24 tháng 3, 2019

Pranayama: Thanh lọc thân năng lượng - Hướng dòng năng lượng và hơi thở vào trong

Pranayama là bước thứ tư trong 8 bước thực hành yoga của Patanjali. Trong bài này, DAAJI giải thích mục đích của các thực hành Pranayama, những điều nên và không nên chính yếu. Đồng thời, ông giới thiệu Prana như nền tảng của tất cả các thực hành này, cũng như đề cập đến Prana pratishtha trong sự thờ phượng truyền thống và Pranahuti trong con đường Heartfulness, mô tả sự điều chỉnh và ổn định trường năng lượng giúp chúng ta lặn sâu vào thiền tới trung tâm hiện hữu của chúng ta như thế nào.


Hàng ngàn năm qua, con người đã thờ cúng và cầu khẩn các thần tượng và tượng, gồm ảnh của các vị thần, các vị thánh và các biểu tượng như chữ tập. Thông thường, những hình ảnh này có tính biểu tượng sâu sắc, và cũng được sạc Prana hay tinh túy tâm linh bởi các vị thánh vĩ đại hoặc nhà tiên tri trong quá khứ. Quá trình sạc một thần tượng được gọi là Prana pratishtha. Giờ đây, câu hỏi đặt ra là: nếu một vị thánh hoặc một yogi có thể truyền tinh túy tâm linh vào một bức tượng, một chữ thập hoặc tảng đá vô tri vô giác thì cùng vị thánh đó có thể nào không truyền tinh túy đó vào trái tim của một con người không? Một con người có thể cảm nhận được bản chất thiêng liêng và đáp ứng trực tiếp thay vì phải qua trung gian một thần tượng không? Câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng ở phần sau trong bài viết này.

Swami Vivekananda từng nói, “Prana đứng ở siêu hình đại diện cho tổng năng lượng trong vũ trụ. Theo thuyết của các triết gia, vũ trụ này xuất hiệu trong dạng sóng; nó nổi lên, rồi chìm xuống, tan ra, như nó đã là; rồi một lần nữa xuất hiện với tất cả sự đa dạng; rồi một lần nữa từ từ trở về. Bởi vậy, nó diễn ra như nhịp tim. Toàn bộ vũ trụ này gồm vật chất và lực; và theo các triết gia Phạn ngữ, mọi thứ mà chúng ta gọi là vật chất, chất rắn và chất lỏng, là kết quả của một vật chất nguyên thủy, mà họ gọi là Akasha hay không gian (ether); và lực nguyên thủy, ở đó tất cả các lực chúng ta thấy trong thiên nhiên là những biểu hiện, họ gọi là Prana. Prana này hành hoạt theo Akasha, thứ tạo ra vũ trụ, và sau khi kết thúc một giai đoạn, được gọi là một chu kỳ, có một giai đoạn dừng. Một giai đoạn hoạt động được nối tiếp bởi một giai đoạn dừng; đây là bản chất của mọi thứ.” Đây cũng là bản chất hơi thở của chúng ta.

Điều đầu tiên chúng ta hy vọng khi một đứa trẻ chào đời là gì? Đó là đứa trẻ thở bình thường. Và khi kết thúc sự sống chúng ta cũng kiểm tra hơi thở, bởi vì không có hơi thở nghĩa là chúng ta chết. Hơi thở là tín hiệu của sự sống, và trong ý nghĩa đó, Pranayama là về hơi thở. Nhưng Pranayama còn nhiều hơn thế. Thông qua Prana chúng ta thở, dòng máu lưu thông, hệ thần kinh và các cơ hoạt động, và chúng ta suy nghĩ. Tất cả các dạng năng lượng là biểu hiện của Prana.

Pranayama là sự kết hợp của hai từ Prana Ayama. Prana có gốc tiếng Phạn là An, có nghĩa là ‘chuyển động’, hay ‘thở’ với tiền tố Pra thường được sử dụng để làm tăng ý nghĩa của gốc mà nó liên kết. Từ Ayama có nghĩa là ‘mở rộng, trải rộng, kéo dài,’ vì vậy Pranayama có nghĩa là kéo dài hoặc mở rộng sinh lực sống hay hơi thở. Ayama đôi khi cũng có nghĩa là ‘kiềm chế hoặc kiểm soát’, trong trường hợp đó nó cũng có thể có nghĩa là kiểm soát hoặc kiềm chế hơi thở. Vì vậy, cả mở rộng và thu nhỏ đều có trong quá trình, như trong chính quá trình hô hấp.

MÔ TẢ CỦA PATANJALI

Trong Yoga Sutras, Patanjali nói về Pranayama như sau:

2.49: Tasmin sati shvasa prashvsayoh gati vichchhedah pranayamah.

Một khi sự hoàn hảo trong tư thế thiền đạt được, chúng ta có thể thực hành điều chỉnh dòng hơi thở đến và đi, và mở rộng năng lương thiết yếu hay Prana. Đây được gọi là Pranayama.

2.50: Bahya abhyantara stambha vrittih desha kala sankhyabhih paridrishtah dirgha sukshmah.

Pranayama có ba khía cạnh: 
dòng chảy ra ngoài hay thở ra, dòng chảy vào trong hay hít vào, và sự vắng mặt của cả hai trong quá trình chuyển tiếp giữa chúng, được biết đến như sự chặn lại hay sự ngưng lại. Ba trạng thái này bị quy định bởi địa điểm, thời gian và số lượng, hơi thở trở nên chậm và vi tế.

2.51: Bahya abhyantara vishaya akshepi chaturthah.

Loại Pranayama thứ tư, siêu vượt Pranayama hướng vào trong và hướng ra ngoài. Nó dường như phi nỗ lực và xảy ra trong sự tập trung.

2.52: Tatah kshiyate prakasha avaranam.

Kết quả là, màn che ánh sáng bên trong bị hạ xuống.

2.53: Dharanasu cha Yogyata manasah.

Tâm trí lúc này phù hợp cho sự tập trung hay Dharana.

Tóm lại, một khi làm hoàn hảo tư thế thiền, bạn có thể thực hành điều chỉnh dòng hơi thở vào, ra và mở rộng năng lượng thiết yếu. Có ba khía cạnh đối với hơi thở - thở ra, hít vào và trạng thái chuyển tiếp ở giữa chúng. Ba trạng thái này được quy định bởi địa điểm, thời gian và số lượng, và cuối cùng hơi thở sẽ trở nên chậm và vi tế. Kết quả của những thực hành này là màn che ánh sáng bên trong bị hạ xuống và tâm trí trở nên phù hợp cho sự tập trung. Loại Pranayama thứ tư siêu vượt chuyển động vào trong và ra ngoài, dường như phi nỗ lực và xảy ra trong sự tập trung.

Đến đây chúng ta có thể thực sự bắt đầu hình dung dòng chảy mà Patanjali đã mô tả trong Ashtanga Yoga. Đầu tiên là YamaNiyama, bởi vì không có sự tinh chỉnh tính cách, tâm linh có giá trị gì! Không có sự cân bằng giữa trạng thái bên trong và bên ngoài. Khi bắt đầu một thực hành tâm linh, bước đầu tiên là thiết lập tư thế đúng để tạo ra phạm vi cho sự tiếp cận bên trong - đó là bước thứ ba, Asana. Sự hoàn hảo về tư thế là điều kiện tiên quyết cho các bước sau. Khi đó Pranayama nối trực tiếp từ Asana, và nó cũng tạo ra trường năng lượng phù hợp cho cả PratyaharaDharana, bước thứ năm và thứ sáu trong Ashtanga Yoga.

DÒNG CHẢY VÀO TRONG VÀ RA NGOÀI CỦA NĂNG LƯỢNG

Mục đích ban đầu của Pranayama là điều chỉnh hơi thở để nó trở nên chậm và vi tế, để cho phép sự chú ý xoay vào trong, an định tâm trí và làm tan biến những kiểu suy nghĩ phân tán. Tựu chung lại, ý nghĩ là gì ngoài năng lượng? Sự xoay vào bên trong của trường năng lượng khi đó củng cố liên kết của Pranamaya kosha, vỏ năng lượng của con người, với bình diện vi tế hơn của tồn tại - tâm trí và linh hồn - thay vì luôn hướng năng lượng ra ngoài vào bình diện vật lý.

Các thực hành Pranayama của yoga hoạt động ở trường năng lượng của con người (được gọi là thân vi tế) và Pranamaya kosha liên quan. Khi được thực hiện tốt, chúng mang lại sự cân bằng và sức khỏe tinh thần, dẫn đến một sức khỏe tốt, bởi vì hệ thống năng lượng của chúng ta khi đó cộng hưởng và hòa hợp với năng lượng vũ trụ.

Chúng ta có thể coi Pranayama như mở rộng sinh khí; hơi thở với dòng vào và dòng ra của cái toàn thể. Chúng ta mở vào hơi thở vô hạn của cái Bất diệt.

Khi luyện các bài tập thở với điều này trong tâm, thì chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của chúng. Nếu mục tiêu chỉ là hít vào và thở ra theo một nhịp nhất định thì chúng ta sẽ không tận hưởng được nó, nhưng một khi chúng ta thực hiện nó với nhận thức rằng nó là cho mục đích cao hơn này, thì nó sẽ khác.

Chúng ta có thể dễ dàng quan sát điều gì xảy ra khi chúng ta thay đổi cách thở; toàn bộ trường năng lượng của chúng ta thay đổi. Ví dụ, cố gắng quan sát hơi thở khác như thế nào khi bạn tức giận so với bình tĩnh, khi bạn ngủ so với thức và khi bạn yêu thương so với ích kỷ. Và các kiểu thở khác nhau cũng là biểu hiện của một kiểu năng lượng sâu hơn - của dòng vào và dòng ra. Chúng ta có thể so sánh nó với định luật thứ hai Newton của nhiệt động lực học về entropy (sự xáo trộn): ông nói rằng trong các hệ thống không được điều chỉnh thì entropy hay sự xáo trộn tăng lên. Ví dụ, khi chúng ta tức giận ai đó, trường năng lượng mất ổn định vì sự chú ý của chúng ta bị hướng ra ngoài tới ngoại vi hiện hữu của chúng ta. Thân thể không an định. Ngược lại, khi năng lượng chảy vào trong hướng tới trung tâm của hiện hữu, chúng ta cảm thấy sảng khoái và tươi mới, và hơi thở trở nên nhịp nhàng, vi tế hơn và thư thái hơn. Ở trung tâm của hiện hữu, chúng ta là một với mọi thứ - lúc này chỉ có nhất thể - vì vậy, khi năng lượng chuyển vào trong chúng ta chuyển tới sự hòa hợp.

SỰ THẬN TRỌNG LÀ CẦN THIẾT

Các thực hành Pranayama rất hữu ích trong việc điều chỉnh hệ thống năng lượng của chúng ta, vì chúng cung cấp các yếu tố đầu vào để mang lại sự ổn định và chống lại sự gia tăng entropy hay sự xáo trộn của thân thể. Nhưng chúng có thể bị lạm dụng, do đó, thay vì làm thanh khiết trường năng lượng, chúng tạo ra sự xáo trộn. Điều này xảy ra khi không có sự hướng dẫn đúng, vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên học các thực hành Pranayama từ một chuyên gia.

Cũng có nhiều sắc thái về khoa học Pranayama, và đây là một vài điều Ram Chandra ở Fatehgarh (Lalaji) khuyên các môn đệ của ngài:

Trong khi tiến hành Pranayama, tránh các thực phẩm lạnh và chua. Cũng nên tránh những thực phẩm quá nóng, vì chúng có thể gây hại.

Ban đầu có thể chảy máu mũi, tai hoặc có máu trong phân, điều này sẽ biến mất theo thời gian.

Không phải là một ý tưởng hay khi dành nhiều thời gian cho Pranayama ngay từ ban đầu. Thay vào đó, hãy tăng từ từ số lượng hít thở.

Thở ra chầm chậm bằng mũi mà không phải bằng miệng, vì thở ra bằng miệng có thể làm hại răng.

Pranayama không nên thực hiện khi đói hoặc ngay sau khi ăn. Dạ dày không nên hoàn toàn trống rỗng cũng không quá no mà nên lưng lửng.

Những giới hạn trên là đối với người bắt đầu. Người lão luyện có thể thực hiện Pranayama theo ý muốn, nhưng tốt hơn là tránh luyện tập quá mức, vì nó tạo ra quá nhiều sự xáo trộn. Trong những năm qua, tôi quan sát thấy bất cứ khi nào ai đó có nhiều sự náo động vật lý trong khi thiền, như lắc hoặc đu đưa một cách vô thức, đó là vì họ thực hiện Pranayama quá nhiều.

PRANAMAYA KOSHA

Pranamaya kosha là vỏ bọc, ở đó chúng ta trải nghiệm dòng năng lượng, thứ được mô tả theo năm quá trình năng lượng (karmendriyas) và năm dòng năng lượng (prana). Năm quá trình năng lượng là bài tiết, sinh sản, di chuyển, nắm giữ bằng tay và nói. Năm dòng năng lượng trong cơ thể người được gọi là vayus hay gió. Chúng là:

Dòng vào trong kiểm soát sự hô hấp và tiếp nhận mọi thứ, từ không khí, thức ăn, năng lượng đến ý tưởng và dấu ấn.

Dòng đi xuống và ra ngoài của sự bài tiết - sự đại tiện, sự tiểu tiện và kinh nguyệt ở mức độ vật lý, và bất cứ điều gì cần loại bỏ về tinh thần.

Dòng cân bằng và hội nhập tại điểm gặp gỡ giữa dòng vào trong và dòng ra ngoài, liên quan đến đồng hóa và dị hóa.

Dòng đi lên hướng năng lượng tới các cấp độ cao hơn của ý thức và điều khiển sự thể hiện bản thân thông qua giao tiếp.

Dòng qua các nadi (dọc theo các luân xa), hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bạch huyết, sự vận động cơ và khớp, ý nghĩ và cảm xúc.

Mặc dù Pranamaya kosha có thể được điều chỉnh bằng các bài tập thở, nó vi tế và không được gắn vào thân thể vật lý. Nó thấm nhập vào tất cả và bọc lấy chúng ta như bong bóng năng lượng, tạo ra trường hào quang. Các luân xa của thân vi tế cũng được liên kết với kosha này, vì vậy thiền và thanh lọc thân vi tế cũng cần thiết để làm thanh khiết Pranamaya kosha.

Bất cứ khi nào sự mất cân bằng hoặc bệnh tật xuất hiện, kosha đầu tiên bị tổn thương thường là Pranamaya kosha. Đó là lý do tại sao các phương pháp điều trị bằng châm cứu và bấm huyệt thực hiện trên các kinh mạch năng lượng của chúng ta. Thực ra, trường năng lượng của chúng ta bị xáo trộn trước khi bất cứ bệnh lý nào biểu hiện. Đôi khi chúng ta có thể dự đoán sức khỏe của một người chỉ bằng việc nhìn vào vầng hào quang xung quanh khuôn mặt của họ. Ví dụ, chúng ta cảm thấy sự khác biệt nếu ai đó tức giận, yêu thương, hoặc một người mẹ dịu hiền với đứa con của mình. Điều này là bởi thái độ của chúng ta tác động đến Pranamaya kosha. Khi kosha này tỏa sáng, sức khỏe tổng thể của chúng ta được lợi. Chúng ta tỏa ra trạng thái mà có trong vỏ bọc năng lượng của mình, bao gồm niềm vui và tình yêu; tình yêu là có thể cảm nhận được.

Như tôi đã đề cập trước đó, khi căng thẳng, tức giận hoặc phản ứng, chúng ta cần nhiều năng lượng hơn và nó thường được hướng vào dòng ra ngoài. Vì vậy, chúng ta kích hoạt Pranamaya kosha bằng cách kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Nhịp tim của chúng ta tăng lên, hơi thở biến động nhiều hơn và cơ thể rơi vào phản ứng căng thẳng. Đây thực sự là một trong những lý do khiến Pranayama xuất hiện - để cân bằng hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích hoạt bởi sự căng thẳng, chúng ta có thể làm cho bản thân bình tĩnh bằng việc kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm, ví dụ thông qua Chandra nadi (hít vào qua lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải). Khi cần sôi nổi và bận rộn hơn, chúng ta có thể kích hoạt hệ thống giao cảm theo cách tương tự thông qua Surya nadi (hít vào qua lỗ mũi phải và thở ra qua lỗ mũi trái). Chúng ta có khả năng mang đến sự cân bằng.

Làm thanh khiết năng lượng kosha này hầu như bị ngăn cấm, bởi vì ở đây ý thức trộn với cái tôi, và điều đó có thể giống như kim loại natri tiếp xúc với hơi nước trong không khí - nổ. Tất cả các quá trình năng lượng và giác quan liên quan đến nhận thức của chúng ta đều nhận năng lượng từ vỏ bọc này, ý thức trong trạng thái thức của chúng ta được điều chỉnh bởi vỏ bọc này, và những cảm xúc tự nhiên của say mê và giận dữ được nuôi dưỡng bởi vỏ bọc này. Những cuộc chiến và xung đột tại nơi làm việc và ở nhà với những người thân yêu là do sự mất cân bằng ở đây; khi nó bị hư hại, chúng ta có thể rất ích kỷ, nhưng nếu được sử dụng đúng, nó hỗ trợ sự Tự - Giác ngộ.

Luôn chạy theo lạc thú và quá mức về vật chất cũng có thể bóp méo sự cân bằng tinh tế của vỏ năng lượng này. Ngược lại, sự điều độ về cảm xúc và các năng lực khác làm hòa hợp Pranamaya kosha, và điều này cũng giúp làm hòa hợp thân vật lý. Các thực hành thiền Heartfulness về điểm A và thanh lọc ở điểm B rất hữu ích trong việc làm thanh khiết vỏ bọc này.

Trò chơi của các cặp đối lập rất mạnh mẽ ở đây. Thái độ về thích và không thích, hấp dẫn và xa lánh, làm cho vỏ bọc này thậm chí còn dữ dội hơn. Sự điều độ là không dễ khi những thứ này giở trò. Quan trọng là thận trọng trong cách chúng ta nói, ngôn ngữ cơ thể của chúng ta và thái độ bên trong của chúng ta. Nó có nghĩa là khiêm tốn và tôn trọng tất cả mọi người, bao gồm cả người già và người trẻ. Không ngừng nuôi dưỡng trạng thái tầm thường và kiềm chế cái tôi là những cách chắc chắn nhất để làm thanh khiết vỏ bọc này. Nó tìm thấy ánh sáng tự nhiên đích thực của nó chỉ khi cái tôi hoàn toàn được tôi luyện tới sự thuần khiết nguyên thủy của nó.

PRANAHUTI

Đạt tới trạng thái của sự tầm thường là đã ở một thành tựu cao, tuy nhiên sự thuần khiết thực sự của cái tôi chỉ đến với cuộc hành trình ở những vùng cao hơn của tâm trí và hơn thế nữa. Cho đến khi công việc đó hoàn thành, Pranayama có thể luôn kích động cái tôi một cách tiềm tàng. Vì vậy, trong Heartfulness, chúng ta sử dụng cái vô cùng tinh tế để hướng dòng năng lượng vào theo cách có hiệu lực cao, và đó là Pranahuti hay Dòng truyền.

Dòng truyền trao tặng Prana trực tiếp từ Nguồn, thứ được dẫn bởi một Guru có năng lực vào trái tim của người tìm kiếm - ahuti có nghĩa là trao tặng. Trong khi Prana là ở khắp nơi xung quanh chúng ta, giống như không khí, Guru hoạt động giống như một chiếc quạt, hướng tinh túy của Prana vào trái tim của người tìm kiếm. Khi thiền với Dòng truyền, sự chú ý của chúng ta chảy vào trong một cách tự nhiên và hơi thở của chúng ta cũng vậy, vì thế cơ thể trở nên ổn định, dẫn đến sự xáo trộn ngày càng ít hơn. Hơi thở được điều chỉnh một cách tự nhiên nhờ dòng hướng vào trong của Pranahuti. Điều này cũng dẫn đến PratyaharaDharana một cách tự nhiên, và thực tế giúp chúng ta đi sâu hơn vào Dhyana để chúng ta thường đạt được trạng thái Samadhi ngay trong những lần thiền đầu tiên. Các thực hành Yoga đã phát triển đáng kể trong thế kỷ qua, nhờ vào dòng Pranahuti vi tế nhất, đó là nét đặc trưng của Heartfulness.

CÁC THỰC HÀNH PRANAYAMA

Cũng như Asana, khoa học về Pranayama đã phát triển rất nhiều kể từ thời Patanjali, khi mục đích chỉ đơn thuần là hội tụ sinh lực sống vào trong và mở rộng nó để hòa vào tổng thể vô hạn. Ngày nay, những thực hành Pranayama vì nhiều mục đích, để cân bằng các hệ thống năng lượng. Những thực hành thở đơn giản rất có lợi cho sức khỏe nói chung, và một số bài tập này là có sẵn. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại wellness@heartfulness.org.

Tôi tìm thấy một lời khuyên rất bổ ích được đưa ra bởi Swami Vivekananda: trước tiên hãy giữ thân người thẳng; sau đó nghĩ rằng cơ thể bạn tráng kiện và toàn hảo, khỏe mạnh và mạnh mẽ; rồi tung dòng chảy yêu thương mọi thứ xung quanh, nghĩ rằng toàn bộ vũ trụ đang hạnh phúc; rồi cầu nguyện, nếu bạn tin vào Thượng đế; và sau đó thở.

Ngoài ra, nó giúp bao hàm cả ý tưởng về YamaNiyama khi bạn thở. Với mỗi lần thở hít vào, nghĩ rằng bạn đang thu hút sự tốt đẹp và cao cả từ mọi tồn tại xung quanh mình (Niyama), và với mỗi lần thở ra, nghĩ rằng bạn đang xả bỏ những phức tạp không cần thiết khỏi thân thể (Yama).

NguồnPRANAYAMA