Khi có tôi thì không có ngài; bây giờ có ngài thì chẳng có tôi.
Đường tình thật là hẹp và không thể đủ không gian cho cả hai người.
-Kabir
Đường tình thật là hẹp và không thể đủ không gian cho cả hai người.
-Kabir
Bạn thân mến. Sự tiến hóa trong lĩnh vực tâm linh là câu
hỏi đơn giản của hiện hữu và không hiện hữu. Sự khác biệt
giữa chúng là rõ ràng, nhưng có một phổ rộng ở giữa. Nó là cả niềm vui và
bổn phận để tiến tới phần vi tế hơn của phổ, trở thành ngày càng ít hơn và
tột đỉnh trong trạng thái ngày càng sâu hơn của sự khiêm nhường tột bực. Đây
nên là quỹ đạo duy nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy cùng khám phá vẻ
đẹp và ý nghĩa tối quan trọng của sự khiêm nhường trong cuộc sống. Trong khi
tìm hiểu phẩm tính này, chúng ta cũng nhận thức sự đối lập của nó, đó là
sự kiêu ngạo, để chúng ta có thể tránh nó bằng bất cứ giá nào.
Trong trạng thái giác ngộ Thượng đế, ai nhận ra Thượng đế? Trạng thái thực thụ chỉ xuất hiện khi không ai còn lại.
Khi không còn ai quan sát, trải nghiệm hoặc nhận ra Thượng đế, chúng ta
nói rằng đó là sự giác ngộ Thượng đế. Đó là một câu đố hóc búa thần thánh. Đối với người bị vây hãm bởi cái tôi và đầy sự phức tạp bên trong, Thượng đế là xa vời. Bản chất của một ý thức như vậy sẽ xa lánh đấng Thiêng liêng ở nhiều cấp độ. Một ảnh hưởng thô hơn sẽ luôn thế chỗ cho ảnh hưởng vi tế hơn, và
có thứ gì vi tế hơn Thượng đế?
Hãy tưởng tượng: trong một căn phòng đầy
mùi rác, bạn có thể thưởng thức hương thơm ngọt ngào của hoa nhài
không? Thay vào đó, mùi hương tinh tế của hoa sẽ bị lấn át và trở nên khó nhận
biết. Tương tự như vậy, những trạng thái thô hơn làm khuất lấp hương thơm thiêng liêng, và chúng ta trở nên không nhận biết được. Và sự quan sát hoàn hảo đòi hỏi người quan sát phải vi tế hơn đối tượng được quan sát. Mặt khác,
người quan sát có khuynh hướng che khuất đối tượng được quan sát. Đó là lý do tại
sao Nguyên lý Bất định của Heisenberg thách thức thế giới khoa học, bởi vì thứ
được dùng để đo tốc độ hoặc vị trí của một electron không vi tế bằng chính electron!
Người quan sát phải vi tế hơn đối tượng được quan sát.
Trong lĩnh vực khoa học lượng tử, hiệu ứng người
quan sát đã trở nên nổi tiếng. Chúng ta có thể tìm hiểu nó thông qua thí nghiệm
hai khe hở.
Thí nghiệm hai khe hở là gì? Đầu tiên, hãy
tưởng tượng một bức tường được khoét hai khe hở. Bây giờ, hãy tưởng tượng dùng
một khẩu súng bắn vào bức tường đó. Một số viên đạn bắn vào tường và bật ra. Một
số khác đi xuyên qua hai khe hở và đập vào một bức tường thứ hai được đặt ngay
sau bức tường thứ nhất. Nếu bạn quan sát bức tường thứ hai tại mọi điểm mà viên
đạn bắn vào, bạn sẽ thấy hai dải lỗ, giống như hai khe ở bức tường thứ nhất.
Bây giờ, thay vì bắn đạn xuyên qua các khe
hở, hãy tưởng tượng chiếu sáng vào bức tường có hai khe hở. Quan sát bức tường
phía sau, bạn có thể mong đợi nhìn thấy hai chùm sáng. Nhưng trong khi những
viên đạn hoạt động giống như các hạt, ánh sáng hoạt động giống như sóng. Khi
sóng ánh sáng truyền qua hai khe hở, nó tách thành hai sóng mới, giống như nước.
Lúc này, hai sóng đó lan tỏa và giao thoa với nhau. Điều này tạo ra một hình
ảnh trên bức tường phía sau, được gọi là hình ảnh giao thoa.
Bây giờ, thay vì chiếu ánh sáng vào hai khe
của bức tường, điều gì xảy ra khi chúng ta bắn các electron vào nó? Cũng giống
như ánh sáng, các electron tạo thành một hình ảnh giao thoa trên bức tường phía
sau.
Trong quá trình thí nghiệm, nhóm các nhà
nghiên cứu đã làm một việc thông minh. Họ quyết định bắn từng electron, để đảm
bảo rằng chúng không thể giao thoa với nhau. Điều được mong đợi lúc này là chúng
sẽ tạo ra hình ảnh giống như viên đạn trên bức tường phía sau, thay vì hình ảnh
giao thoa.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra. Lúc đầu,
hình ảnh trên bức tường phía sau trông giống như ảnh viên đạn, như mong đợi.
Tuy nhiên, khi họ bắn nhiều electron hơn, các vết bắt đầu được kết tập và
theo thời gian, các vết được kết tập này bắt đầu có hình dạng chung của hình ảnh
giao thoa, giống như ánh sáng. Lúc này, các nhà nghiên cứu đã gặp trở ngại. Nếu
bạn chỉ làm việc với một electron tại một thời điểm, sự giao thoa có được bằng
cách nào? Có thể nào một electron tách đôi, đi qua cả hai khe cùng một lúc và giao
thoa với chính nó? Các nhà nghiên cứu đã không biết được. Vì vậy, họ quyết định
quan sát từng electron khi nó đi qua các khe. Họ lắp một màn hình để báo cho họ
bất cứ khi nào một electron đi qua. Khi đó, họ sẽ biết mỗi lần nó đi qua một
khe, hay cả hai khe cùng một lúc.
Chuyện gì đã xảy ra? Ngay lập tức các
electron ngừng hoạt động giống dạng sóng và bắt đầu hoạt động giống như các hạt,
tạo ra ảnh viên đạn. Tại sao lại xảy ra điều này? Có thể nào chính sự hiện
diện của người quan sát bằng cách nào đó đã ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm?
Không, đó không chỉ là sự hiện diện của người
quan sát làm biến đổi thí nghiệm. Một người
quan sát không bao giờ chỉ là sự hiện diện đơn thuần. Sự quan sát là một hành động, và do đó người quan sát là
người hành động, can thiệp và thay đổi mọi thứ. Đó là hiệu ứng về sự quan sát.
Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã
làm ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động của các electron thông qua việc cố gắng
quan sát chúng. Bạn có thể quan sát thứ nhỏ như electron bằng cách nào? Nếu bạn
chiếu ánh sáng vào một electron, các photon ánh sáng sẽ hoạt động như những
viên đạn đại bác, đánh bật các electron khỏi quỹ đạo của chúng và thay đổi trạng
thái hoạt động của các electron. Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Để quan
sát các electron hoạt động, các nhà nghiên cứu đã phải bắn các hạt vào
chúng, do đó làm thay đổi trạng thái hoạt động của chúng. Bằng cách đưa một hạt
thô hơn vào dạng sóng vi tế, các nhà nghiên cứu đã phá hủy chính dạng sóng mà
họ định nghiên cứu. Người quan sát đã can thiệp vào đối tượng được quan sát, do
đó làm thay đổi kết quả của thí nghiệm và tạo ra một ảnh hưởng thô hơn.
Hiệu ứng người quan sát được áp dụng phổ biến.
Điều gì xảy ra khi chúng ta nhận thấy công việc tâm linh diễn ra bên trong
mình? Chúng ta chỉ đơn giản cho phép nó diễn ra, hay sự quan sát của chúng ta
can thiệp vào nó theo một cách nào đó? Thái độ phán xét dựa trên thích và không
thích khiến chúng ta phản ứng với trạng thái vi tế hơn được tạo ra bên
trong. Ở đây, Master truyền cho chúng ta một trạng thái siêu vi tế,
nhưng phản ứng thô hơn của chúng ta đối với công việc đó tạo ra một trạng
thái khác bên cạnh nó. Kết quả là gì? Nó là trạng thái trộn lẫn, vi tế hơn về
nhiều mặt, nhưng vẫn thô về nhiều mặt khác.
Ý thức duy vật cũng sẽ tìm kiếm để chuyển
những trải nghiệm vi tế hơn thành trải nghiệm nặng hơn, giống như hạt thô
hơn chuyển trạng thái hoạt động dạng sóng thành trạng thái hoạt động dạng hạt.
Một người quá ràng buộc với Master như một con người, được gọi là guru pashu, chỉ muốn thấy sự Thiêng liêng với đôi mắt mở - để có sự gặp gỡ (darshan)
vật lý. Điều này làm hỏng trạng thái vi tế bên trong đã được trao tặng; một
trạng thái siêu phàm, hoàn hảo và thuần khiết. Thích hình tướng hơn vô tướng, họ không thể có được lợi ích thực sự từ sự hiện diện vật lý của
guru mà họ vô cùng thích thú.
Do khuynh hướng can thiệp của chúng ta vào
công việc, Babuji Maharaj thích làm việc trên abhyasi vào ban đêm khi họ đã ngủ.
Khi họ không có ý thức về công việc diễn ra, họ không can thiệp và kết quả
có khuynh hướng gần với sự hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp như thế,
một abhyasi cũng sẽ bỏ lỡ hương vị của công việc đang diễn ra!
Nếu những điều chỉnh như thế có thể xảy ra bên trong tâm trí một người, hãy tưởng tượng điều gì có thể xảy ra khi một người
quan sát thứ hai được đưa vào phương trình. Ví dụ, khi chúng ta thiền với người
hướng dẫn, lúc này có hai người quan sát trong cuộc chơi thay vì một, và
khả năng của sự can thiệp tăng lên.
Tuy nhiên, cho dù chúng ta thiền với người
hướng dẫn hay dẫn thiền, hay chỉ đơn thuần là nhận thấy công việc tâm
linh diễn ra trong ngày, nếu chúng ta mở rộng trái tim và quy thuận tại
thời điểm đó với tất cả sự khiêm nhường và biết ơn, mà không phán xét hoặc
nghĩ về thích và không thích, công việc của ngài sẽ luôn chiếm ưu thế. Khi
đó, chúng ta chuyển từ trạng thái của người quan sát tham gia sang trạng
thái của một nhân chứng thuần túy!
Bị ràng buộc vào kết quả, chạy theo thích và
không thích tạo ra sự can thiệp. Trong các mối quan hệ, sự can thiệp
lẫn nhau có thể xảy ra cực kỳ phức tạp và kết quả của nó là không thể lường trước
được. Chúng ta không thể nói ảnh hưởng sẽ là gì, hoặc tại sao. Tất cả những gì
chúng ta có thể nói là người quan sát làm thay đổi kết quả và nhiều người quan
sát tạo ra những kết quả phức tạp. Chẳng hạn, giả sử bạn nhớ đến bạn của mình
và nghĩ, “Tớ băn khoăn không biết cậu thế nào”. Bạn quyết định tìm ra câu trả lời
bằng cách bất ngờ đến thăm người bạn ấy. Trong khi đó, bạn của bạn ngồi
ở nhà, chán nản. Có điều gì đó không ổn trong cuộc sống của người bạn đó. Bạn gõ cửa
và khi người bạn mở cửa, một nụ cười tươi tắn xuất hiện trên khuôn mặt của họ.
“Cậu thế nào?” bạn hỏi.
“Ồ, tớ rất ổn!”
Trước khi bạn gõ cửa, họ đã chán nản! Ở một
mức độ nhất định, sự đến thăm của bạn đã thay đổi trạng thái của họ. Sự hiện
diện của bạn đã cổ vũ họ, ít nhất là bề ngoài, nhưng điều đó cũng có nghĩa là
bạn đã không thể tiếp cận họ một cách thực sự. Là người quan sát, bạn đã làm thay đổi
đối tượng được quan sát, do đó làm hại đến sự quan sát.
Và mặc dù bạn nâng cao tinh thần của người
bạn trong lúc đó, bạn đã giải quyết được vấn đề của họ chưa? Sau khi bạn rời
đi, họ có thể trở lại trạng thái chán nản như trước. Theo nghĩa đó, sự có mặt của bạn sẽ chỉ che khuất trạng thái cảm xúc của họ.
Nhưng nếu người bạn của bạn mở lòng và sự
thật được trào ra thì sao? Họ làm cho bạn hiểu mọi thứ, và kết quả là lúc
này bạn bị tác động về mặt cảm xúc. Bạn cảm thấy thấu hiểu và đồng cảm. Bạn thậm
chí có thể cảm thấy buồn. Lúc này, đối tượng được quan sát trở thành xúc
tác, làm thay đổi trạng thái của người quan sát; thay đổi trạng thái của bạn. Có lẽ bởi vì lòng trắc ẩn của bạn,
bởi vì trái tim bạn tràn đầy tình yêu dành cho người bạn đó, lúc này bạn
quyết định khuyên người bạn cách vượt qua tình trạng của họ. Nhưng lời
khuyên đó không được hoan nghênh.
Thường thì, mọi người không thực sự đưa ra
lời khuyên. Ngay cả khi họ đưa ra lời khuyên, nó thường tạo ra những hậu quả
không lường trước được. Thay vì làm cho một người hạnh phúc hơn, nó thường khiến
họ nổi loạn và thậm chí cảm nhận về người cho lời khuyên theo một cách tiêu cực. Ví
dụ, bạn có thể cho người bạn một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, thứ biến
họ thành tỷ phú, nhưng điều gì đó bên trong người bạn sẽ luôn không vui vì
nó đến từ bạn chứ không phải từ chính họ. Do đó, Lalaji Maharaj đã nói, “Không
bao giờ cho lời khuyên trừ khi được đề nghị, nếu không nó có khả năng mang lại
kết quả xấu. Nếu bạn thấy bất kỳ khuyết điểm nào của ai đó, hãy cầu nguyện cho họ
thoát khỏi nó.” Ngay cả trong những trường hợp lời khuyên là cấp bách và tích cực, tốt nhất bạn nên dừng lại và cân nhắc trước khi đưa ra
lời khuyên.
Sự hiểu lầm cũng không đòi hỏi bạn phải nói gì. Điều gì xảy ra khi bạn nhìn một người với vô vàn yêu
thương, nhưng do sự thành kiến của họ, họ nghĩ rằng cái nhìn của bạn là tiêu cực?
Quan sát phản ứng này, bạn cảm thấy bị tổn thương và xúc phạm. Lúc này, cả hai góp phần vào sự xấu đi của mối quan hệ.
Ở đây, chúng ta phải hiểu hai thứ: Thứ nhất
là chúng ta không thể dự đoán được người khác sẽ phản ứng như thế nào với chúng ta và thứ hai là chúng ta không thể ngăn phản ứng của họ. Người khác sẽ luôn
phản ứng, vì vậy chúng ta cần nhớ điều này và hiểu thay vì phản ứng
với nó. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta có thể hoàn toàn rút mình khỏi phương
trình. Điều này không có nghĩa là chúng ta sống một cuộc đời cô độc, mà thay
vào đó chuyển vào trạng thái bên trong. Hai câu thơ của Kabir áp dụng cho mối quan hệ con người cũng như mối quan hệ của chúng ta với đấng Thiêng liêng.
Là người quan sát, chúng ta luôn tham gia. Thích và không thích thu hút sự
quan sát của chúng ta đầu tiên, và dựa trên thích và không thích
đó, chúng ta phản ứng, phán xét và can thiệp. Trạng thái quan sát không bao giờ là thụ động hoặc tri nhận, mà là được định hướng mục đích. Giống như một con hổ rình mồi, tâm trí quan sát tìm kiếm một kết quả. Sự quan sát là sự áp đặt của
hành động. Nó là một kiểu cưỡng bức. Tâm trí quan sát không bao giờ có thể là bị động
hoặc vô mong cầu. Nó không thể là một nhân chứng thuần túy.
Ngược lại, chứng kiến là thụ động. Là một nhân chứng, bạn
không là người tham gia. Bạn không tham gia. Bạn không quan sát một cách thích
thú, mà bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc chứng kiến. Khi chứng kiến
và trở thành một khoảng trống bên trong chính mình, bạn sẽ không can thiệp vào bất cứ thứ gì, và vì vậy bạn sẽ không tạo ra samskara trong chính mình hoặc nơi người
khác. Sự khiêm nhường ở tột đỉnh của nó tạo ra tính không này, trạng thái rỗng rang bên trong bạn - một trạng thái không can thiệp thuần túy, ở đó bạn chỉ phản
chiếu sự vắng mặt bên trong của mình, không mong đợi hay áp đặt bất cứ điều gì.
Nhân chứng vẫn có thể có những ý nghĩ, nhưng không phán xét chúng hoặc chiến đấu với chúng. Có thể vẫn có sự náo động xung quanh, nhưng nhân chứng không bận tâm, và không phản ứng với những đầu
vào này. Đối với nhân chứng, những thứ đó giống như những đám mây bay ngang qua chúng ta. Nhân
chứng là ai? Nó không phải là tâm trí. Tâm trí không có khả năng chứng kiến.
Chúa Krishna tiết lộ bí mật:
Purusha Tối thượng trong
cơ thể này cũng được gọi là Nhân chứng,
Người cho phép, Người
hỗ trợ, Người trải nghiệm,
Chúa tể Vĩ đại và Bản
ngã Tối thượng.
- Bhagavad Gita,
chương 13, câu 22
Nếu tôi cũng có thể trở thành một nhân chứng
- chứng kiến hành
động, ý định, suy nghĩ, thích và không
thích của chính tôi - thì tôi cũng sẽ cộng hưởng với người ở bên trong đó. Đúng
hơn, đó là người ở bên trong, linh hồn, người chứng kiến. Ý thức của tâm trí tạo
ra người quan sát, nhưng ý thức của linh hồn tạo ra nhân chứng. Trong ý thức của
tâm trí, chúng ta tiếp tục tạo ra sự phức tạp, nuôi dưỡng thích và không thích
và làm sâu đậm thêm samskara của mình.
Giống như toàn bộ sự sáng tạo được duy trì và hỗ trợ bởi Bản thể Tối thượng,
tâm trí quan sát hỗ trợ và duy trì thứ mà Babuju gọi là những sáng tạo nhỏ bé của chính chúng ta - sự phức tạp, thích và không thích, ham muốn, samskara. Chúng ta nuôi dưỡng chúng bằng
sự quan tâm của mình, do đó trao quyền cho chúng. Tuy nhiên, trong trạng
thái chứng kiến của linh hồn, sự hỗ trợ và sức mạnh của tâm trí tự động rút lui. Chúng ta không còn tham gia
vào sự sáng tạo vụn vặt này nữa, và vì vậy nó chỉ đơn giản là lụi tàn. Lúc này
sự vắng mặt của chúng ta có hương thơm của uparati,
hay sự tự thu rút.
Một giai đoạn cũng có thể đến khi như một
nhân chứng bạn đắm chìm đến mức không thực thể nào còn lại để chứng kiến bất
cứ thứ gì. Vượt ra ngoài trạng thái chứng kiến và vào trạng thái không hiện hữu, bằng cách nào đó bạn cộng hưởng với trạng thái
nguyên thủy (theo mức độ của cái được cho phép bởi samskara
của bạn). Ở đây, bạn có thể phản chiếu trạng thái được mô tả bởi Babuji là ‘xác
chết sống’ (living dead). Bạn cũng có thể tiến xa hơn, từ không hiện hữu bề ngoài tới không hiện hữu tuyệt đối, đó là đỉnh cao của sự khiêm nhường. Từ không hiện hữu đến không hoạt động (non-action), có nghĩa là bạn hành động mà
không phải là người làm. Lúc này, bạn chỉ đơn thuần là để cho mọi
thứ diễn ra như chúng nên diễn ra. Hoàn toàn đắm chìm trong cái Tuyệt đối,
hành động được thực hiện một cách tự động. Nó diễn ra thông qua bạn nhưng vắng mặt bạn. Khi không hiện hữu, bạn cộng hưởng với cái Tuyệt đối.
Khi chúng ta mất hết cảm giác về sự quan trọng của bản thân,
và vắng bóng ý thức về
cái tôi trong mọi hình thức, trực tiếp hay gián tiếp,
thì bất cứ điều gì
chúng ta làm sẽ chỉ là cái chúng ta nên làm.
Trạng thái này, nếu được ban tặng bởi Thượng đế, là trạng thái tuyệt nhất trong mọi trạng thái.
Mọi người nên cố
gắng đến được đó.
- Shri Ram Chandra của
Fatehgarh
Từ người quan sát đến nhân chứng đến phi thực thể; đó là sự tiến bộ. Nó cũng có thể chuyển động theo quỹ đạo ngược lại.
Ngay cả nhân chứng thuần túy cũng có thể là chủ thể đối với sự đảo ngược. Ví dụ, nếu một ngày
nào đó nhân chứng tìm thấy sự thích thú trong đối tượng chứng kiến, và
phát triển sự thích thú và ham muốn với nó, họ trượt trở lại phạm vi quan sát. Sự chuyển động thụt
lùi này có thể tiếp tục thậm chí vượt ra ngoài trạng thái quan sát, dẫn đến tình trạng suy thoái, ở đó sự áp đặt và người làm dẫn đến
sự kiêu hãnh và thậm chí là kiêu ngạo. Sự có mặt của niềm kiêu hãnh trong
hành vi của bạn thể hiện một mức độ nhất định của cái tôi, nhưng nghĩ một cách
cao ngạo rằng chỉ có bạn mới có thể làm được chúng là bước qua một lằn ranh mới.
Trở nên kiêu ngạo là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một con người.
Không khí tự động di chuyển từ vùng áp suất
cao đến vùng áp suất thấp. Để trái tim trở nên tri nhận, chúng ta cần phải
đưa chúng vào những vùng áp suất thấp. Sự khiêm nhường là chìa khóa để tạo ra
vùng áp suất thấp trong tim, trong khi sự kiêu ngạo là dấu hiệu của
vùng áp suất cao bên trong. Sự khiêm nhường sẽ thu hút những đặc điểm cao cả hơn trong khi sự kiêu ngạo sẽ cướp đi nhân tính căn bản của chúng ta cộng với sự
mất mát lớn hơn để có lại sự Tôn kính Thiêng liêng.
Nếu nuôi dưỡng giấc mơ giác ngộ, chúng ta có thể cố gắng ẩn trong bóng tối với suy nghĩ, hành động
và thái độ không tương hợp không? Điều đó sẽ giống như một chiếc xe có hai động
cơ, mỗi động cơ lái theo một hướng ngược lại. Một chiếc xe như vậy sẽ đi về
đâu? Cuối cùng, chúng ta sẽ kết thúc trong một ‘cú ngã’, ở đó người hành hương
tâm linh biến thành nô lệ của dục vọng, samskara
và cái tôi - một hoàn cảnh mà không ý chí tự do nào có thể chiếm ưu thế. Làm thế
nào ý chí tự do có thể có mặt trong một người hoàn toàn khuất phục sự phức tạp
của họ? Với sự vắng mặt của ý chí tự do, người tìm kiếm thấy mình hoàn toàn bị trói với đôi chân bị xích của họ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ
vẫn đứng yên. Thay vào đó, họ tuột dốc, bị kéo xuống bởi sự tích lũy bên trong
mà họ cho phép chúng làm náo động trái tim của họ. Trong nhiều tôn giáo, sự lao dốc
này được nhận ra như sống trong địa ngục - địa ngục là quỹ đạo được tạo ra bởi
những người quá nặng để chuyển vào bất cứ cõi giới nào khác.
Sự khiêm nhường là phẩm tính cốt yếu đáng nuôi dưỡng. Phát triển nó là chuyện của tiếng khóc trong tim bạn trước Master vĩ đại trong một
khoảnh khắc của sự thật trần trụi: “Con cần sự giúp đỡ của ngài. Xin làm cho
con khiêm tốn, biến con thành kẻ đầy tớ đích thực của ngài.” Hãy tưởng tượng
điều gì xảy ra nếu mỗi khoảnh khắc trở thành một khoảnh khắc của sự thật như vậy
trong cuộc sống của chúng ta - một khoảnh khắc, ở đó chúng ta lao vào vòng tay của Chúa tể Thiêng liêng với sự tùy thuộc và khiêm nhường tuyệt đối. Chỉ khi chúng
ta quy thuận như thế, trái tim mới thực sự tan chảy. Chỉ khi đó, những gì dung chứa trong nó mới tuôn trào, chỉ còn lại khoảng trống; một khoảng trống
sẽ ngay lập tức thu hút ân sủng. Mỗi lần chúng ta bày tỏ trái tim mình và tạo
ra một khoảng trống như vậy - thứ thậm chí còn thấp hơn một vùng áp suất thấp -
sự vĩ đại của Ngài sẽ giáng hạ hết lần này đến lần khác. Đó là lý do tại sao mọi
người nói rằng sự khiêm nhường thu hút rất nhiều phẩm tính cao quý khác.
Với cách tiếp cận này, Thượng đế sẽ ngự trị
trong trái tim của chúng ta vĩnh viễn. Khi đó, chúng ta sẽ không phải thuyết phục
bản thân thông qua cảm xúc, trải nghiệm và những trạng thái, mà nói rằng, “Bây giờ con cảm thấy sự hiện diện của ngài.” Lúc này Ngài ngự trị trong trái tim. Như
thế nào? Bởi vì ‘cái tôi’ không còn tồn tại.
Trong trò chơi này, tôi không là gì cả. Khi ngài là tất cả và tôi không là gì cả,
sự tranh đấu ở đâu? Câu đó được giải đáp.
Khi Thượng đế là nhân chứng tuyệt đối, chứng
kiến sự
sáng tạo của Ngài và Master làm việc như một nhân chứng, và kẻ lữ khách trong cuộc hành hương chứng kiến cuộc
hành trình, tôi chắc chắn rằng chính con đường sẽ trở thành đích đến của kẻ hành
hương trong cuộc đời.
Yêu thương và trân trọng,
Kamlesh Patel
Kanha Shanti Vanam, ngày 10 tháng 2 năm
2019,
Nhân lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 146 của
Pujya Shri Ram Chandra của Fatehgarh
Sự cần thiết đối với
chúng ta là kẻ hiến dâng tầm thường của Ngài.
Chúng ta nên cúi đầu với lòng biết ơn lễ độ
và sự thành tâm tại đền
thờ của Ngài. Có sự an toàn trong đó.
- Shri Ram Chandra của
Fatehgarh
*****
The observer and the witness paradox
When
I was there thou wert not; now thou art there I am not.
The
love-lane is very narrow and cannot contain two
-
Kabir
Dear friends,
Evolution in the spiritual field is a
simple question of being versus non-being. The distinction between the two is
clear, but there is a vast spectrum in between. It is both joy and duty to move
toward the subtler side of this spectrum, becoming less and less, and
culminating in an ever-deepening state of utmost humility. This should be the
only trajectory in our lives. Let us explore the beauty and paramount
significance that humility has in our life. While exploring this quality, let
us also be aware of its opposite, which is arrogance, so that we may avoid it
at any cost.
In the state of God realization, who
realizes God? The true state only emerges when nobody remains. When there is
nobody to observe, experience, or realize God, we say that there is God
realization. That is the sacred conundrum. To those bound by ego and filled with
inner complexity, God appears remote. The nature of such a consciousness will
obscure Divinity, to various extents. A grosser effect will always supersede
the subtler one, and is there anything subtler than God?
Imagine: in a room filled with the stink of
garbage, can you enjoy the sweet fragrance of a jasmine flower? Rather, the
flower’s subtle scent will be overpowered and become imperceptible. Similarly,
our grosser states veil the divine fragrance, and we fail to become cognizant.
And so perfect observation requires that the observer be subtler than the
observed object. Otherwise, the observer tends to obscure the object under
observation. That is why Heisenberg’s Uncertainty Principle baffles the
scientific world, since what is being deployed to measure the speed or the
position of an electron is not as subtle as the electron! The observer must be
subtler than the observed.
In the field of quantum science, the
observer effect is well known. We can understand it by examining the double
slit experiment.
What is a double slit experiment? First,
imagine a wall that has two slits cut into it. Now, imagine shooting a gun at
that wall. Some of the bullets hit the wall and ricochet off it. Others travel
through the slits and hit a second wall that is positioned just behind the
first one. If you observe the second wall at every place where a bullet has
struck, you will see two strips of holes, just like the two slits in the first
wall.
Now, instead of shooting bullets through
the slits, imagine shining light at the wall with the two slits. Observing the
back wall, you might expect to see two beams of light. But while bullets behave
like particles, light behaves as a wave. When the wave of light passes through
the two slits, it splits into two new waves, just as water would. Those two
waves now spread out and interfere with one another. This creates a pattern on
the back wall, which is known as an interference pattern.
Now, instead of shining a light at the wall
with two slits, what happen when we fire electrons at it? Just like light, the
electrons produce an interference pattern on the back wall.
At this point in the experiment, a team of
researchers did something clever. They decided to shoot the electrons
individually, so as to ensure that they could not interfere with one another.
The expectation was that they would now produce a bullet pattern on the back
wall, instead of an interference pattern.
But something surprising occurred. At
first, the pattern on the back wall looked like the bullet pattern, as
expected. However, as they shot more and more electrons, the marks started
accumulating, and over time, these accumulated marks started taking the overall
shape of an interference pattern, just like light. Now, the researchers were
baffled. If you are only working with one electron at a time, how can there be
any interference? Could it be that a single electron is splitting itself,
passing through both slits at once, and interfering with itself? The
researchers did not know. So they decided to observe each electron as it passed
through the slits. They set up a monitor that would alert them whenever an
electron passed through. Then they would know if it passed through one slit at
one time, or both at once.
What happened? The electrons immediately
stopped behaving as a wave and started behaving as particles, producing the
bullet pattern. Why did this happen? Could the very present of an observer
somehow affect the outcome of the experiment?
No, it was not the mere the presence of an
observer that altered the experiment. An
observer is never a mere presence. Observation is an act, and so an observer is one who acts, interferes, and changes
things. That is the effect of observation.
In this case, the researchers influenced
the electrons’ behavior by attempting to observe them. How can you observe
something as small as an electron? If you were to shine light on an electron,
the light photons would act like cannonballs, knocking the electrons from their
trajectory and altering their behavior. That is exactly what happened. To
observe the electrons in action, the researchers had to shoot particles at
them, thus changing their behavior. By introducing a grosser particle into a
subtle waveform, the researchers collapsed the very waveform they intended to
study. The observers interfered with the observed object, thereby changing the
results of the experiment and creating a grosser effect.
The observer effect is universally
applicable. What happens when we notice spiritual work happening within us? Do
we simply allow it to happen, or does our observation interfere with it in some
way? A judgmental attitude based upon likes and dislikes cause us to react to
the subtler state that is being created within us. Here, the Master is infusing
us with a state of refined subtlety, but our grosser reaction to that work is
creating another state alongside it. What is the result? It is mixed state,
which is subtler in many ways, but which is still gross in others.
A materialistic consciousness will also
seek to convert subtler experiences into denser ones, just as the grosser
particle changes wave behavior into particle behavior. Someone who is so
attached to the physical Master, known as a guru
pashu, only wishes to observe Divinity with open eyes – to have physical darshan. This destroys the subtle inner
state that has been given; a state so sublime and perfect and pure. Preferring
form to formlessness, they are unable to actually benefit from the guru’s
physical presence that they enjoy so much.
Due to our tendency to interfere with the
work, Babuji Maharaj liked to work upon abhyasis at night as they slept. When
they were unaware of the work that was taking place, they did not interfere,
and the results would tend closer toward perfection. In such cases, though, an
abhyasi would also miss out in a way on the taste of the actual work!
If such modifications can happen within one
person’s mind, imagine what can happen when a second observer is brought into
the equation. When we receive a sitting from a trainer, for example, there are
now two observers at play instead of one, and the possibility of interference
increases.
However, whether we are receiving a sitting
or giving one, or we simply notice some spiritual work happening during the
course of our day, if we open our hearts and surrender at that moment in all
humility and gratitude, without judging or thinking of likes and dislikes, his
work will always prevail. Then, we move from the state of an involved observer
to that of a mere witness!
Remaining attached to outcomes and running
behind likes and dislikes creates interference. In our relationships, the
mutual interference that takes place can be extremely complex, and its results
are unpredictable. We cannot say what the effect will be, or why. All we can
say is that the observer changes the outcome, and that multiple observers
create complex outcomes. For instance, suppose you remember your friend and
think, “I wonder how they’re doing.” You decide to find out by paying them a
surprise visit. Meanwhile, your friend is sitting at home, depressed. Something
has gone wrong in that person’s life. You knock on the door, and when your
friend opens it, a big smile appears on their face.
“How are you doing?” you ask.
“Oh, I’m just great!”
Before you knocked on the door, they were
depressed! To the certain extent, your investigation has changed their state.
Your presence has cheered them up, at least superficially, but that also means
you have been unable to truly assess them. As the observer, you have changed
the observed, thus compromising the observation.
And though you have lifted up your friend’s
spirits for the time being, have you solved their problem? After you leave,
they may return to their previous state of depression. In that sense, your
presence will have only obscured their emotional state.
But what if your friend opens up and the
truth comes flowing out? They make you understand everything, and as a result
you now become emotionally affected. You feel empathy and sympathy. You may
even feel saddened. Now, the observed person becomes a catalyst, changing the
state of the observer; changing your state.
Perhaps because of your compassion, because your heart is overflowing with love
for that person, you now decide to advise your friend how to remedy their
situation. But that advice is not welcomed.
Most of the time, people do not actually
take advice. Even if they do, it often creates unintended consequences. Rather
than making a person happier, it often causes them to rebel and even feel
negatively toward the giver. For example, you may give your friend a brilliant
business idea that ends up making them a billionaire, yet something inside that
person will always be unhappy that it came from you rather than from
themselves. Therefore, Lalaji Maharaj said, “Never offer advice unless invited,
otherwise it is likely to yield bad results. If you find any fault with anybody,
pray for his freedom from it.” Even in cases where advice is actively solicited,
it is best to pause and consider before you offer it.
Misunderstanding also does not require that
you say anything. What happens when you look at someone with so much love, but
due to their biases they think that your glance is negative? Observing this
reaction, you feel hurt and lash out. Now you are both contributing to the
deterioration of relationship.
Here, we must understand two things: The
first is that we cannot predict how others will react to us, and the second is
that we cannot prevent their reactions. Others will always react, and we need
to remember this and be understanding, rather than taking it personally. But
more importantly, we can withdraw ourselves from the equation altogether. This
does not mean that we lead a life of solitude, but refers instead to an inner
state. Kabir’s couplet is as applicable to human relationships as it is to our
relationship with the Divine. As observers, we are always involved. It is our
likes and dislikes that draw our observation in the first place, and based on
those likes and dislikes, we react, judge, and interfere. The state of
observation is never passive or receptive, but goal-oriented. Like a tiger
stalking its prey, the observing mind seeks an outcome. Observation is an
imposition of action. It is a kind of violence. The observational mind can
never be passive or disinterested. It cannot be a mere witness.
Per contra, witnessing is passive. As a
witness, you are not a participant. You are not involved. You have no interest
to observe, yet you have no choice but to witness. When you witness and become
a void within yourself, you will not interfere with things, and so you will not
create samskaras in yourself or in
others. Humility at its pinnacle creates this zero-ness, this void state within
you – a pure non-interfering state where you reflect only your inner absentia,
not expecting or imposing anything.
The witness may still experience thoughts,
but does not judge them or fight with them. There may still be chaos all
around, but the witness is disinterested, and does not react to these inputs.
To the witness, they are like the clouds that merely pass us by. Who is this
witness? It is not the mind. The mind is incapable of witnessing. Lord Krishna
reveals the mystery:
The
Supreme Purusha in this body is also called the Witness,
the
One who permits, the Supporter, the One who experiences,
the
Great Lord and the Supreme Self.
-
Bhagavad Gita, chapter 13, verse 22
If I too can become a witness – witnessing
my own actions, intentions, thoughts, likes and dislikes – then I will also be
in resonance with that inner dweller. Rather, it is that inner dweller, the
soul, who witness. Mind – consciousness creates the observer, but consciousness
of the soul creates the witness. In mind – consciousness, we continue to create
complexity, entertaining likes and dislikes and deepening our samskaras. Just as the entire creation
is maintained and supported by the Ultimate Being, the observing mind supports
and maintains what Babuju refers to as our own tiny creations – complexity,
likes and dislikes, desires, samskaras.
We feed them with our mental attention, thus empowering them. In the witness
state of the soul, however, our mental power and support is automatically
withdrawn. No longer are we involved with this minute creation, and so it
simply withers away. Our absence now has the fragrance of uparati, or self-withdrawal.
The stage may also come when, as a witness,
you are so absorbed that there is no entity left behind to witness anything.
Having gone beyond the witness state and into the state of non-being, you
somehow resonate with the original state (to the extent of what is allowable by
your samskaras). Here, you can
reflect the condition described by Babuji as ‘living dead’. You may also move
further, from superficial non-being to absolute non-being, which would be the
culmination of humility. From non-being comes non-actions, meaning that you act
without being the author of that action. Now, you simply allow things to
happens as they should happen. Completely absorbed in the Absolute, action is
performed automatically. It happens through you and yet without you. In
non-being you are in resonance with the Absolute.
When
we have lost all sense of our own significance,
and
are devoid of ego-consciousness in any form, direct or indirect,
then
whatever we do will be just what we ought to be doing.
This
condition, if bestowed by God, is the best of all conditions.
Everyone
ought to try to arrive at it.
-
Shri Ram Chandra of Fatehgarh
From observer to witness to non-entity;
that is the progression. It is also possible to move in the opposite
trajectory. Even the disinterested witness can be subject to reversal. For
example, if the witness one day finds enjoyment in a witness object, and
further develops liking and desire for it, they slip again into the
observational field. This downward movement can continue even beyond the
observing state, leading to a degraded condition where imposition and doer-ship
lead to pride and even arrogance. To have pride in your acts represents a
certain level of ego, but to arrogantly think that only you can perform them is
to cross a new limit. To become arrogant is the worst thing that can happen to
a person.
Air moves automatically from a
high-pressure zone to a low-pressure zone. For our hearts to become receptive,
we would therefore need to make them into low-pressure zones. Humility is the
key to creating this low-pressure zone in the heart, while arrogance is the
sign of having a high-pressure zone within. Humility will attract more noble
traits in its turn while arrogance wil rob us of our basic humanity plus the
greater loss of regaining Divine Apotheosis.
If we entertain the dream of enlightenment,
can we affort to remain hiding in darkness, with thoughts, actions and
attitudes that are incompatible? That would be like having a car with two
engines, each powering the vehicle in an opposite direction. Where will such a
vehicle go? Ultimately we would end up in a kind of ‘fall’, where the spiritual
pilgrim transforms into a slave of desires, samskaras,
and ego - a situation in which no free
will can prevail. How can free will be present in a person who has completely
succubed to their complexities? In the absence of free will, seekers find
themselves comletely tied up by their tow legs. Yet, that does not mean that
they remain stationary. Rather, they go down, pulled by the inner accumulation
that they have allowed to clutter their hearts. In various religions, this
downward spin would be recognized as living in hell – hell being the trajectory
traced out by those who are too heavy to move in any other manner.
Humility is the cardinal quality worth
cultivating. Developing it is a matter of crying your heart out to the great
Master in a moment of bare truth: “I need your help. Make me humble, make me
your true servant.” Imagine what would happen if every moment became such a
moment of truth in our lives – a moment where we throw ourselves upon the holy
lap of the Lord in total dependency and humality. Only when we submit in such a
manner will the heart truly melt. Only then will its contents rush out, with
only a vacuum remaining; a vacuum that will immediately attract grace. Each
time we pour our heart out and create such a vacuum – which is even less than a
low-pressure zone – His greatness will descend again and again. That is why it
is said that humility attracts so many other noble qualities in turn.
With this approach, the Lord will capture
our heart permanently. Then, we will not have to convince ourselves through
feelings, experiences and conditions, saying, “Now I feel his presence.” Now He
resides in the heart. How? Because ‘I’ no
longer exist. In this game, I am nobody. When he is everything and I am
nothing, where is the struggle? The riddle has been solved.
When God is the absolute witness,
witnessing His creation, and the Master is working as a witness, and the
pilgrim is on his pilgrimage witnessing the journey, I am sure that the path
itself will become the witnessing pilgrim’s destination in life.
With love and respect,
Kamlesh Patel
Kanha Shanti Vanam, 10 Feb 2019,
On the occasion of the 146th
birth anniversary of Pujya Shri Ram Chandra of Fatehgarh
It
is essential for us to remain His insignificant devotees.
We
should bow our heads with politeness gratitude
and
sincerity at His shrine. There is safety in that.
-
Shri Ram Chandra of Fatehgarh