13 tháng 4, 2019

Dharana: Thanh lọc quá trình suy nghĩ - Hướng dòng ý định vào bên trong tới Trung tâm

Dharana, Dhyana và Samadhi là ba bước cuối cùng trong Ashtanga Yoga của Patanjali. Không có sự tách biệt hay phân định rạch ròi giữa chúng, vì chúng đan vào nhau để làm rõ tính chất các thực hành tâm linh bên trong của thiền được gọi là Raja Yoga.

Ba bước này tập trung vào mục đích thực sự của Yoga và chúng là các thực hành của cuộc hành trình bên trong được gọi là yatra tâm linh. Trong các bài viết còn lại của loạt bài về Ashtanga Yoga,
DAAJI giúp chúng ta hiểu về vai trò của Dharana, Dhyana và Samadhi, và cách chúng đưa chúng ta đến tột đỉnh của Yoga - hợp nhất hay thấm nhập sự Tồn tại Tối thượng.

Cho đến lúc này, chúng ta đã tìm hiểu 5 bước đầu tiên trong Ashtanga Yoga của Patanjali - Yama, Niyama, Asana, PranayamaPratyahara. Mỗi bước đều có mục đích của chúng, và cùng nhau chúng giúp chúng ta thanh lọc ý nghĩ, hành động, tư thế và năng lượng, bao gồm cả hơi thở và hướng các giác quan vào bên trong tới trường ý thức. Tất cả những thứ này chuẩn bị cho chúng ta đi sâu hơn vào trái tim và tâm trí. Thông qua Dharana, DhyanaSamadhi, chúng ta mở ra tiềm năng của các thể tvi tế và sau đó vượt ra ngoài những thứ này, cuối cùng đến trạng thái Tuyệt đối. Nếu bạn có thể hình dung một con người được cấu thành từ vật chất, năng lượng và trạng thái hư không tuyệt đối - cơ thể, tâm trí và linh hồn - thì lúc này chúng ta ra khỏi thế giới vật lý bước vào cảnh vực của các dạng năng lượng ngày càng vi tế hơn cho đến khi tới Trung tâm của sự tồn tại của chúng ta, đó là hư không Tuyệt đối ở tại nền tảng của mọi thứ.

KINH PATANJALI

Có rất nhiều câu kinh về Dharana, DhyanaSamadhi trong nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn của Patanjali. Dưới đây là một số câu liên quan đến bài viết này:

3.1: Deshah bandhah chittasya dharana

Dharana là quá trình mà tâm trí gắn vào một đối tượng nào đó trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể, và giữ nó ở trạng thái đó.

3.2: Tatra pratyaya ekatanata dhyanam

Khi có dòng chảy không bị phá vỡ hoặc không bị gián đoạn của kiến thức trong đối tượng đó hoặc phần đó của cơ thể, nó được gọi là Dhyana.

3.3: Tad eva artha matra nirbhasam svarupa shunyam iva samadhih

Chỉ khi bản chất của đối tượng đó, của nơi đó hoặc của điểm đó soi sáng tâm trí, mà không có bất cứ hình tướng nào, trạng thái đắm chìm đó được gọi là Samadhi. Nó đến trong thiền khi hình tướng hay phần bên ngoài không còn.

3.4: Khayam ekatra samyama

Khi ba quá trình Dharana, DhyanaSamadhi được kết hợp với nhau ba trong một, trên cùng một đối tượng, một nơi hoặc một điểm, nó được gọi là Samyama. Hình tướng biến mất, và chỉ còn lại bản chất.

3.5: Tad jayat Prajna lokah

Thông qua việc làm chủ quá trình ba trong một của Samyama, ánh sáng của kiến ​​thức, nhận thức siêu vượt và ý thức cao hơn xuất hiện.

3.6: Tasya bhumisu viniyogah

Samyama dần đi vào các mức độ, trạng thái hoặc giai đoạn tinh tế hơn của sự thực hành.

3.7: Khayam antar angam purvebhyah

Ba thực hành [Dharana, DhyanaSamadhi] đi sâu vào bên trong hơn 5 thực hành trước đó.

3.8: Tad api bahir angam nirbijasya

Tuy nhiên, chúng vẫn ở bên ngoài so với Samadhi đích thực - trạng thái không có đối tượng hay thậm chí là đối tượng tiềm năng để tập trung.

3.9: Vyutthana nirodhah samskara abhibhava pradurbhavau nirodhah ksana chitta anvayah nirodhah-parinamah

Cấp độ cao của sự làm chủ được gọi là nirodhah-parinamah xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp, ở đó khuynh hướng nổi lên của những dấu ấn sâu gặp khuynh hướng lắng xuống và sự chú ý của chính trường tâm trí.

3.10: Tasya prashanta vahita samskarat

Dòng chảy ổn định của trạng thái nirodhah-parinamah được duy trì bằng việc tạo ra thói quen thực hành hàng ngày.

3.11: Sarvarathata ekagrata ksaya udaya chittasya samadhi-parinamah

Sự làm chủ được gọi là samadhi-parinamah là giai đoạn chuyển tiếp trong đó khuynh hướng phân tâm (tâm phân tán) lắng xuống và khuynh hướng tập trung (nhất tâm) xuất hiện.

3.12: Tatah Punah shanta-uditau tulya- pratyayau chittasya ekagrata-parinimah

Sự làm chủ được gọi là ekagrata-parinamah là giai đoạn chuyển tiếp trong đó khuynh hướng tập trung của ý thức nổi lên rồi lắng xuống. Ý nghĩ về thời gian biến mất, quá khứ và hiện tại là một, và tâm trí ở trạng thái tập trung.

3.13: Hirdaye chitta samvit

Bằng việc thực hành Samyama về trái tim, kiến ​​thức của tâm trí được thành tựu.

Patanjali mô tả về Dharana, DhyanaSamadhi cùng nhau, bởi vì ông coi chúng là những phần của sự phát triển không ngừng nghỉ, liên quan đến sự tập trung hay sự ổn định hướng vào bên trong. Thiền thường bắt đầu với sự gợi ý (Dharana). Gợi ý (sankalpa) này sinh ra dòng ý định với năng lượng và hướng suy nghĩ.

Khi ý định đó tiến vào sâu hơn, lặn vào phạm vi trải nghiệm của trái tim, chúng ta bước tới thiền (Dhyana). Kết quả là Samadhi, hay sự đắm chìm trong đối tượng thiền. Và chất lượng của Samadhi mà chúng ta trải nghiệm tùy thuộc vào trường năng lượng mà chúng ta tạo ra thông qua quá trình thiền.

DHARANA

Dharana thường được dịch là ‘sự tập trung’, và dĩ nhiên nó là một phần của sự tập trung. Nhưng ý nghĩa của nó rộng hơn và thú vị hơn nhiều so với chỉ đơn thuần là khả năng tập trung với sự chú ý vào một điểm. Dharana cũng bao gồm khả năng chứa đựng, nắm giữ và cũng như tử cung, nuôi dưỡng giống như cách Đất Mẹ sinh ra một cội cây từ một hạt giống được gieo vào lòng Đất. Khi ý thức mở rộng, cuối cùng khả năng chứa đựng của chúng ta rộng lớn đến mức chúng ta có thể dung hứa Thượng đế bên trong mình.

Khi bắt đầu Thiền Heartfulness, chúng ta đưa ra gợi ý “Nguồn Ánh sáng Thiêng liêng trong trái tim tôi đang thu hút tôi vào bên trong”, và sau đó chúng ta phát triển, bao bọc, giữ gìn và nuôi dưỡng gợi ý đó. Dharana dẫn đến sự tập trung bởi vì có dòng chảy không ngừng hướng tới một đối tượng, đó là thứ được mang chứa và nuôi dưỡng trong trái tim. Ở đây cần một chút nỗ lực, thông qua quá trình gợi ý định hướng dòng suy nghĩ, nhưng lý tưởng là nuôi dưỡng khả năng để nó trở thành nỗ lực phi áp lực. Sự gợi ý này dẫn ý thức đi vào dòng chảy bên trong hướng tới Nguồn, vì vậy chúng ta đang hướng tới mục tiêu đồng nhất hoàn toàn với Nguyên lý Thiêng liêng. Nắm giữ và khẳng định mục tiêu tâm linh trong Yoga là Dharana.

Ram Chandra của Shahjahanpur (Babuji) đã giải thích điều đó như sau:

“Mọi người cần phải thiết lập ý định của họ, ngay từ đầu, dựa vào mục tiêu họ phải đạt được, để suy nghĩ và ý chí của họ có thể mở đường tới đó. Qua quan sát thấy rằng những người trên hành trình tâm linh không gắn trạng thái tối hậu vào mục tiêu của họ chắc chắn vẫn chưa tới đích bởi vì trước khi tới được trạng thái tối hậu, họ nhầm lẫn nó với một trong các trạng thái trung gian dẫn tới trạng thái tối hậu hay Thực tại, và dừng lại ở đó. Vì vậy, họ đau khổ chỉ vì không thiết lập mục tiêu. Ngay cả trong các vấn đề thế tục, nếu một người không giữ mục tiêu trong tâm, nỗ lực của anh ta không bao giờ được củng cố để đảm bảo thành công.”  

Làm thế nào để thực hành Dharana cộng hưởng với ý thức của vũ trụ? Khi chúng ta chân thành thực hiện mục tiêu là một với trạng thái Tối hậu, dòng chảy hướng tâm tạo ra sự khuấy động trong cái Vô biên. Chính Đấng Thiêng liêng bị thuyết phục về mục đích duy nhất, về ý định tha thiết của chúng ta. Khi đó, không còn đơn thuần là ‘tôi’ di chuyển về đích; mà xảy ra sự chuyển đổi năng động về đích của người yêu và Người được yêu (Thượng đế), ở đó sức hút đến từ cả hai phía và khoảng cách giữa người yêu và Người được yêu ngày càng được rút ngắn. Sự gần gũi ngày càng tăng và điều này cuối cùng khiến người tìm kiếm hòa vào cái Tối thượng, được cho là dạng chuyển động tiềm tàng tồn tại ở thời điểm của sáng tạo. Ý định, lý tưởng của chúng ta dẫn đến khao khát cháy bỏng, sự thèm khát và thao thức, và điều này vượt xa sự tập trung đơn thuần. Dharana giữ cho thiền gắn vào mục tiêu tối hậu, và đây là điều rất quan trọng để mang tới trạng thái tối hậu.

Cùng khía cạnh này của Dharana cũng cho phép chúng ta nắm giữ và làm sinh động các trạng thái bên trong mà chúng ta nhận được trong mỗi buổi thiền, để chúng trở thành một phần của chúng ta. Bằng cách này, những món quà chúng ta nhận được trong mỗi buổi thiền có thể được hấp thụ và phẩm tính của chúng trở thành bản năng thứ hai của chúng ta.

SANKALPA

Thực ra, Dharana không thể thiếu đối với mọi khía cạnh của thực hành Heartfulness, bởi vì nó là nhiên liệu cơ bản của sankalpa hay sự gợi ý tinh tế. Như Swami Vivekananda đã diễn tả nó một cách đơn giản, “Ý nghĩ là gì? Ý nghĩ là một lực, giống như lực hấp dẫn hoặc lực đẩy. Từ kho lực vô tận trong tự nhiên, công cụ được gọi là ý thức (chit) nắm giữ một số trong chúng, hấp thụ và gửi chúng đi dưới dạng ý nghĩ.”

Với sankalpa chúng ta có thể sử dụng sức mạnh của ý nghĩ một cách rất hiệu quả. Khi chúng ta làm chủ nghệ thuật Dharana, sankalpa trở nên vô cùng có hiệu lực bởi vì nó là sự gợi ý tinh tế nhất cộng hưởng trong một trái tim thuần khiết, rộng mở, yêu thương kết nối với Đấng Thiêng liêng và do đó được hỗ trợ bởi Ý chí Thiêng liêng. Đây cũng là bí mật đằng sau hiệu lực của cầu nguyện. Khi Dharana là trạng thái cầu nguyện, được dâng lên từ một trái tim thuần khiết rỗng rang, thì Đấng Thiêng liêng sẽ chảy vào và nó tự động thu hút sự chú ý hướng về cái Tối thượng. Bất cứ ý nghĩ hoặc ý định nào được dâng lên trong trạng thái này chắc chắn tới được mục tiêu của nó.

DÒNG TRUYỀN

Thiền Heartfulness được hỗ trợ bởi Dòng truyền, giúp cho sự chú ý không nỗ lực hướng vào trong dễ dàng hơn, bởi vì nó đến từ chính Nguồn. Nó chuyển sự chú ý của chúng ta vào sâu bên trong một cách tự nhiên để thấm nhập Samadhi tột đỉnh ngay từ ban đầu. Như đã đề cập trong bài viết trước về Pratyahara, sự chuyển hóa cá nhân từ trong ra ngoài, từ trạng thái Samadhi đi ra ngoài. Chúng ta nhận được sự hỗ trợ để nó là một cuộc hành trình nỗ lực phi áp lực.

SỰ NGHIÊN CỨU

Khoa học yoga về sự khai sáng bên trong phụ thuộc vào Dharana. Từ một gợi ý ban đầu, chúng ta thiền, lặn sâu hơn vào ý thức vũ trụ của Samadhi và rồi nổi lên trở lại ở cuối buổi thiền để quan sát, ghi nhận, luận ra những gì chúng ta đã trải qua và những gì đã thay đổi ở trạng thái bên trong chúng ta. Không có Dharana nuôi dưỡng ý nghĩ ban đầu này, để nó đi sâu và mở ra trong quá trình thiền, sự khai sáng là không thể. Thực ra, lý do tại sao nhiều người không thể ‘đọc’ được trạng thái bên trong của họ là bởi vì họ không nuôi dưỡng Dharana trong lúc thiền.

Để làm như vậy đòi hỏi phải luyện tập các chức năng liên quan đến nhận thức về manomaya koshavignanamaya kosha, quan sát với toàn bộ ý thức và hòa nhập kiến ​​thức mà tâm trí nhận được theo cách mới và sáng tạo. Một cách để phát triển năng lực này là viết nhật ký sau mỗi buổi thiền, viết lại những gì đã xảy ra. Một cách khác là sử dụng thiền một cách tích cực như một công cụ để nghiên cứu, bằng việc đặt câu hỏi hoặc đưa ra sự gợi ý để được khám phá thông qua ý thức mở rộng trong lúc thiền. Tâm trí trong trạng thái thiền có thể phát triển một ý tưởng hoặc vấn đề với tầm nhìn cao hơn và rộng hơn nhiều so với lập luận có thể đạt được dựa trên trí năng.

Trên thực tế, ý thức mở rộng thường dẫn đến nguồn cảm hứng, đó cũng là cách mà hầu hết các phát minh vĩ đại đã đến trong lĩnh vực khoa học và cách mà hầu hết các kiệt tác nghệ thuật đã được tạo ra. Chẳng hạn, giấc mơ của Kekulé đưa ông đến sự khám phá về vòng benzen, Định luật Archimedes được khám phá trong khi Archimedes đang thư giãn trong bồn tắm.

Swami Vivekananda đã giải thích rõ trong phần giới thiệu cuốn sách của ngài, Raja Yoga, rằng Yoga là khoa học nhờ đó chúng ta có được trải nghiệm và nhận thức trực tiếp về các trạng thái bên trong con người.

Ngài nói, “Ngay từ đầu, khoa học về Raja Yoga đưa cho chúng ta một phương tiện để quan sát các trạng thái bên trong. Công cụ là chính tâm trí. Sức mạnh của sự chú ý, khi được định hướng đúng và hướng vào bên trong, sẽ phân tích tâm trí và soi sáng sự việc cho chúng ta. Sức mạnh của tâm trí giống như những tia sáng phân kỳ; khi chúng được hội tụ chúng tỏa sáng. Đây là phương tiện duy nhất về kiến ​​thức của chúng ta.” 

Đó là tiềm năng và vẻ đẹp của Dharana.

NguồnSAMYAMA - PART 1