Pratyahara là bước thứ năm
trong tám bước thực hành yoga của Patanjali. Mặc dù là một trong những khái
niệm quan trọng nhất trong Yoga nhưng nó chưa được hiểu một cách thấu đáo. Thiếu Pratyahara là lý do tại sao nhiều người
trong chúng ta tranh đấu với thực hành thiền, và cũng là lý do tại sao chúng ta
không nhận được nhiều lợi ích như các thực hành Asana và Pranayama. Trong
bài này, DAAJI giúp chúng ta hiểu về tầm quan trọng và mục đích của Pratyahara và làm thế nào để đưa nó vào thực
hành Yoga.
Vấn đề phổ biến nhất mà chúng ta gặp phải
khi mới thực hành thiền là gì? “Làm thế nào để tôi có thể thoát khỏi những ý nghĩ và cảm xúc nổi lên khi tôi ngồi yên, nhắm mắt lại và cố gắng thiền?” Cho dù
đó là thiền, đọc sách hay giải quyết một vấn đề, thường thì suy nghĩ bị kéo theo nhiều hướng khiến chúng ta không thể tập trung. Bạn có bao
giờ để ý rằng ngay cả khi bạn nhắm mắt, nhưng âm thanh, mùi vị và các hoạt động xung
quanh khiến bạn sao lãng khỏi việc đi vào trong? Tập trung vào những thứ bên
ngoài là dễ dàng, ví dụ, xem một bộ phim hoặc một trận bóng, bởi vì các
giác quan của chúng ta được thu hút ra bên ngoài, được bận rộn và được kích thích.
Nhưng cố gắng tập trung vào đối tượng thiền ở bên trong thường là khó
khăn.
Chào mừng bạn đến bước thứ năm của Ashtanga Yoga! Phẩm tính hay khả năng hướng sự chú ý vào trong được gọi là Pratyahara,
hay ‘sự tụ lại’. Hầu hết những người thực hành Hatha Yoga hoặc thiền đều không
chú ý nhiều đến Pratyahara, nhưng nó
là thiết yếu đối với bất kỳ thực hành yoga nào.
Bốn bước đầu tiên - Yama, Niyama, Asana và Pranayama - Tinh chỉnh suy nghĩ, hành động, tư thế và năng lượng
bao gồm cả hơi thở. Khi tới bước thứ năm, chúng ta đứng trước một
bước ngoặt, bởi vì sự tập trung chuyển sang tâm trí, thân vi tế.
MÔ TẢ CỦA PATANJALI
Trong Yoga
Sutras, Patanjali nói về Pratyahara
như sau:
2.54: Sva vishaya asamprayoge chittasya svarupe anukarah iva
indriyanam pratyaharah
Khi indriyas, cơ quan thần kinh của các giác quan và hành động không
còn tương hợp với các biểu hiện bên ngoài tương ứng của chúng, và xoay vào trong tới trường ý thức mà từ đó chúng khởi sinh, đây là bước thứ
năm được gọi là Pratyahara.
2.55: Tatah parama vashyata indriyanam
Thông qua sự xoay vào trong của các giác
quan và hành động cũng đưa đến khả năng cao nhất, khả năng kiểm soát và làm chủ giác
quan mà mặt khác cũng lại hướng ra ngoài với các đối tượng của chúng.
THÂN VI TẾ VÀ SỰ TRI THỨC
Để hiểu tường minh khái niệm Pratyahara, chúng ta cần tìm hiểu khoa học
về nhận thức con người và chúng ta sử dụng các giác quan như thế nào để chúng
hoạt động như một phần của thân vi tế. Chúng ta có 19 thân vi tế chính, và
chúng là:
4
thân vi tế (ant): ý thức (chit), tâm (manas), trí năng (buddhi)
và cái tôi (ahankar).
5
dòng năng lượng (prana): dòng chảy
vào trong điều khiển quá trình hô hấp và tiếp nhận; dòng chảy đi xuống và ra ngoài
của sự bài tiết về vật lý và xả bỏ về tinh thần; dòng chảy cân bằng và hội nhập liên quan đến đồng hóa và dị hóa; dòng chảy đi lên tới các cấp độ cao hơn
của ý thức, điều khiển sự thể hiện bản thân; và dòng chảy qua các nadis (dọc theo các luân xa), hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ
bạch huyết, cơ và khớp, suy nghĩ và cảm xúc.
5
giác quan hướng vào bên trong (jnanendriyas):
thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
5
giác quan hướng ra ngoài hay các quá trình năng lượng (karmendriyas): bài tiết, sinh sản, di chuyển, nắm bằng tay và
nói.
Pratyahara
là khả năng chuyển sự chú ý của 5 giác quan vào trong. Đó là thu rút năng
lượng có ý thức khỏi các giác quan. Cách quá trình nhận thức diễn
ra:
Đầu
tiên, chúng ta tiếp nhận dấu ấn từ thế giới bên ngoài thông qua 5 giác
quan - thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
Sau
đó, các cơ quan nhận thức bên trong hoạt động thông qua các trung tâm não bộ và
chuyển tiếp dấu ấn đến tâm trí, và
Tâm
trí chuyển tiếp cùng một thứ thông qua các lớp của nó đến linh hồn.
Khi
tất cả các quá trình này làm việc cùng nhau, chúng ta nhận thức một đối tượng
bên ngoài.
Khi cho phép các giác quan hướng ra ngoài tới ngoại vi, chúng ta không ngừng bị kéo ra thế giới bên ngoài.
Chúng ta
không còn dựa vào nguồn tài nguyên bên trong mà hướng ra ngoài đối với mọi thứ. Sự xáo
trộn bắt đầu. Pratyahara tương phản với sự
xáo trộn. Nếu tiếp cận khôn ngoan, không quá khó để thu rút sự chú ý khỏi
các giác quan, nhưng nó phải xảy ra tự nhiên thông qua thực hành mở rộng
ý thức và trái tim. Ở phần sau của bài viết, chúng ta sẽ khám phá thực hành
Heartfulness mang đến Pratyahara một cách rất thỏa mãn như thế nào.
Có những phương pháp cố gắng ép sự rút lui vào trong bằng thôi miên, tụng kinh, ma túy hoặc các thực
hành thiền có tính đàn áp, nhưng tốt hơn là lựa chọn con đường tự nhiên.
Điều này mang đến cho chúng ta một manh mối thiết yếu - làm thế nào để đánh
giá và lựa chọn một thực hành cá nhân: “Nó có tự nhiên không? Nó có làm
cho tôi mở rộng tâm trí, chứng kiến các hoạt động của tâm trí và nhẹ nhàng chuyển sự chú ý của các giác quan vào bên trong?”
Aii mà có thể chặn dòng tâm trí hướng ra ngoài, và giải phóng nó khỏi sự lệ thuộc của các giác quan
là thành công trong Pratyahara. Dù
sao tâm trí cũng sẽ nổi bong bóng trong khi thiền, vì bản chất
của nó là để suy nghĩ. Ban đầu, nhiều ý nghĩ và hình ảnh khó chịu có thể đến,
nhưng theo thời gian sự xáo trộn ngày càng ít đi, và dần dần nó trở nên phẳng lặng hơn. Trong vài tháng đầu tiên thực hành thiền có thể có nhiều suy nghĩ, sau đó
chúng sẽ lắng xuống, và đến một lúc nào đó tâm trí sẽ không còn gợn sóng. Và đó
là phần dễ dàng - nó là phần còn lại của ngày khi chúng ta không thiền, điều
này đòi hỏi sự thuần thục!
Trong Yoga, chúng ta cần chú ý đến Pratyahara. Ngay cả khi chúng ta thuần thục Yama và Niyama, Asana và Pranayama, bốn bước trong Ashtanga Yoga cần phải kết hợp với bước
thứ năm này để mang lại sự thanh tịnh và giản đơn thực sự của tính cách, thông
qua việc làm chủ các chức năng cảm giác của tâm trí. Và các chức năng của tâm
trí, thân vi tế là kẻ ma mãnh nhất trong tất cả! Bạn có thể nói rằng đây là
khởi đầu của hành trình tới tự do, bởi vì trước đó, chúng ta chỉ là những con rối
bị điều khiển, bị thôi thúc bởi giác quan và ham muốn.
Bạn có lẽ đã đọc về sự khôn ngoan của người
Ấn Độ cổ đại trong Upanishad, rằng:
Mana
eva manushyanam
karanam
bandha-mokshayoh
bandhaya
visayasango
muktyai
nirvisayam manah
Đối với con người, tâm trí là nguyên nhân của
sự ràng buộc và tâm trí cũng là nguyên nhân của sự giải thoát. Tâm trí hấp thu đối
tượng của giác quan là nguyên nhân của sự ràng buộc và tâm trí bất tùy thuộc
vào đối tượng của giác quan là nguyên nhân của sự giải thoát.
MINDFULNESS CHỈ LÀ BƯỚC ĐẦU
TIÊN
Swami Vivekananda từng nói, “Pratyahara là sự tụ lại, nỗ lực để nắm giữ tâm
trí và tập trung nó vào đối tượng mong muốn. Bước đầu tiên là để cho tâm trí lang thang; quan sát nó; xem nó nghĩ gì; chỉ là một nhân chứng thuần túy.
Tâm trí không phải là linh hồn hay tâm hồn. Nó chỉ là vật chất ở dạng vi tế hơn,
chúng ta sở hữu nó và có thể học cách điều khiển nó thông qua các năng lượng thần
kinh.”
Ở đây trong Yoga, chúng ta tìm thấy nguồn gốc nguyên thủy của Mindfulness, thứ du hành và biến đổi qua các nền
văn hóa trong hàng nghìn năm, Vivekananda định nghĩa nó là bước đầu tiên trong Pratyahara - là một nhân chứng đối với tâm trí. Hầu hết các nghiên
cứu khoa học về thiền trong thế giới phương Tây tập trung vào thực hành chứng kiến tâm trí và
khả năng theo sau để “học cách điều khiển nó [tâm trí] thông qua các năng lượng
thần kinh” - cơ sở của rất nhiều nghiên cứu hiện đại về khoa học thần kinh.
Nhưng Pratyahara
vượt ra ngoài bước đầu tiên này. Vivekananda tiếp tục, “Cơ thể là đối tượng của cái chúng ta gọi là tâm trí (chủ thể). Chúng ta, Tự ngã vượt ra ngoài cả thân và tâm; vượt ra ngoài chủ thể hay đối tượng; chúng ta là Atman, nhân chứng vĩnh cửu, thường hằng. Cơ thể là ý nghĩ được kết tinh.”
Ngài cho chúng ta phương pháp để phát
triển Pratyahara: “Cách dễ nhất để nắm giữ
tâm trí là ngồi yên lặng và để nó trôi đến nơi nó sẽ đến trong một
lát. Nắm giữ nhanh ý tưởng, ‘Ta là nhân chứng đang quan sát tâm trí lang thang. Tâm trí không phải là Ta.’ Sau đó,
hãy quan sát nó nghĩ như thể nó là một thứ hoàn toàn tách biệt với
chính bạn. Hãy đồng hóa bản thân với Thượng đế, chứ không phải vật hoặc tâm.”
“Hãy tưởng tượng tâm trí là một hồ nước yên ả trải ra trước mắt bạn, ý nghĩ đến và đi như những bóng khí nổi lên và vỡ ra
trên mặt nước. Không nỗ lực để kiểm soát suy nghĩ, mà hãy
quan sát và dõi theo chúng với sự hình dung rằng chúng trôi đi mất. Điều này dần dần sẽ làm giảm các
vòng tròn. Bởi vì tâm trí bao phủ một dải rộng các vòng tròn ý nghĩ và những
vòng tròn này lan ra thành những vòng tròn ngày một lớn hơn, như trong một hồ nước khi chúng ta ném xuống một hòn đá. Chúng ta muốn đảo ngược quá trình đó và bắt đầu
với một vòng tròn khổng lồ rồi làm nó hẹp dần lại cho đến khi cuối cùng chúng
ta có thể giữ tâm trí tại một điểm và để nó lại đó. Hãy nắm giữ ý tưởng, 'Tôi không phải là tâm, tôi thấy tôi đang nghĩ, tôi đang quan sát hoạt
động của tâm' và mỗi ngày sự đồng hóa của bạn với suy nghĩ và cảm xúc sẽ giảm
dần, cho đến một ngày bạn có thể tách hoàn toàn chính mình ra khỏi tâm và thực sự biết
nó đã rời xa bạn. Khi điều này được thực hiện, tâm trí là người phục vụ của bạn,
tùy bạn ra lệnh. Giai đoạn đầu tiên của việc là một yogi là vượt ra ngoài giác quan.”
Có phải điều này có nghĩa là chúng ta hoàn
toàn không sử dụng các giác quan? Dĩ nhiên là không phải như thế - các giác quan cho phép
chúng ta lèo lái trong thế giới và sống một cuộc đời thành công. Không
có chúng, chúng ta đau khổ - những người mù, điếc hoặc câm đều biết quá rõ điều này. Vì vậy, không phải là kìm nén các giác quan mà là làm thanh khiết chúng và sử dụng
chúng một cách khôn ngoan. Khi tôi mới thực hành
Heartfulness, tôi đã quan sát Ram Chandra ở Shahjahanpur (Babuji), Guru đầu tiên của tôi. Một mắt của ngài luôn nhìn chằm chằm về trái tim mình,
tập trung vào bên trong, trong khi mắt kia nhìn thế giới và tất cả chúng ta để
ngài dẫn dắt chúng ta và làm công việc của ngài. Ngài sử dụng thị giác
hòa hợp với Pratyahara. Tương tự,
ngài sử dụng khứu giác để nhận biết thế giới cho một mục đích khác. Trong cuốn
tự truyện của mình, ngài mô tả rằng khi còn là một thiếu niên ngài đã phát triển khả
năng nhận ra quần áo của mọi người thông qua mùi: “Điều này phát triển đến
mức khi 14 tuổi tôi có thể biết được tính cách của một người qua mùi mồ
hôi của họ.” Các giác quan là thứ thiết yếu đối với cuộc sống và có thể rất hữu
ích miễn là chúng ta làm chủ được chúng để chúng không phó mặc cho những ham muốn
bên ngoài.
CHU TRÌNH TỰ NHIÊN
Một lời khuyên thực tiễn khác giúp ích với Pratyahara, liên quan đến nadis và hơi thở. Nhìn chung, vào những
thời điểm trong ngày khi chúng ta thở đều qua cả hai lỗ mũi thường là
các thời điểm sandhya, nghĩa là các thời
điểm chuyển tiếp hoặc chuyển hướng trong chu kỳ mặt trời và mặt trăng gồm lúc mặt
trời mọc, buổi trưa, hoàng hôn và nửa đêm. Khi chúng ta thiền vào những thời điểm
này, sẽ dễ quay vào trong và an tĩnh hơn. Ngoài ra, khi năng lượng di chuyển vào trong, khi hơi thở qua lỗ mũi bên trái, liên kết với
Chandra nadi và hệ thần kinh đối giao
cảm, các giác quan sẽ dễ dàng tập trung vào trong và năng lượng suy nghĩ sẽ
chảy vào trong. Chúng ta có thể sử dụng các thời điểm đó cho Pratyahara.
THỰC HÀNH HEARFULNESS
Heartfulness thời nay đưa chúng ta
tiến xa hơn, vì nó đơn giản hóa và thúc đẩy con đường cổ xưa của Yoga. Không cần phải
thực hiện từng bước riêng biệt trong Ashtanga Yoga. Thay vào đó, Yama, Niyama, Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana và Samadhi tất cả đến đồng thời. Công việc này xảy ra với Pratyahara
như thế nào?
Đầu tiên, Thiền Heartfulness được hỗ trợ bởi
Dòng truyền, tạo điều kiện cho sự tập trung không nỗ lực vào trong. Như thế nào? Dòng truyền đến từ Nguồn, từ Trung tâm, do đó nó điều chỉnh chúng ta từ
trong ra ngoài để thấm nhập Samadhi
siêu phàm nhất ngay từ ban đầu. Khi Thiền Heartfulness với Dòng truyền, sự
chuyển hóa xảy ra từ trong ra ngoài, từ Samadhi
tới Yama, từ bước thứ tám tới bước thứ
nhất. Đồng thời, chúng ta nuôi dưỡng lối sống từ ngoài vào trong, đi từ bước đầu
tiên đến bước thứ tám. Cách tiếp cận hai chiều này có tính cách mạng, bởi vì
nó cho phép chúng ta trải nghiệm đồng thời 8 thuộc tính của yoga, mà không cần
phải tranh đấu. Chúng ta được trao cho cây gậy để đi, và đôi khi chúng ta cũng
được mang theo như kangaroo con trong túi kangaroo mẹ, vì vậy cuộc hành
trình là sự nỗ lực không áp lực.
Thứ hai, Thanh lọc Heartfulness loại bỏ dấu ấn khỏi các thân vi tế, thứ cấp nhiên liệu cho ham muốn của chúng ta và kích thích các giác quan. Trong các bài viết trước, chúng ta đã nói về những lôi
kéo cảm xúc do dấu ấn tích lũy trong quá khứ. Sự tập trung vào trong có thể nào là tự nhiên nếu các dấu ấn chưa được loại bỏ? Đó là lý do
tại sao thanh lọc là rất quan trọng.
Thông qua hai thực hành Heartfulness, Pratyahara làm cho dễ dàng, cả tập trung sâu vào bên trong và loại bỏ các chướng ngại được tăng tốc. Mặc dù chúng
ta vẫn chứng kiens sự thất thường của tâm trí
trong khi thiền, chúng ta chỉ nhẹ nhàng lờ đi những ý nghĩ xuất hiện bởi vì chúng
đang rời khỏi chúng ta.
Thứ ba, Cầu nguyện Heartfulness là một thực
hành trực tiếp của Pratyahara. Nó chứa một sự thừa nhận, “Chúng con còn nô lệ bởi muốn ham thứ cản bước con đường tiến bộ”, và vì thế trao cho chúng ta giải pháp để vượt ra ngoài sự giới hạn đó, bằng việc tập trung vào một giai tầng của tồn tại vượt ra ngoài giác quan. Một cách tự nhiên cầu nguyện đưa chúng ta đến trung tâm của
chính mình, ở đó giác quan không được cần đến trong sự chứng kiến của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta ở trong sự thấm nhập cõi giới cao hơn của tồn tại
thông qua trái tim.
Ngoài ra còn có các thực hành Heartfulness
khác hỗ trợ Pratyahara, bao gồm kỹ
thuật khoa học được phát triển bởi Ram Chandra ở Shahjahanpur. Trong khi quan
sát dòng năng lượng suy nghĩ, ngài phát hiện ra cách nó đi xuống từ 'hồ ý
thức' - được biết đến trong Yoga như chit
lake - thứ được liên hệ với vỏ não ở trán và Brahmanda Mandal hay Vùng Vũ trụ trong giải phẫu tâm linh. Năng lượng
suy nghĩ đi xuống từ hồ ý thức hướng tới vùng ngực và ở hầu hết mọi người,
nó trệch sang bên trái, tới luân xa đầu tiên của Vùng Trái tim. Từ đó, nó chảy
ra ngoài hướng tới những ý nghĩ và hoạt động thế tục.
Sau đó, ngài quan sát rằng nếu hồ ý thức được thanh lọc trước tiên và một phần dòng năng lượng suy nghĩ được nhẹ nhàng chuyển hướng sang ngực phải, đến điểm thứ 2 (luân xa thứ 2), điểm linh hồn, thì người tìm kiếm
sẽ được giải phóng khỏi những ý nghĩ phiền nhiễu. Bằng việc mang sự chú ý đến linh hồn thay vì ham muốn, các giác quan được thu hút một cách tự nhiên vào trong. Pratyahara
và vairagya đi đôi với nhau, và một
chướng ngại to lớn được đi qua một cách đơn giản.
Tiếp đó, có các thực hành Heartfulness để
duy trì sự thanh khiết của các điểm A, B, C và D xung quanh điểm 1 (luân xa 1) của trái tim, trạm dựng chân đầu tiên của hầu hết các dấu ấn cảm giác trong thân thể chúng ta.
Những thực hành này là một chế độ tập luyện duy trì hàng ngày để các giác
quan không còn luôn luôn tìm kiếm ngoại giới do sự kích thích. Thay
vào đó, chúng có thể an định và không bị tác động.
Và cuối cùng là đòn ân sủng, kỹ thuật
của tất cả các kỹ thuật Heartfulness để giữ cho các giác quan thư giãn và tự do khỏi sự náo động. Nó là thiền với đôi mắt mở, hay thường niệm, ở đó trạng
thái thiền kéo dài suốt cả ngày. Đó là ví dụ cổ điển về cách
Heartfulness hoạt động từ trong ra ngoài. Khi thiền là việc đầu tiên
vào buổi sáng, trước lúc bình minh, chúng ta có thể hấp thụ Dòng truyền rất dễ
dàng, bởi vì chúng ta hợp tác với Thiên nhiên - chúng ta bơi xuôi dòng.
Dòng Truyền đưa chúng ta đến những mức độ thiền sâu, ở đó chúng ta trải nghiệm Samadhi, trạng thái cân bằng hoàn hảo đó
là thứ có trước sự sáng tạo. Chúng ta là một với linh hồn. Khi nổi lên khỏi thiền, chúng ta dành vài phút cho trạng thái vừa nhận được để được tăng trưởng và hấp thu, để chúng ta là một
với nó, trong sự hợp nhất hoàn toàn. Khi chúng ta có thể nắm giữ trạng thái Samadhi này khi mở mắt, Pratyahara xảy ra một cách tự nhiên.
Chúng ta mang theo nó trong ngày,
và trạng thái sâu lắng đó ở lại với chúng ta để chúng ta được kết nối với nó
trong khi làm những việc khác. Chúng ta ở trong thế giới, nhưng các
giác quan của chúng ta không bị lôi kéo bởi thế giới. Chúng ta duy trì sự vô tư lự và hấp thu sự việc một cách có ý thức. Chúng ta duy trì sự linh hoạt và nhận
thức với sự chú tâm, đồng thời cũng đắm chìm trong Samadhi.
Có một câu chuyện ngụ ngôn Ấn Độ giải thích thú vị về điều này: Khi ngôi sao Svâti đi lên từ đường chân trời, khi ấy trời mưa và một giọt nước mưa rơi vào miệng
một con sò, giọt nước mưa đó sẽ trở thành ngọc. Những con sò biết chuyện, vì vậy chúng nổi lên khi Svâti chiếu sáng
trên trời và đợi để hứng lấy một giọt nước mưa. Khi hứng được giọt nước mưa,
những con sò khép vỏ lại và lặn xuống đáy biển, kiên nhẫn nuôi ngọc.
Làm thế nào chúng ta có thể giống như những
con sò bé nhỏ ấy? Làm thế nào chúng ta có thể sống trong thế giới, trong khi để sang
một bên những ảnh hưởng bên ngoài để kiên nhẫn nuôi dưỡng sự thật (một viên ngọc tuyệt đẹp) trong chúng ta? Đó là nơi Heartfulness thực hiện vai trò của nó. Khi
trái tim là tâm điểm của chúng ta, mọi thứ dù thế nào cũng được kết nối và hội nhập. Trái tim không phân biệt các mức độ thô, vi tế và nguyên nhân của tồn tại bởi vì trái tim dung chứa tất cả.
Bằng việc lặn vào trái tim mỗi sáng trong
thiền, chúng ta sẽ trở nên giống như những con sò bé nhỏ đó. Khi đó, chúng
ta sẽ đến trạng uparati của yoga, ở
đó chúng ta không còn bị điều khiển bởi ham muốn và giác quan, bởi vì tâm
trí lúc nào cũng chú ý vào Thực tại.
Nguồn: PRATYAHARA