1 tháng 9, 2017

Câu chuyện về Tịnh xá Kaka Bhushundi

Trong tập 2 của Ram Chandra Toàn tậpPujya Lalaji Maharaj đã viết về chuyến thăm tới Rawati, một vùng đất của bộ lạc ở Malwa, nơi đây khiến Ngài bị mê hoặc bởi thiên nhiên tuyệt đẹp mong ước ở lại đó mãi mãi. 


Ngài thấy mình say đắm vẻ đẹp cảnh vật nơi đây... cây cối, hệ thực vật, đất, nước,... và kể lại cho chúng ta về một nơi tuyệt đẹp như thế, với thiên nhiên phong phú
, dòng truyền sẽ mạnh hơn, khả năng bảo vệ Sự thật tốt hơn và trong thời gian lâu hơn, sẽ hấp dẫn và tác động đến cảm nhận của con người, và sẽ mang đến một bầu không khí lý tưởng cho thực hành tâm linh.

Lalaji bày tỏ ước muốn của Ngài... Giấc mơ của Ngài... về việc xây dựng một tịnh xá, tương tự như của Kaka Bhushundi, một hiền triết giác ngộ, sống vào thời của Chúa Rama. Lalaji cũng trích dẫn các câu thơ từ 'Ram Charit Manas', sử thi về chiến công thần thánh của Chúa Rama do Thánh Tulsidas viết, với những mô tả sinh động về tịnh xá xinh đẹp của Kaka Bhushundi trên dãy Himalaya.

Hiền triết Kaka Bhushundi là ai?

Kaka Bhushundi sinh ra ở Ayodhya vào thời đại hóa thân của Chúa Rama. Khi còn là một thanh niên, Bhushundi rất cao ngạo và đầy kiêu hãnh, ông rất ác cảm với Chúa Rama. Nhưng ông là tín đồ của Chúa Shiva và đến đền thờ Shiva hàng ngày. Một lần, ông gặp một hiền triết cao đạo và trở thành đệ tử của người ấy. Tuy nhiên, bất chấp sự dạy dỗ của bậc thầy vĩ đại, Bhushundi vẫn ngạo mạn, xấc xược, coi thường và không vâng lời Guru. Điều này khiến Chúa Shiva nổi giận, Ngài xuất hiện trước mặt họ và nguyền rủa Bhushundi phải trải qua một nghìn kiếp sống thấp kém hơn con người và ở trong mọi hình tướng khác nhau. Vị thầy cầu xin Chúa Shiva tha thứ cho đệ tử của mình và bởi vì lời nguyền một khi đã buông ra không thể rút lại, Chúa Shiva ban cho Bhushundi, mặc dù trong các kiếp sống thấp, sẽ không phải chịu đựng đau đớn sinh tử và vẫn biết được các kiếp sống trước của mình.

Nhục nhã và buồn chán, Bhushundi vào rừng và bắt đầu quá trình luân hồi. Đầu tiên, ông được sinh ra là một con rắn và sau đó được sinh ra trong những hình hài khác, kiếp sống này sang kiếp sống khác, như cởi bỏ bộ đồ cũ và mặc vào bộ đồ mới nhưng vẫn biết được tất cả các kiếp sống trước của mình. Cuối cùng, ông được sinh ra là một người Bà La Môn ở Ayodhya và trở thành tín đồ nhiệt thành của Chúa Rama. Dần dần, ông vào rừng, sống một cuộc đời tu sĩ, gặp những hiền triết và các bậc thầy, và trải qua phúc lạc tuyệt diệu khi nghe về phẩm chất thiêng liêng của Chúa Rama.

Lúc này, ông đã trở thành đệ tử của hiền triết Lomasa Muni vĩ đại, người đã cố gắng giác ngộ Bhushundi về Chân lý Tối hậu... Brahman của vũ trụ là không có thuộc tính và hình tướng. Nhưng Bhushundi không thể chấp nhận khái niệm về một Brahman vô tướng vì trong đức tin của ông, Thượng đế được hiện thân trong Chúa Rama, dẫn đến tranh luận và mâu thuẫn xảy ra giữa Guru và đệ tử.

Hiền triết Lomasa tức giận vì thái độ bướng bỉnh và những tranh biện bất tận của Bhushundi nên đã nguyền rủa ông, "bởi vì con bác bỏ lời dạy của ta và, giống như quạ, nhìn mọi thứ đầy nghi hoặc, ta nguyền rủa con ở trong hình hài của quạ". Bhushundi cúi đầu trước nhà hiền triết, không chút cảm giác sợ hãi hay oán trách, khoác lấy hình hài của quạ và bay đi.

Khi Chúa biết về một lời nguyền khác dành cho Bhushundi, Ngài đến và giải thích với hiền triết Lomasa về tình yêu thiêng liêng của Bhushundi và đề nghị ông sửa sai. Khi đó, nhà hiền triết ân hận vì hành động nóng vội của mình, đã gọi Bhushundi về và truyền cho ông thần chú của Chúa Rama, dạy cho ông phương pháp thiền định về Chúa Rama, ban phước cho ông rằng Chúa Rama sẽ luôn ngự trị trong trái tim ông và truyền lại cho Bhushundi toàn bộ Ram Charit Manas. Sau đó, Bhushundi đến tu viện riêng của mình, sống cuộc đời của quạ trong 27 chu kỳ của tạo hóa.

Garuda, cỗ xe của Chúa Vishnu, bị phiền trược bởi ảo hóa và tâm trí xáo động. Mặc dù rất gần gũi Chúa Vishnu, ông vẫn là nạn nhân của ảo hóa và tranh đấu bên trong và theo lời khuyên của hiền triết Narada, ông đến gặp Kaka Bhushundi ở tịnh xá của Bhushundi trên dãy Himalaya. Ông thấy một con quạ lễ độ đang giảng giải tâm linh cho các loài chim khác. Và khi ông hỏi Bhushundi lý do về sự hóa thân trong hình hài của quạ mặc dù đã giác ngộ rất cao và vô cùng mộ đạo, Kaka Bhushundi kể lại câu chuyện trên. Khi đó, Garuda đã  những luận bàn thấu đáo với Kaka Bhushandi và nhận được câu trả lời cho tất cả những vấn đề của mình.

Điều gì rất đặc biệt và đẹp đẽ ở tinh xá Kaka Bhushundi khiến Lalaji Maharaj mơ ước xây dựng một tịnh xá như thế?

Thánh Tulsidas, viết trong sử thi rằng chính Chúa Shiva đã giải thích cho vợ của Ngài, Mahasakthi, vẻ đẹp của tịnh xá Bhashundi:

" phía bắc dãy núi Sumeru, có một sườn núi tuyệt đẹp tên là Neel (Xanh da trời). Ở đó, có những đỉnh núi màu vàng lộng lẫy. Trong số đó, ta thích bốn đỉnh núi xinh xắn, trên mỗi đỉnh núi có một cây đa, một cây bồ đề và một cây xoài. Trên mỗi đỉnh núi có một hồ nước tuyệt đẹp và những bậc thang bằng ngọc trai. Vẻ đẹp của nó hấp dẫn tất cả mọi người. Nước trong hồ mát lạnh, tinh khiết và ngọt ngào.

Trong hồ, hoa sen nhiều màu sắc đua nở. Thiên nga trò chuyện bằng thứ chất giọng ngọt ngào và từng đàn ong bay thật đẹp mắt. Quạ Kaka Bhushundi trú ngụ trên những ngọn núi đó. Chú chim ấy không thể bị tiêu diệt ngay cả khi chấm dứt Thời gian. Ảo hóa của thế gian, tốt, xấu, đam mê, ham muốn… không có chỗ ở gần những ngọn núi này. Kaka Bhushundi thiền định dưới gốc bồ đề. Thực hành puji gần gốc sung. Thực hành pooja dưới gốc xoài. Ngồi dưới gốc đa, chú kể câu chuyện về Chúa Hari và cất tiếng hát ca ngợi Chúa Rama bằng tình yêu và sự sùng kính."

Những mô tả về Tịnh xá và vẻ đẹp tuyệt mỹ của nó đã khiến Lalaji Maharaj hết sức ấn tượng và Ngài đã viết rằng, dòng năng lượng thần thánh tràn ngập thiên nhiên tuyệt diệu nơi đây, có thể làm cho tâm trí phiền trược và xáo động thoát khỏi ảo tưởng và nghi hoặc. Năng lực đó chứa trong sự yên lặng và thanh bình của một nơi được ban tặng phong cảnh thiên nhiên phong phú.

Lalaji viết rằng, tịnh xá Kaka Bhushundi đã có sức hấp dẫn rất lớn đối với Ngài và Ngài nói thêm rằng "thiền định và tu tập có thể tạo ra dòng chảy thần thánh độc nhất vô nhị trong ngoại vi của sự tồn tại, và trước dòng chảy thiêng liêng này, tất cả mọi ô trược và sự chệch hướng đều được gột rửa".

Đã đến lúc làm cho giấc mơ của Lalaji Maharaj trở thành hiện thực. Tất cả chúng ta hãy cùng Daaji Tôn kính, nỗ lực hết sức, tạo hình Thiền viện mơ ước của Lalaji Maharaj và biến nó thành hiện thực tại KANHA SHANTIVANAM.

*****

Pujya Lalaji Maharaj, in His Complete Works of Ram Chandra (Lalaji) Vol II, writes about His visit to Rawati, a tribal area in Malwa, where He finds Himself enthralled by the abundant natural beauty of the place and wishes to stay there forever. He finds Himself remaining absorbed in the scenic beauty of the place....its trees, plants, earth, water,.... and tells us that such places, endowed with the bounties of nature, will have more power of transmission, more capacity of protecting the Truth and for longer durations, and will attract and influence people's feelings, and will provide an ideal atmosphere for spiritual sadhana.

Here Lalaji expresses His wish...His dream...of building an Ashram, similar to that of Kaka Bhushundi, an enlightened sage who lived during the period of Lord Rama. Lalaji also quotes verses from 'Ram Charit Manas', an epic poem on the divine deeds of Lord Rama by Saint Tulsidas, which contain vivid descriptions of Kaka Bhushundi's beautiful Ashram in the Himalayas.

Who was Sage Kaka Bhushundi?

Kaka Bhushundi was born in Ayodhya during the period of incarnation of Lord Rama, and as an young man, Bhushundi was very arrogant and proud and had developed a strong dislike and aversion for Lord Rama. Yet he was a devotee of Lord Shiva and he used to visit the Shiva temple everyday. Once he met an highly enlightened Sage and became his disciple. But in spite of the great sage's teachings, Bhushundi remained egoistic and impertinent and displayed utter disregard and disobedience to his Guru. This infuriated Lord Shiva Himself and He appeared before them and cursed Bhushundi to go through one thousand sub-human births and live in all the different lower forms. The Guru pleaded with Lord Shiva to spare his disciple and since a curse once meted out cannot be withdrawn, Lord Shiva granted that Bhushundi, in spite of all his low-level births, would not suffer the agony of births and deaths and would remain aware of his previous births.

The humbled and dejected Bhushundi went into the forest and started the process of transmigration. He was first born as a serpent and then took birth into different forms, one by one, just like casting off old clothes and donning new ones, but, he was aware of all his past births. Finally he was born as a Brahmana at Ayodhya and became an ardent devotee of Lord Rama. Gradually he took to the life of a hermit and went to live in forests, meeting sages and Gurus and experiencing great bliss in hearing about the divine qualities of Lord Rama.

He now came under a great Sage, Lomasa Muni, who tried to enlighten Bhushundi on the Ultimate Truth...the universal Brahman is attributeless and formless. But, Bhushundi could not accept the concept of a formless Brahman since he was firm in his belief that God was embodied in Lord Rama and as a result arguments and counter-arguments ensued between the Guru and the disciple.

Sage Lomasa got infuriated at Bhushundi's obstinacy and endless arguments and cursed him saying, "since you reject my teachings and, like a crow, look upon everything with distrust, I curse you to take the form of a crow". Bhushundi, bowed before the Sage, without any feeling of fear or animosity, took the form of a crow and flew off.

When the Lord came to know of another curse to Bhushundi, He appeared and explained to Sage Lomasa about the divine love of Bhushundi and asked him to rectify his mistake. Thereupon the Sage repented for his hasty action, called Bhushundi and imparted to him the mantra of Sri Rama, taught him the method of meditation on Sri Rama, blessed him that Lord Rama would ever abide in his heart and recited the entire Ram Charit Manas to Bhushundi. Thereafter Bhushundi went to his own hermitage to live his life as a crow for 27 cycles of creation.

Garuda, the vehicle of Lord Vishnu, was bothered by certain illusions and confusions of the mind. Even though he was very near to Lord Vishnu, he was also a victim of illusions and arguments arising within himself and on the advice of Sage Narada, he goes to meet Kaka Bhushundi at his ashram in the Himalayas. He saw the pious crow preaching spirituality to all the other birds., and when he asked Bhushundi the reason for his being in the form of a crow, in spite of being so highly enlightened and devout, Kaka Bhushundi narrated his above story. Thereupon, Garuda had very enlightening discussions with Kaka Bhushandi and got all his questions answered.

What was so special and beautiful about Kaka Bhushundi's Ashram that made Lalaji Maharaj dream of building one like that?

Saint Tulsidas, in his epic poem, writes about how Lord Shiva Himself explains to His consort, Mahasakthi, the beauty of Bhashundi's Ashram :-

"on the northern side of Sumeru mountains, there is a beautiful mountainside called Neel (blue). It has beautiful golden peaks. Out of those I liked four beautiful peaks. On top of every one of those peaks, there was one banyan tree, one pipal tree and one mango tree. There is a beautiful pool on each peak and it has steps of pearls. It attracts everyone. The water in the pool is cool, pure and sweet.

There are many coloured lotus blooms in the pool. The swans are talking in sweet voices and the bees are humming beautifully. On these mountains the bird Kaka Bhushundi resides. He cannot be destroyed even at the end of Time. The illusions of the world, good, bad, passion, desire, etc., are nowhere near these mountain. Kaka Bhushundi meditates under the pipal tree. Performs puja near the fig tree. Does mental pooja under the mango tree. Sitting under the Banyan tree he narrates the story of Lord Hari and sings the praise of Lord Rama with love and respect.

This above description of the Ashram and its abundant beauty, impressed Lalaji Maharaj to a great extent and He writes about how the divine energy that pervades such beautiful natural surroundings, can make a troubled and disturbed mind come out of its illusions and doubts. Such is the power contained in the serenity and tranquillity of a place endowed with the bountiful wealth of nature.

Lalaji writes that Kaka Bhushundi 's ashram was a great attraction for Him and goes on to add that "the meditation and practice, which could make a unique divine flow possible in the relative periphery of existence itself, and in front of this flow, all filth and deflections are just washed off".

The time has come for making Lalaji Maharaj's dream come true. Let us all integrate with our beloved Daaji, and spare no efforts in giving shape to Lalaji Maharaj's dream Ashram and make it a reality at KANHA SHANTIVANAM.