Swami Vivekananda (1863-1902) là người khổng lồ tâm linh của thế kỷ 19, Guru của ông là thánh Ramakrishna Paramahamsa. Ông đã giới thiệu triết lý Yoga Ấn độ tới thế giới phương Tây và nâng cao nhận thức về tín ngưỡng đại đồng. Ông có lẽ được biết đến nhiều nhất qua bài diễn văn đầy truyền cảm tại Hội nghị Tôn giáo Thế giới ở Chicago vào năm 1893, bài diễn văn mở đầu, "Các chị và các anh của nước Mỹ".
Mọi linh
hồn đều được ấn định là toàn hảo, và mọi sinh linh, cuối cùng, sẽ đạt đến điều kiện toàn hảo. Bất cứ điều gì chúng ta là lúc này là kết quả của hành động và suy
nghĩ của chúng ta
trong quá khứ; và bất cứ điều gì chúng ta sẽ là trong tương lai sẽ là kết quả của những gì chúng ta nghĩ và làm bây giờ. Nhưng điều này, việc định hình số phận của chúng ta, không loại trừ sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được từ bên ngoài; hơn nữa, trong phần lớn các trường hợp, sự giúp đỡ như vậy là hoàn toàn cần thiết. Khi sự giúp đỡ đó đến, sức mạnh và khả năng cao hơn của linh hồn được thúc đẩy, đời sống tâm linh được đánh thức, sự phá triển thăng hoa, và cuối cùng, con người trở nên thánh thiện và toàn hảo.
Sự thúc đẩy nhanh chóng này không thể bắt nguồn từ sách vở.
Linh hồn chỉ có thể nhận sự thôi thúc từ một linh hồn khác, và không từ gì khác. Chúng ta có thể đọc sách cả đời, chúng ta có thể trở nên rất hiểu biết, nhưng cuối cùng, chúng ta thấy rằng mình đã không phát triển chút nào về tâm linh. Trình độ hiểu biết cao đồng nghĩa với sự thăng tiến tương xứng về tâm linh ở Con người là không đúng. Khi đọc sách, đôi khi chúng ta bị ảo tưởng rằng mình đang được giúp đỡ về tâm linh;
nhưng nếu phân tích ảnh hưởng của việc đọc đối với bản thân, chúng ta sẽ thấy rằng tối đa chỉ là trí óc của chúng ta có được lợi ích từ nó, chứ không phải linh hồn.
Sự thiết hụt của sách trong việc đẩy nhanh sự phát triển tâm linh là lý do tại sao, mặc dù hầu hết mọi người trong chúng ta đều có thể nói một cách tuyệt vời nhất về các vấn đề tâm linh, nhưng khi nói đến hành động và sống một đời sống tâm linh đích thực, chúng ta thấy mình thiếu hụt kinh khủng. Để thúc đẩy linh hồn, sự thôi thúc đó phải đến từ một linh hồn khác.
"Guru là chiếc mặt nạ sáng chói
mà Thượng đế đeo để đến với chúng ta. Khi chúng ta kiên trì nhìn vào, dần dần mặt nạ rơi ra và Thượng đế được hiển lộ"
Người mà linh hồn của họ phát xuất sự thôi thúc được gọi là Guru - vị thầy;
và người mà linh
hồn của họ được truyền sự thôi thúc được gọi là
Shishya - học trò. Để truyền sự thôi thúc như vậy tới bất kỳ linh hồn nào, đầu tiên, linh hồn phát xuất phải có sức mạnh truyền nó, như nó đã là, cho linh hồn khác; và thứ hai, linh hồn được truyền đến phải phù hợp để tiếp nhận. Hạt giống phải là hạt giống sống, và cánh đồng phải được bừa sẵn; và khi cả hai điều kiện này được đáp ứng, thì sự phát triển tuyệt vời của tôn giáo chân chính sẽ xảy ra.
"Người thuyết giáo chân chính phải có khả năng tuyệt vời, người nghe phải thông minh", và khi cả hai điều này thực sự tuyệt vời và phi thường, thì sẽ có một kết quả thức tỉnh tâm linh huy hoàng, và không phải thế khác. Chỉ vị thầy như vậy mới là thầy thực sự, và chỉ học trò như vậy mới là trò thực sự, người khao khát thực sự. Người khác chỉ là vui đùa với tâm linh. Họ chỉ có một chút tò mò được đánh thức, một chút khao khát hiểu biết được nhen nhóm, nhưng chỉ là đứng ở rìa ngoài chân trời tôn giáo. Không có nghi ngờ gì về một số giá trị trong đó, vì theo thời gian nó có thể dẫn đến thức tỉnh khao khát tôn giáo thực sự; và nó là quy luật bí ẩn của thiên nhiên rằng ngay khi cánh đồng đã sẵn sàng, hạt giống phải đến và nhất định đến; ngay khi linh hồn tha thiết mong
muốn có được tôn giáo, người truyền sức mạnh tôn giáo phải xuất hiện và nhất định xuất hiện để giúp đỡ linh hồn đó.
Khi sức mạnh thu hút ánh sáng tôn giáo trong linh hồn tiếp nhận đủ và mạnh, sức mạnh đáp lại hấp lực đó và gửi ánh sáng đến như một lẽ tất nhiên.
Tuy
nhiên, có những hiểm họa lớn nhất định trên đường đi. Chẳng hạn, hiểm họa đối với linh hồn tiếp nhận về cảm xúc nhất thời nhầm lẫn với sự khao khát tôn giáo thực sự. Chúng ta có thể tìm hiểu điều đó nơi chính mình. Nhiều lần trong cuộc đời, người mà chúng ta yêu thương mất; chúng ta choáng váng; chúng ta cảm thấy thế giới trượt qua kẽ tay mình, rằng chúng ta muốn một cái gì đó chắc chắn hơn và cao cả hơn, và rằng chúng ta phải trở thành mộ đạo. Trong một vài ngày, làn sóng cảm xúc đó qua đi, và chúng ta lại trở về chốn cũ. Tất cả chúng ta thường nhầm lẫn thôi thúc như vậy với khao khát thực sự đằng sau tôn giáo; nhưng chừng nào cảm xúc nhất thời này bị nhầm lẫn, thì khao khát liên tục, thực sự của linh hồn với tôn giáo sẽ không đến, và chúng ta sẽ không tìm thấy người truyền tâm linh thực sự vào bản chất của mình. Vì vậy, bất cứ khi nào chúng ta bị cuốn vào sự phàn nàn về việc tìm kiếm sự thật mà chúng ta mong muốn rất nhiều, tỏ ra vô ích, thay vì phàn nàn như vậy, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là nhìn vào bên trong tâm hồn mình và tìm xem liệu khát khao trong lòng có
thực hay
không. Khi
đó, trong
phần lớn các trường hợp, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng mình không thích hợp để tiếp nhận sự thật, rằng không có khao
khát thực sự về tâm linh.
Còn có hiểm họa lớn hơn đối với người truyền, Guru. Có nhiều người, mặc dù đắm chìm trong sự ngu dốt, nhưng trong lòng tự hào, ưa thích họ biết tất cả mọi thứ, và không chỉ dừng lại ở đó, còn đề nghị gánh người khác trên vai của mình; và do đó người mù dẫn người mù, cả hai đều rơi xuống mương.
"Những kẻ ngu muội ở trong
bóng tối, ma lanh trong sự tự phụ của mình, và tự đắc với kiến thức viển vông, loanh quanh và luẩn quẩn, như người mù bị dẫn bởi người mù." - (Katha Upanishad, I. ii 5.).
Thế giới đầy rẫy những thứ này. Mỗi người đều muốn trở thành thầy, mỗi kẻ ăn xin muốn làm ra món quà triệu đô la! Cũng như những kẻ ăn xin này thật lố bịch, những vị thầy này cũng thế.
Swami Vivekananda
Tạp chí Heartfulness số 1, 2016
*****
The
Need of Guru - Swami Vivekananda
Swami
Vivekananda (1863-1902) was a spiritual giant of the 19th century whose guru
was the saint Ramakrishna Paramahamsa. He introduced the Indian philosophy of
Yoga to the western world and raised interfaith awareness. He is probably best
known for his inspiring speech at the Parliament of the World’s Religions in
Chicago in 1893, which began, “Sisters and brothers of America”
Every
soul is destined to be perfect, and every being, in the end, will attain the
state of perfection. Whatever we are now is the result of our acts and thoughts
in the past; and whatever we shall be in the future will be the result of what
we think and do now. But this, the shaping of our own destinies, does not
preclude our receiving help from outside; nay, in the vast majority of cases
such help is absolutely necessary. When it comes, the higher powers and
possibilities of the soul are quickened, spiritual life is awakened, growth is
animated, and man becomes holy and perfect in the end.
This
quickening impulse cannot be derived from books. The soul can only receive
impulses from another soul, and from nothing else. We may study books all our
lives, we may become very intellectual, but in the end we find that we have not
developed at all spiritually. It is not true that a high order of intellectual
development always goes hand in hand with a proportionate development of the
spiritual side in Man. In studying books we are sometimes deluded into thinking
that thereby we are being spiritually helped; but if we analyse the effect of the
study of books on ourselves, we shall find that at the utmost it is only our
intellect that derives profit from such studies, and not our inner spirit. This
inadequacy of books to quicken spiritual growth is the reason why, although
almost every one of us can speak most wonderfully on spiritual matters, when it
comes to action and the living of a truly spiritual life, we find ourselves so
awfully deficient. To quicken the spirit, the impulse must come from another
soul.
“The Guru is the bright mask which God wears in order to come to
us. As we look steadily on, gradually the mask falls off and God is revealed”
The
person from whose soul such impulse comes is called the Guru – the teacher; and
the person to whose soul the impulse is conveyed is called the Shishya – the
student. To convey such an impulse to any soul, in the first place, the soul
from which it proceeds must possess the power of transmitting it, as it were,
to another; and in the second place, the soul to which it is transmitted must
be fit to receive it. The seed must be a living seed, and the field must be
ready ploughed; and when both these conditions are fulfilled, a wonderful
growth of genuine religion takes place.
“The
true preacher of religion has to be of wonderful capabilities, and clever shall
his hearer be,” and when both of these are really wonderful and extraordinary,
then will a splendid spiritual awakening result, and not otherwise. Such alone
are the real teachers, and such alone are also the real students, the real
aspirants. All others are only playing with spirituality. They have just a
little curiosity awakened, just a little intellectual aspiration kindled in
them, but are merely standing on the outward fringe of the horizon of religion.
There is no doubt some value even in that, as it may in course of time result
in the awakening of a real thirst for religion; and it is a mysterious law of
nature that as soon as the field is ready, the seed must and does come; as soon
as the soul earnestly desires to have religion, the transmitter of the
religious force must and does appear to help that soul. When the power that
attracts the light of religion in the receiving soul is full and strong, the
power which answers to that attraction and sends in light does come as a matter
of course.
There
are, however, certain great dangers in the way. There is, for instance, the
danger to the receiving soul of its mistaking momentary emotions for real
religious yearning. We may study that in ourselves. Many a time in our lives,
somebody dies whom we loved; we receive a blow; we feel that the world is
slipping between our fingers, that we want something surer and higher, and that
we must become religious. In a few days that wave of feeling has passed away,
and we are left stranded just where we were before. We are all of us often
mistaking such impulses for real thirst after religion; but as long as these
momentary emotions are thus mistaken, that continuous, real craving of the soul
for religion will not come, and we shall not find the true transmitter of
spirituality into our nature. So whenever we are tempted to complain of our
search after the truth that we desire so much, proving vain, instead of so
complaining, our first duty ought to be to look into our own souls and find
whether the craving in the heart is real. Then in the vast majority of cases it
would be discovered that we were not fit for receiving the truth, that there
was no real thirst for spirituality. There are still greater dangers in regard
to the transmitter, the Guru. There are many who, though immersed in ignorance,
yet, in the pride of their hearts, fancy they know everything, and not only do
not stop there, but offer to take others on their shoulders; and thus the blind
leading the blind, both fall into the ditch.
“Fools
dwelling in darkness, wise in their own conceit, and puffed up with vain
knowledge, go round and round staggering to and fro, like blind men led by the
blind.” — (Katha Upanishad, I. ii. 5).
The
world is full of these. Every one wants to be a teacher, every beggar wants to
make a gift of a million dollars! Just as these beggars are ridiculous, so are
these teachers.