22 tháng 5, 2019

Dhyana: Thanh lọc thân vi tế - Mở rộng phổ ý thức tiến vào Trung tâm

Dharana, DhyanaSamadhi là ba bước cuối cùng trong Ashtanga Yoga của Patanjali. Chúng bao gồm các thực hành thiền được gọi là Raja Yoga, và được liên kết với cuộc hành trình bên trong còn được gọi là yatra tâm linh. Trong bài viết này, DAAJI tập trung vào ý thức, nguyên nhân sự náo động của ý thức và làm thế nào đưa ý thức đến trạng thái an định, tĩnh tại thông qua Dhyana (thiền) để nhận ra bản chất đích thực của chúng ta.


Cho đến lúc này chúng ta đã tìm hiểu Yama, Niyama, Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, DhyanaSamadhi là các bước khác nhau của Yoga, nhưng sự phân chia này chỉ mang tính lý thuyết; trong thực tế, chúng không tách rời. Thực ra, tất cả các kỹ thuật và phương pháp Yoga được tạo ra cho một mục đích duy nhất, đó là làm thế nào để sử dụng tâm trí. Tâm trí có thể được sử dụng để mang đến sự tự do hoặc sự tù túng: khi tâm trí được sử dụng với mục đích đúng đắn, nó rõ ràng và sáng suốt, với một ý thức rộng mở dẫn đến sự giải thoát và hơn thế nữa; khi tâm trí không được sử dụng với mục đích đúng đắn, nó bị xáo trộn, náo động, rối loạn về cảm xúc, tự hủy hoại và ý thức tự thu rút lại như lỗ đen, dẫn đến khổ đau. Vì vậy, bằng cách kết hợp tất cả các bước trong Ashtanga Yoga của Patanjali, tâm trí có thể nhận ra mục đích đúng đắn của nó; các bước này tạo nền tảng để đưa tâm trí tới trạng thái nguyên thủy trong tiềm năng vô hạn của chính nó.

Sáu bước đầu tiên góp phần vào cuộc hành trình đó theo cách sau:

Yama là quá trình loại bỏ tất cả các khuynh hướng, hành vi và khuôn khổ suy nghĩ không mong muốn, những thứ giới hạn ý thức và do đó kiềm tỏa số phận;

Niyama là quá trình truyền vào những phẩm tính cao quý, thái độ đúng đắn và sự chú ý cho hành trình bên trong;

Asana là hướng cơ thể vật lý vào trong, để nó tham gia vào sự tiến hóa, tạo điều kiện cho dòng chảy hướng vào trong tới Trung tâm trong thiền;

Pranayama là sự điều chỉnh và ổn định trường năng lượng, đưa nó hướng vào trong và làm thanh khiết nó, để nó cũng tham gia vào sự tiến hóa;

Pratyahara là chuyển sự chú ý khỏi sự lôi kéo bên ngoài của giác quan, hướng vào trường ý thức; và

Dharana hướng dòng suy nghĩ tới mục tiêu, tiếp tục nắm giữ và nuôi dưỡng ý định đó trong khi chúng ta thiền.

Nhưng chính Dhyana mang đến cơ hội thực sự để lặn sâu vào trường ý thức; để đi sâu hơn vào trái tim và làm chủ tâm trí. Đây là lãnh địa của Heartfulness, của Raja Yoga. Trên thực tế, trong hệ thống Heartfulness, Yama, Niyama, Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, DhyanaSamadhi tất cả đều diễn ra đồng thời trong thiền. Thiền đúng đắn dẫn đến trạng thái chú tâm của Samadhi.

Ram Chandra của Shahjahanpur mô tả nó như sau: “Chúng ta hủy hoại tâm trí bằng việc để nó đi lang thang không có mục đích vào lúc rảnh rỗi. Việc này diễn ra trong nhiều năm và giờ đây nó gần như trở thành bản năng thứ hai của tâm trí. Nếu chúng ta cố gắng kiểm soát tâm trí bằng việc kiềm chế nó, chúng ta sẽ thu được rất ít thành công. Chúng ta càng cố gắng đàn áp tâm trí bằng lực, nó càng bật trở lại và kháng cự lại, làm cho sự hỗn loạn tăng lên. Phương pháp đúng đắn để kiểm soát các hoạt động của tâm trí là giữ nó ở một ý nghĩ thiêng liêng, giống như chúng ta làm trong khi thiền, và loại bỏ khỏi nó những thứ không mong muốn hoặc không cần thiết. Theo thời gian, sau quá trình thực hành liên tục, tâm trí trở nên có kỷ luật, được điều chỉnh, và phần lớn sự hỗn loạn bên trong được loại bỏ.”

Cuối cùng, tâm trí được thanh lọc đến mức nó trở thành công cụ hữu ích cho trái tim, được hướng dẫn bởi linh hồn và mọi thứ lắng xuống trong vai trò đúng đắn của nó.

KINH PATANJALI

Cách tiếp cận của Heartfulness hoàn toàn hòa hợp với thế giới quan của Patanjali, khi ông mô tả mục đích của Yoga trong những câu kinh đầu tiên:

1.1: Atha yoga anushasanam

Sau khi đã có sự chuẩn bị thông qua quá trình sống và các thực tập khác, giờ đây sự luyện tập và thực hành Yoga bắt đầu.

1.2: Yogash chitta vritti nirodhah

Yoga là kiềm chế trường ý thức để nó không dao động và mang các hình tướng khác nhau.

1.3: Tada drashtuh svarupe avasthanam

Vào lúc đó [thiền], Người quan sát nghỉ ngơi trong bản chất nguyên thủy của chính nó, bản chất thực sự của chính nó.

1.4: Vritti sarupyam itaratra

Vào những lúc khác, Người quan sát dường như mang đặc trưng của các dạng dao động liên quan đến các loại ý nghĩ.

1.5: Vrittayah pancatayah klishta aklishta

Có năm loại ý nghĩ (vrittis) khác nhau, trong đó một số là đau đớn và không thanh tịnh, một số là dễ chịu và thanh tính.

1.6: Pramana viparyaya vikalpa nidra smritayah

Năm loại đó là: kiến thức và nhận thức đúng, nhận thức sai và không sáng suốt, ảo tưởng lời nói và trí tưởng tượng, ngủ và ký ức.

1.7: Pratyaksha anumana agamah pramanani
Có ba cách để phát triển kiến thức đúng: nhận thức trực tiếp, suy luận, và bằng chứng rõ ràng từ người khác.

1.8: Viparyayah mithya jnanam atad rupa pratistham

Nhận thức sai hoặc ảo tưởng là kiến ​​ thức sai, kết quả của việc nhận lầm sự việc thành một thứ khác thay vì như nó là.

1.9: Shabda jnana anupati differu shunyah vikalpah

Ảo tưởng lời nói và trí tưởng tượng là kết quả từ ngôn từ không có nền tảng trong thực tại.

1.10: Abhava pratyaya alambana vritti nidra

Ngủ là vritti bao gồm cảm giác về hư không, sự vắng mặt của các loại ý nghĩ khác.

1.11: Anubhuta vishaya asampramoshah smritih

Ký ức là loại ý nghĩ về các dấu ấn trước đó chưa được loại bỏ và sau đó chúng quay trở lại ý thức.

1.12: Abhyasa vairagyabhyam tat nirodhah

Tất cả các vrittis này được làm chủ thông qua tập luyện và buông bỏ sự ràng buộc.

Trong các câu kinh liên tiếp này, Yoga được mô tả là sự tinh chỉnh và thanh tẩy ý thức tới trạng thái cân bằng nguyên thủy của nó, được gọi là Samadhi, và Patanjali giải thích rằng điều này xảy ra thông qua thiền, để làm chủ dao động gây xáo trộn ý thức khỏi trạng thái nguyên thủy của nó.

Ý THỨC

Điều cần thiết là hiểu ý thức (chit) là gì, và những dao động (vrittis) trong hồ ý thức (chit lake) làm náo động tâm trí và tạo ra sự mất cân bằng như thế nào. Hãy hình dung trường ý thức như một tấm vải bố (cavan) hoặc một hồ nước. Trong trạng thái tự nhiên nguyên thủy của nó, ý thức phẳng lặng và thuần khiết, giống như tấm vải bố trống trơn hoặc hồ nước trong veo phẳng lặng. Vrittis là những dao động gây ra bởi ý nghĩ và cảm xúc. Chúng gây ra sự náo động, làm xáo trộn sự tĩnh lặng và thuần khiết đó. Chúng là trò chơi năng lượng, bởi vì ý thức hấp thu một phần năng lượng Prana của vũ trụ và gửi nó đi dưới dạng ý nghĩ. Những dao động này là con sóng hoặc gợn sóng năng lượng hình thành trên hồ ý thức khi những thứ bên ngoài tác động vào nó, và điều này xảy ra bởi vì chúng ta lấy vào quá nhiều dấu ấn thông qua các giác quan.

Swami Vivekananda giải thích nó rất đơn giản: “Tại sao chúng ta nên luyện tập? Bởi vì mỗi hành động giống như những xao động nổi lên trên mặt hồ. Sự rung động biến mất, và thứ gì còn lại? Những samskara, dấu ấn. Khi một lượng lớn dấu ấn ở lại trong tâm trí, chúng kết tập lại và trở thành một thói quen. Có thể nói rằng, ‘Thói quen là bản năng thứ hai,’ nhưng cũng là bản năng đầu tiên và toàn bộ bản năng của con người; tất cả mọi thứ chúng ta là là kết quả của thói quen. Điều đó mang lại cho chúng ta sự an ủi, bởi vì, nếu nó chỉ là thói quen, chúng ta có thể tạo ra và phá hủy nó bất cứ lúc nào.

Samskara bị để lại khi những rung động này rời khỏi tâm trí của chúng ta, mỗi rung động để lại kết quả của nó. Tính cách của chúng ta là tổng hợp của những dấu ấn này, và tùy thuộc làn sóng cụ thể nào chiếm ưu thế, một người sẽ lấy đặc điểm của nó. Nếu cái thiện chiếm ưu thế, một người trở nên tốt; nếu cái ác chiếm ưu thế, một người trở nên xấu xa; nếu niềm vui chiếm ưu thế, một người trở nên hạnh phúc.

… Không bao giờ nói ai đó là vô vọng, bởi vì người đó chỉ đại diện cho một tính cách, một vài thói quen, mà có thể được loại bỏ bởi thói quen mới hoặc thói quen tốt hơn. Tính cáchthói quen lặp đi lặp lại, và chỉ thói quen lặp đi lặp lại mới có thể sửa đổi tính cách.

Ý thức cũng luôn cố gắng thiết lập lại sự tĩnh lặng, sự thuần khiết và giản đơn nguyên thủy của nó, và đó là lý do tại sao tâm trí không ngừng ném đi những ý nghĩ. Nó loại bỏ gánh nặngsự xáo trộn tạo ra bởi sự tích lũy dao động trong cả phần ý thức và vô thức của tâm trí. Nó cố gắng làm dịu con sóng và gợn sóng để hồ ý thức trở nên giống như một hồ nước trong veo, ở đó chúng ta có thể nhìn tới đáy, tới linh hồn.

Đó cũng là lý do tại sao chúng ta mơ - trong trạng thái ngủ được thư giãn đó, tâm trí cố gắng thay tẩy những lớp ý thức bằng cách ném đi những dấu ấn từ tiềm thức để nó có thể lặn vào trạng thái ngủ sâu, chạm tới linh hồn. Mơ là khúc dạo đầu tất yếu để bước vào ngủ sâu. Nhưng nhìn chung,  là chưa đủ để thanh tẩy ý thức, vì hầu hết chúng ta tích lũy nhiều dấu ấn hơn mức chúng ta có thể loại bỏ. Chúng ta tạo ra sự mất cân bằng bởi vì các giác quan kéo chúng ta ra bên ngoài để mang lại sự kích thích về tinh thần và cảm xúc. Cuộc sống của chúng ta càng sôi nổi, chúng ta càng ít sự tĩnh lặng, chúng ta càng khao khát sự kích thích, càng muốn thỏa mãn ham muốn, gánh nặng dâu ấn chúng ta tích lũy càng nhiều, do đó nước hồ càng đục và xáo động.

BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG YOGA

Bước đầu tiên trong Yoga là kiềm chế lực kéo ra bên ngoài của các giác quan và bắt đầu hành trình quay trở vào trong thông qua thiền hướng tới một ý thức được thanh tẩy. Chúng ta bắt đầu với thiền, và các bước khác gồm Yama, Niyama, Asana, Pranayama, PratyaharaDharana đến một cách tự nhiên cùng với Dhyana (thiền).

Khi thiền bị coi là một việc hoặc một hoạt động riêng biệt trong ngày, nó hiếm khi mang lại hiệu quả. Ngược lại, khi chúng ta chuẩn bị cho thiền vào đêm hôm trước, và sau đó cố gắng mang trạng thái nhận được trong khi thiền vào phần còn lại của ngày, thì hiệu quả của nó mang đến động lựcsự thay đổi trong cuộc sống.

CHUẨN BỊ CHO THIỀN

Nếu chúng ta chuẩn bị cho thiền vào tối hôm trước, nó sẽ tạo ra sự khác biệt quan trọng về chất lượng thiền vào sáng hôm sau. Việc đầu tiên là loại bỏ những dâu ấn vào cuối ngày làm việc, thông qua thực hành Thanh lọc Heartfulness. Trong thực hành này, những dao động được loại bỏ khỏi ý thức, tương tự như khi chúng ta tắm. Các dao động lắng xuống, để các lớp ý thức chuyển sang trạng thái tĩnh lặng, nhẹ nhàng và thuần khiết. Loại bỏ dấu ấn không mong muốn là vai trò của Yama.

Chúng ta tiếp tục với Yama cũng bằng việc loại bỏ các khuynh hướng và thói quen thuộc về hành vi là kết quả phát triển từ những dấu ấn. Thông thường, trái tim và tâm trí không an tĩnh do nhiều loại cảm xúc, sự tương tác với người khác, thói quen và các kiểu hành vi xảy ra trong ngày. Ai đó có thể đã làm bạn tổn thương, bạn có thể ghen tị với thành công của người khác, lo lắng về tiền bạc hoặc con cái, hoặc cảm thấy bực bội hay sợ hãi. Chúng ta thậm chí có thể cảm thấy tội lỗi về những điều mình đã làm hoặc đã không làm. Vì vậy, vào buổi tối yên tĩnh, trước khi đi ngủ, là thời điểm tuyệt vời để quét qua các hoạt động trong ngày, và quyết tâm không lặp lại bất cứ điều gì mà bạn có thể đã làm sai, thậm chí là không cố ý.

Đây cũng là thời điểm để kết nối với nhân loại, công nhận tất cả mọi người là anh chị em trên hành trình sống này, bất kể họ đã làm gì, để giải phóng mọi phức tạp trong các mối quan hệ. Làm thế nào sự oán giận, ghen tị hoặc sợ hãi người khác còn trong trái tim chúng ta khi ta chấp nhận mọi người như người một nhà?

Cuối cùng, ngay trước khi đi ngủ là thời điểm hoàn hảo để kết nối sâu bên trong trái tim với Tự ngã thông qua Cầu nguyện Heartfulness. Nhờ kết nối này, giấc ngủ cũng được tươi mới - thể chất, tinh thần và tâm linh - sự bình an thay vì rối loạn về tinh thần. Nó giống như sự khác biệt giữa đi thuyền trên mặt hồ yên ả và trên mặt biển giông bão.

Giấc ngủ tươi mới cho phép chúng ta dậy sớm và thiền trong sự yên lặng của Thiên nhiên lúc bình minh. Đó là một trong những trải nghiệm sâu sắc và đẹp nhất mà bất cứ người nào có thể có được. Trung tâm bên trong chúng ta cộng hưởng với Trung tâm thuần khiết tĩnh lặng của Thiên nhiên tại thời điểm chuyển tiếp giữa đêm và ngày. Chúng ta có thể lặn sâu.

Trước khi bắt đầu Thiền Heartfulness, đầu tiên chúng ta thanh lọc thân tâm một cách có ý thức. Tiếp đó, chúng ta ngồi với tư thế thoải mái hướng vào trong và thư giãn để hơi thở và tất cả năng lượng của chúng ta có thể tập trung vào bên trong (PranayamaPratyahara). Sau đó, chúng ta đưa ra sự gợi ý (Dharana) rằng Nguồn sáng Thiêng liêng trong trái tim tôi đang thu hút tôi vào bên trong, và thông qua sự gợi ý (Dharana), chúng ta nắm giữ và nuôi dưỡng ý định đó trong trái tim một cách tự nhiên và không nỗ lực để bước vào thiền (Dhyana). Dòng truyền nguyên khí (Pranahuti) giúp cho quá trình chú ý vào bên trong không cần nỗ lực hướng tới Samadhi.

Chúng ta đưa ra gợi ý trong trái tim và nó cộng hưởng với môi trường xung quanh của Vùng Trái tim. Khi đó, sự rung động không xáo động này mở rộng thêm nữa, bao phủ các luân xa và tất cả các luân xa bắt đầu sáng. Nó tiếp tục mở rộng, đi qua hết vùng này đến vùng khác cho đến khi tất cả được hấp thu ở vòng tròn trung tâm. Đôi khi chúng ta cảm thấy ánh sáng chói lọi vùng chúng ta chạm tới, và sau đó ánh sáng chói lọi mờ dần khi chúng ta tiến về phía trước. Và cuối cùng chúng ta vượt qua các giai đoạn khác nhau của huyễn hóa (mayathấy mình trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Có nhiều giai đoạn nối tiếp nhau khi chúng ta tiến tới Trung tâm.

Thiền là phương tiện để chúng ta tiếp cận Trung tâm. Khi chúng ta thiền, sức mạnh trung tâm chúng ta có vẫn còn hiệu lực, nó xua tan mây mù và chướng ngại trên đường đi. Điều này chỉ có thể được chứng nghiệm. Cuối cùng, chúng ta thấy mình bơi trong bình an và phúc lạc. Ở giai đoạn này, tâm trí trở nên có kỷ luật và được điều chỉnh một cách tự động, các giác quan được kiểm soát một cách tự nhiên và chúng ta làm chủ được chúng. Tất cả điều này là kết quả của thiền ở trái tim với sự hỗ trợ của Dòng truyền nguyên khí (pranahuti hay pranasya pranaha).

NguồnSAMYAMA - PART 2