21 tháng 3, 2025

Hiện thực hóa tầm nhìn của các Vị Thầy

Các abhyasis đến từ Trung Quốc cũng đã tham gia sáng nay, đúng vào dịp Năm Mới (theo lịch Trung Quốc). Vậy hãy chúc tất cả các anh chị em Trung Quốc của chúng ta một năm mới thật hạnh phúc và khỏe mạnh. Năm nay là năm con Thỏ.

Babuji Maharaj đã cải cách hệ thống tâm linh. Ngài nói nó không chỉ dành cho người khổ hạnh hay người tu hành (sannyasa). Ngài đã cải cách nó bằng cách mang hệ thống này đến với người thường, những con người của gia đình (grihastha), và làm cho nó trở nên dễ đến mức chúng ta có thể tiến bộ với tốc độ ánh sáng.

Chariji thường trích lời Babuji rằng để chuyển từ luân xa tim sang luân xa atma (luân xa thứ hai) thì phải mất 45 năm luyện tập không ngừng nghỉ, tập 24/7. Và nếu bạn di chuyển từ luân xa atma sang luân xa thứ ba, tức là điểm lửa, thì sẽ phải mất gấp năm lần thời gian đó. Mất bao lâu? 225 năm. Chúng ta không sống lâu đến vậy. Và từ luân xa thứ ba đến luân xa thứ tư là năm lần số đó nữa. Và sau đó năm lần như vậy và năm lần như vậy. Vậy khi người ta nói rằng Vishwamitra đã thiền định 100.000 năm, ai có được tuổi thọ như vậy?

Thực ra sự tiến bộ trong 100 000 năm đó có thể đạt được trong một kiếp sống. Nếu theo các thực hành truyền thống, thực hành nghi lễ, để đạt được sự tiến bộ đó chúng ta có thể phải mất từng ấy thời gian. Nhưng chỉ nhờ ân sủng của Ngài, nhờ công việc cần mẫn của Ngài, chúng ta có thể đạt được điều tương tự. Sự hợp tác của chúng ta là rất ít. Chúng ta chỉ cần nhắm mắt và thiền - nhắm mắt khó thế nào? Nhưng nó là khó khăn đối với rất nhiều người trong chúng ta. Chúng ta chỉ nhắm mắt khi muốn ngủ thêm. Một lần nữa, đó là vấn đề về thái độ.

Dù sao, Ngài đã cải cách nó theo cách mà đời sống vật chất và tâm linh phải đi đôi với nhau. Chúng nên được tích hợp.

Bạn sẽ làm gì với samadhi (định)? Mục đích của samadhi là gì? Đó là làm các việc trong trạng thái thiền, đem trạng thái samadhi vào hoạt động hàng ngày của chúng ta. Đây chính là điểm khác biệt của chúng ta so với nhiều hệ thống khác.

Hôm qua chúng ta đã nói sơ về “Tính con đến Tính người đến Tính thánh”. Một người nỗ lực đạt trạng thái thần thánh và sống một “cuộc sống trong cuộc sống”. Một lần nữa, câu nói của Babuji, “Cuộc sống thật sự là cuộc sống bên trong cuộc sống.” Sự sống thần thánh trong đời sống nhân ái là cuộc sống đích thực.

Đời sống nhân ái là gì và cuộc sống thần thánh là gì? Nhân ái là về sự rộng lượng. Lòng nhân ái được thể hiện cao nhất khi chúng ta ngày càng rộng lượng. Tại sao và như thế nào? Khi chúng ta vượt qua tất cả các luân xa này, tất cả 5C mà chúng ta đều nói đến: sự hài lòng (contentment), bình tâm (calmness), lòng trắc ẩn (compassion), lòng dũng cảm (courage) và sự sáng suốt (clarity). Và tiếp sau 5C này, trái tim trở nên ngập tràn sự chấp nhận và rộng lượng. Con người trưởng thành trở nên nhân ái. Và khi sự rộng lượng đó đạt đến mức tột cùng, chúng ta được thánh hoá.

Và điều quan trọng nhất trong cuộc hành trình thiêng liêng này là gì? Đó là sự hy sinh. Tuy nhiên, người đang hy sinh lại không nhận thức rằng họ đã làm việc này việc kia. Cuốn My Master nhấn mạnh rất nhiều đến lòng khoan dung và sự hy sinh của Babuji Maharaj khi đến thăm các abhyasis. Nhưng liệu bản thân Ngài có nhận thức về sự khoan dung với chúng ta? Tôi không nghĩ vậy.

Tôi thường cố gắng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của sự chấp nhận. Tôi ví dụ, nếu bạn nói với chồng mình rằng, "Em khoan dung với anh, anh yêu", điều đó nghe thế nào? Và khi chúng ta nói, "Babuji khoan dung với chúng ta", điều đó cũng nghe thế nào?

Vì vậy, Sahaj Marg không đòi hỏi lòng khoan dung. Sahaj Marg là nơi tràn ngập sự chấp nhận và yêu thương. Một người bao dung không có cảm giác rằng họ đang bao dung. Và đó là Purusha thiêng liêng. Mặc dù đã làm rất nhiều điều cho tất cả chúng ta, Ngài vẫn không nhận thức được, và Ngài vẫn tiếp tục nghĩ rằng: “Ta cần phải làm nhiều hơn nữa cho những người này”.

Lalaji nói thêm rằng, "Ta muốn đưa abhyasis của mình đi xa hơn mức ta có thể đạt được. Ta muốn ở lại và đưa họ lên tầm cao hơn." Đó là vai trò của Vị Thầy. Điều đó không có nghĩa là chúng ta đều không thể làm những việc như vậy. Thay vì cố ngồi gần Master hơn những anh chị em abhyasi mới tham gia, hãy cố gắng đưa họ lên hàng đầu, giúp họ phát triển hơn nữa. Khi đó chúng ta có thể trở nên giống như các Master bằng cách giúp đỡ họ ngày càng nhiều hơn.

Việc ca tụng các Master đã giúp đỡ chúng ta như thế nào không quan trọng; điều quan trọng là chúng ta giúp đỡ người khác  nào. Điều đó khiến chúng ta được thánh hoá và trở thành bậc thầy, và đó là lý do tại sao Babuji nói, "Ta không tạo ra đệ tử, ta tạo ra những bậc thầy." Và điều đó hoàn toàn đúng khi chúng ta thực sự thấu hiểu triết lý của Sahaj Marg bằng cả trái tim. Không có sự khác biệt nào khi chúng ta chăm sóc các anh chị em abhyasi của mình và những người khác. Về sau, khi tiến xa hơn, chúng ta sẽ không còn thấy sự khác biệt nào nữa. Thực ra, Babuji không thích dùng từ 'non-abhyasi'. Ngài nói rằng chúng ta đã tự tạo ra sự ngăn cách. Hãy xem tất cả mọi người như người thân của mình.

Daaji, 22 tháng 1 năm 2023

******
Realizing the Vision of the Masters
Daaji
Excerpt of a talk given on January 22, 2023
Our abhyasis from China have also joined this morning, it being their New Year. So let's all wish our Chinese sisters and brothers a very happy and healthy New Year. It's the Year of the Rabbit.
Babuji Maharaj has revolutionized the system of spirituality. He says it's no longer meant for an ascetic or a sannyasa. He revolutionized it by offering the system to normal people, grihasthas, and made it so easy that we can progress at lightening speed.
Chariji used to say, quoting Babuji, that in order to move from the heart chakra to the atma chakra it would take forty-five years of non-stop practice, that is 24/7. And if you had to move from the atma chakra (the second chakra) to the third, which is the fire point, it would take five times that. How much would that be? Two hundred and twenty-five years. We don't have such a long life. And from the third to the fourth is five times that. And then five times that and five times that. So when people say that Vishwamitra meditated for 100,000 years, who has that life span?
No, actually it is the equivalent of progressing for 100,000 years within a shorter span of life. In a way, we can also say that abhyasi have meditated for millions of years, because the progress made here is equivalent to that, if you had to count the time through traditional practice, ritualistic practice. It is solely with His Grace, solely with his hard work. Our cooperation is very little. Close eyes and meditate-how difficult can it be closing eyes? But it has become difficult for a lot of us. We don't want to close our eyes unless we have the intention of sleeping more. It's a matter of attitude once again. Anyway, he revolutionized it in a way that spiritual and material life must go together. They should be integrated.
What will you do with samadhi? What is the purpose of samadhi? It is to work with a meditative state, with a samadhi-like state in our day-to-day affairs. That is where we differ from many systems.
Yesterday we talked briefly about "human to humane to divine." Humane makes efforts in order to arrive at a divine state and lead a “life within life.” Again, Babuji's statement, “Life in life is the real life." Divine life in a humane life is the true life.
What is this humane life, and what is divine life? Humane is all about generosity. The climax of humane is increased generosity. Why and how? When we cross all these chakras, all 5Cs that we all talk about-contentment, calmness, compassion, courage, and clarity. And what becomes at the end of these 5Cs is a heart full of acceptance and generosity. That is matured human becoming humane. And when that generosity climaxes further, we become
divine.
And in this divine adventure what is the most important thing? It is sacrifice. Yet the person who is sacrificing is not aware they have done such-and-such a thing. When we read the book My Master, there is great emphasis given to the tolerance and sacrifice of Babuji Maharaj while visiting abhyasis. But was he himself aware that he was tolerating us? I don't think so.
I often try to re-emphasize the importance of acceptance. I example, if you tell your spouse, "I tolerate you, honey," how does that sound? And when we say, "Babuji tolerates us," how does that also sound?
So, tolerance has no place in Sahaj Marg. Sahaj Marg is a place full of acceptance and love. A person who tolerates does not have the feeling that they are tolerating. And that is divine Purusha. In spite of doing so much for all of us, he still remains unaware, and he still continues to think, "I need to do more and more and more for these people."
Taking this further, Lalaji would say, "I like to take my abhyasis farther than I can reach. I would prefer to stay back and launch them into the higher space." That's the role of the Master. That doesn't mean that we all cannot do such things. Instead of putting ourselves in front of Master more than our abhyasi brothers and sisters who have recently joined, try to bring them to the fore, help them grow even more. Then we can become like Masters by helping them more and more.
There is no point praising how the Masters are helping us; how we in turn help others is the key. That makes us divine, that makes us masterly, and that's why Babuji says, "I don't make disciples, I make masters." And it's true to its core when we understand the philosophy of Sahaj Marg with our heart. There is no difference whatsoever when we attend to our abhyasi sisters and brothers and others. Later on, when we advance further, we don't find the difference at all. In fact Babuji used to dislike the word non-abhyasi. He said that we have already created a partition. Consider one and all as our own.