better, you will not notice these changes if your eyes are only looking for mistakes.

Great minds discuss ideas.

Average minds discuss events.

Small minds discuss people.’

- Eleanor Roosevelt

This is the pain a Guide must undergo. People accuse him of repeating the same messages again and again. I wish you not to mind my words if you have experienced the nectar of the spiritual truth. In that case, consider these words as meant for someone else.

Let me explain this with a Lalaji’s-style argument. He says that person loaded with knowledge will never learn anything and therefore the need to avoid a sense of panditya. Similarly, if we are loaded with a sense of our own spiritual achievement, our spiritual journey will be thwarted. We must remind ourselves: there are miles to go. In the words of Robert Frost:

The woods are lovely, dark and deep,

But I have promises to keep,

And miles to go before I sleep,

And miles to go before I sleep.

In essence, the seeker ought to keep the flame alive, and if possible, make it a blaze and allow it to purify oneself, remembering that it is purity that weaves one’s destiny with the Ultimate.