Asana
là bước thứ ba trong tám bước thực hành yoga của Patanjali. DAAJI giải thích
vai trò của Asana trong Yoga, sự ổn định vật lý của Asana giúp chúng ta
tạo nên sự ổn định bên trong như thế nào, và khoa học yoga của Asana cũng giúp con
người trên toàn thế giới duy trì sức khỏe và sự an vui như thế nào.
Ngày nay, bước thứ ba trong Ashtanga Yoga của
Patanjali có lẽ là phổ biến nhất và cũng được hiểu ít nhất. Khi nhắc đến Asana, nhiều người trong chúng ta sẽ
hình dung các bài tập Hatha Yoga tại một phòng tập thể hình hoặc phòng tập yoga địa
phương, nhưng Asana còn hơn thế.
Từ Asana
bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn, có nghĩa là ‘ngồi’: Asana nguyên thủy là tư thế ngồi thiền. Mục đích của Yoga luôn là hợp nhất
hay là một với cái vô hạn, vì vậy trọng tâm của luyện tập yoga là thiền,
và thông qua thiền là sự hợp nhất. Trong bối cảnh đó,
Patanjali đã định nghĩa và mô tả Asana
trong ba câu kinh sau:
2.46: Sthira sukham āsanam.
Sthira
có nghĩa là ổn định, vững chãi;
sukham
có nghĩa là thoải mái, thư giãn;
asanam
có nghĩa là tư thế hoặc vị trí ngồi.
Vì vậy, tư thế ngồi ổn định và thoải mái là Asana.
2.47: Prayatna shaithilya
ananta samapattibhyam.
Prayatna
có nghĩa là sức ép hoặc nỗ lực;
shaithilya
có nghĩa là thư giãn hoặc thả lỏng;
ananta
có nghĩa là vô hạn, bất tận;
samapattibhyam
có nghĩa là mang lại sự chú ý và hòa vào.
Vì vậy, Asana đến thông qua thả lỏng nỗ lực và cho phép ý thức hòa
vào cái vô hạn.
2.48: Tatah dwandwa
anabhighata.
Tatah
có nghĩa là vì thế;
dwandwa có
nghĩa là tính hai mặt hoặc cặp đối lập, như ánh sáng và bóng tối, đúng và sai;
anabhighata có nghĩa là không bị tác
động hoặc tự do khỏi khổ đau.
Vì vậy, thông qua Asana, chúng ta trở nên không bị tác động của tính hai mặt nóng và lạnh,
lạc thú và đau đớn, ...
Khi chúng ta tổng kết những gì Patanjali
nói về Asana, đó là: tìm thấy một tư
thế ngồi ổn định và thoải mái, để bạn có thể thả lỏng nỗ lực và cho phép ý
thức hòa vào cái vô hạn, và bạn sẽ không bị tác động bởi tính hai mặt của tồn tại. Đây là mục đích của Asana.
Swami Vivekananda giải thích thêm vai trò của
Asana: để thiền mỗi ngày, hãy tìm thấy một tư thế mà bạn có thể duy trì trong một khoảng thời gian dài. Nó nên là tư
thế dễ, và không cần phải như nhau đối với tất cả mọi người. Điều quan trọng
là nó cho phép dòng năng lượng chảy khắp cơ thể.
Trong cuốn Raja Yoga của mình, Swamiji (Swami Vivekananda) đã mô tả rất nhiều hoạt động diễn ra
trong cơ thể như thế nào khi chúng ta thiền. “Các dòng thần kinh sẽ phải
được thay thế bằng một kênh dẫn mới. Các kiểu rung động mới sẽ được thiết lập, và
toàn bộ cấu trúc sẽ được kết cấu lại, như nó đã là. Nhưng phần hoạt động chính sẽ
nằm dọc cột sống, do đó sự cần thiết đối với tư thế là giữ cột sống thả
lỏng, thẳng, giữ cho 3 phần - ngực, cổ và đầu trên một đường thẳng. Hãy để toàn bộ
trọng lượng cơ thể được đỡ bởi các xương sườn, và khi đó bạn dễ dàng có tư thế tự nhiên với cột sống thẳng.”
Đây có lẽ là mô tả đầu tiên từ trước đến giờ về sự dẻo dai thần kinh do thiền mang lại. Swamiji mô tả quá trình của sự dẻo dai thần kinh không chỉ ở trong não, mà còn ở trong hệ thần
kinh trung ương, và đặc biệt trong tủy sống từ ngực lên đến đầu và não bộ, các
khu vực bao quanh các luân xa của Vùng Trái tim và Vùng Tâm trí.
Swamiji cũng hướng dẫn chúng ta làm thế nào để giữ thẳng cột sống và đầu: “Nói với bản thân rằng bạn đã ngồi ổn
định, và không gì có thể lay chuyển bạn. Tiếp đó, đề cập đến sự hoàn hảo của cơ
thể, từng phần một, từ đầu đến chân. Nghĩ rằng nó sáng như pha lê, và như một
con tàu hoàn hảo lướt trên biển cả cuộc sống.” Điều chính yếu là để cơ
thể thoải mái, giữ ngực, vai và đầu thẳng, để bạn hoàn toàn không có cảm giác về
cơ thể. Khi vượt ra ngoài thân vật lý, bạn sẽ mất hết cảm giác về cơ thể, lạc thú và đau đớn. Sau đó bạn sẽ cảm thấy rất thư thái. Đó là sự nghỉ ngơi
hoàn hảo nhất mà bạn có thể dành cho cơ thể.
Các tư thế tốt nhất đối với thiền được cho là tư thế ngồi khoanh chân chân, như Siddhasana,
với hai tay thả lỏng trên đùi và Padmasana,
tư thế hoa sen. Ram Chandra ở Shahjahanpur đã giải thích triết lý ẩn đằng sau tư
thế ngồi khoanh chân: nếu chúng ta trở về nguồn thông qua thiền, thu rút sự tồn tại vào trong hư không thì áp dụng tư thế thu gọn hoặc thu rút vậy lý tương tự sẽ giúp ích.
Ngài nói: “Sự thu gọn luôn bắt đầu từ dưới và tiến dần lên trên bởi khuynh hướng đi lên của nó. Do đó, để đi lên trên, chúng ta
phải bắt đầu thu gọn từ dưới. Hình thức chỉ là đưa hai chân và các phần liên quan vào một tư thế và giữ cho chúng ổn định. Dù nó có thể được thực hiện bằng
cách nào thì cuối cùng hình thức là cái gọi là Asana. Điều đó là cần thiết bởi vì nó mở con đường
của chúng ta tới cái Tối thượng. Tư thế luôn luôn cũng phải là như thế. Lý do
là theo cách này chúng ta được kết nối với Sức mạnh vĩ đại, đây chính là thứ chúng
ta áp dụng ngay từ đầu để đạt được mục tiêu cụ thể. Do đó, hình thức được liên kết
với Thực tại giúp chúng ta rất nhiều trong sự khởi đầu quan trọng bậc nhất của mình.
“Từ thời xa xưa, thiền trong tư thế ngồi thẳng
được cho là có lợi nhất bởi vì trong tư thế đó dòng ân sủng thiêng liêng giáng hạ thẳng xuống người tìm kiếm.
Nếu người tìm kiếm không ngồi thẳng hoặc
trong tư thế không ổn định, dòng thiêng liêng tất yếu sẽ bị cản trở hoặc không thông suốt. Người tìm kiếm vì thế sẽ không có được đầy đủ lợi ích của dòng thiêng liêng giáng hạ. Do đó, để có được lợi ích tâm linh lớn nhất, một người
phải ngồi trong tư thế ổn định đúng đắn.”
Nhưng tư thế ngồi thẳng không chỉ để chúng
ta nhận được dòng ân sủng thiêng liêng. Tư thế ổn định thoải mái này cũng quan
trọng đối với sức khỏe thể chất. Đầu của chúng ta nặng - ngay cả khi nó cân bằng nhẹ
nhàng trên cổ, nó nặng khoảng 5 kg. Lúc này, điều gì xảy ra khi chúng ta trở nên đắm chìm trong thiền với Dòng truyền và chúng ta mất ý thức? Đôi khi đầu của chúng ta sẽ rũ xuống phía trước
đến mức chạm ngực, và trong vị trí đó, nó có thể tạo ra 27 kg sức căng ở cổ
và vai. Hãy tưởng tượng theo thời gian cái gây ra cho lưng, cổ và hệ
thần kinh trung ương! Vì vậy, quan trọng là ngồi thẳng, ổn định và
cân bằng một cách thả lỏng trong khi thiền.
Để giữ cho đầu cân bằng nhẹ nhàng trên cổ
và vai trong khi thiền đòi hỏi một ý thức mạnh mẽ. Để có điều đó chúng ta
cần thiền. Vì vậy, mọi thứ được liên kết với nhau - thể chất, tinh thần
và tâm linh. Ngay cả khi ngồi với một Asana thoải mái, ổn định trong khi thiền,
chúng ta phải làm sắc bén ý thức của mình.
Khi Hiền triết cổ đại thiền để đạt được trạng thái là một với Thượng đế, họ sớm nhận ra rằng cơ thể cũng cần được chăm sóc và luyện tập. Ngồi
thiền cả ngày không cho phép họ duy trì sự khỏe mạnh, vì vậy họ đã phát
triển các tư thế khác mà có thể được luyện tập suốt cả ngày trong khi vẫn trong
trạng thái thiền. Bằng cách đó, họ có thể tiếp tục thiền đồng thời cải
thiện khả năng miễn dịch, hô hấp, tuần hoàn máu, sự săn chắc của cơ và sự
linh hoạt của khớp. Và do đó, các thực hành thể chất của Hatha Yoga đã phát triển.
Nhưng có phải chúng chỉ là những bài tập thể
chất? Huyền thoại Yogacharya, B.K.S. Iyengar từng nói, “Bạn phải thực hiện Asana bằng linh hồn của mình. Bạn có thể thực
hiện một Asana bằng linh hồn của mình như
thế nào? Chúng ta chỉ có thể làm nó với cơ quan của cơ thể gần linh hồn nhất - trái tim. Vì vậy, một Asana đức hạnh
được thực hiện từ trái tim chứ không phải từ cái đầu. Khi đó, bạn không chỉ thực
hiện nó, mà bạn ở trong nó. Nhiều người cố gắng dùng quan điểm của mình trong một Asana, nhưng thay vào đó bạn
phải cảm nhận trong nó theo cách của mình bằng tình yêu và sự hiến dâng."
Asana hiệu quả khi trái tim, tâm trí và cơ thể làm việc thống nhất. Mỗi chuyển động
được thực hiện chầm chậm với ý thức được nâng cao về những gì đang diễn ra. Nếu Asana được thực hiện với một tâm trí thiền, thì sẽ có nhiều lợi ích, không chỉ là về thể chất.
Asana
duy trì sự linh hoạt của các đốt sống, và điều này là quan trọng đối với sự vận động sức khỏe và là chìa khóa cho sự dẻo dai tổng thể của cơ thể. Trong
thuật ngữ yoga, điều này dẫn đến sự thông suốt dòng năng lượng dọc cột sống.
Và chúng ta làm gì với dòng năng lượng thông suốt đó? Nó được thu hút vào trong Pratyahara, bước thứ năm của Patanjali. Asana cũng kéo căng và làm săn chắc các mạc
cơ (fasciae), mô liên kết khắp cơ thể. Các mạc cơ giữ các cơ ở đúng vị trí, tách
chúng để chúng làm việc độc lập với nhau và tạo ra bề mặt bôi trơn giúp các
cơ chuyển động trơn tru.
Ngày nay, khi lĩnh vực Hatha Yoga tiếp tục
mở rộng và phát triển, có rất nhiều Asana
được dạy. Dưới đây là 7 Asana phổ
biến, cùng với một số lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại, chỉ để cho bạn nếm mùi
vị khoa học yoga của Asana phát triển
như thế nào:
Tadasana là để kéo căng nói chung và để lưu
thông máu trong cơ thể. Nó cũng có lợi với bệnh đau đầu gối, lắng đọng canxi
như gai đốt sống và chuột rút. Nó làm tăng sự cân bằng, cả thể chất lẫn tinh thần.
Nó cũng tốt cho người mắc bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác.
Veerabhadrasana là để cho cổ, vai và các
chứng đau lưng. Nó cũng giúp ngực nở, các bệnh hen suyễn và ung thư (bởi vì nồng
độ oxy tăng lên). Nó giúp cải thiện sự tự tin.
Parsva Uthanasana hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện
sự linh hoạt của lưng và các cơ gân kheo. Nó mang lại sự bình tĩnh và quyết
đoán.
Dvipada Pitham là để kiểm soát huyết áp,
cả huyết áp thấp và huyết áp cao (nhưng với một số điều chỉnh). Nó cũng giúp giảm
đau đầu, làm săn chắc cơ lưng, đầu gối, vai và cơ bắp chân. Nó hỗ trợ sự cân bằng
và sự tự tin.
Jataraparivritti là cho hệ tiêu hóa và làm
sạch các tạp chất của cơ thể.
Mahamudra giúp mở rộng vùng xương chậu, và tốt
cho sức khỏe sinh sản. Nó hỗ trợ sự tập trung và tĩnh trí. Nó vô cùng tốt cho
phụ nữ mang thai.
Suryanamaskar giúp kiểm soát bệnh tiểu
đường và các vấn đề về tuyến giáp. Nó mang lại sự tự tin và kích hoạt toàn bộ hệ
thần kinh.
Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là Ashtanga Yoga là một bộ hoàn chỉnh. Nó không
được thiết kế để chúng ta nhặt ra và chọn bất cứ bước nào trong tám bước một
cách tùy tiện. Để thực sự được lợi từ Asana,
linh hồn, trái tim và tâm trí phải cùng tham gia. Bạn có thể bắt đầu ở bất
cứ đâu, nhưng nếu bạn nghiêm túc với mong muốn phát triển, phần còn lại rốt cuộc sẽ theo sau.
Nguồn: ASANA