26 tháng 7, 2024

Thông điệp của Daaji ngày Guru Purnima 2024

Chào tất cả mọi người, và cầu mong Guru Purnima này là Guru Purnima được ban nhiều phước lành nhất. Cầu mong chúng ta trở nên xứng đáng hơn với phước lành và ân sủng của Ngài.  


Hindu giáo vĩ đại rất điêu luyện trong việc truyền đạt những điều phức tạp nhất theo cách đơn giản thông qua các câu thần chú (mantra) – những câu đơn giản để truyền đạt chân lý. Nhưng chúng ta cứ lặp đi lặp lại những câu, từ đó, như thể chúng là tất cả. Chúng chỉ là những mã tự, chúng ta phải giải mã chúng trong cuộc sống. Có ba bước cho tất cả những thứ này: chúng ta nhận được kiến ​​thức, thông qua các bậc lão niên hoặc thông qua sách vở; ví dụ, sat-chit-anand (tồn tại-ý thức-hỷ lạc), chỉ ba từ; hoặc aham bhramasmi (Ta là Bhraman). Đây là mahavakyas (Ngươi là Đấng Ấy), truyền đạt chân lý vĩ đại. Nhưng việc lặp lại những từ này sẽ không mang lại cho chúng ta chút kiến ​​thức nào. Chúng ta phải tiêu hóa chúng, cố gắng hiểu ý nghĩa sâu xa ẩn đằng sau tất cả những từ này và xem làm thế nào chân lý đó có thể nắm bắt bằng ý thức (chit) của chúng ta và đạt đến hỷ lạc (anandam).

Làm sao chúng ta có thể đạt được những tình trạng như aham bhramasmi. Và sau đó chuyển sang giai đoạn tiếp theo, rồi đến giai đoạn tiếp theo nữa. Tương tự như vậy, Guru Purnima cũng là một mã tự. Nó không liên quan đến trăng tròn. Thật trùng hợp, Đức Phật đã đạt được mahanirvana (nhập niết bàn) vào đêm trăng tròn. Đó là một câu chuyện hoàn toàn khác, chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Mahavir và Pujya Babuji Maharaj của chúng ta, cả hai đều đã thành tựu hay giác ngộ vào ngày Diwali, Amavasya (đêm trăng non). Đôi điều đáng để suy ngẫm. Mã tự Guru Purnima này chứa đầy ý nghĩa: Purnima có nghĩa là đầy đủ, trọn vẹn; Guru – gu có nghĩa là bóng tối, ru có nghĩa là xua tan bóng tối. Đó là định nghĩa về guru. Và xua tan hoàn toàn, hoặc xua tan hoàn toàn bóng tối, khi chúng ta đạt đến trạng thái như vậy, đó là Purnima. Sự toàn mãn về nhận thức. Không phải một phần, không phải mười phần trăm, không phải một phần trăm, mà là nhận thức đầy đủ. Và nhận thức về cái gì? Chúng ta nên có nhận thức nào để trở nên tương đương với trạng thái của Đức Phật hoặc giác ngộ hoàn toàn hoặc trạng thái phủ định như Babuji nói? Các trạng thái này khác nhau như thế nào? Phủ định có khác với giác ngộ hay nirvana không? Việc kỷ niệm những ngày như thế này cần rất nhiều sự chiêm nghiệm. Chúng ta phải tìm hiểu sâu xa hơn ý nghĩa được truyền tải, ý nghĩa thực sự ẩn chứa đằng sau nó. Đừng biến ngày này thành một nghi lễ. Bạn có thể dành cả cuộc đời – không chỉ một hay mười ngày Purnima – bạn có thể dành cả cuộc đời với guru của mình, nhưng nếu không có trí tuệ, bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả.

Tôi [muốn] chia sẻ một câu chuyện tôi đọc sáng nay. Có một vị du tăng (sanyasi), ông ấy có một vài đệ tử. Họ đi từ làng này sang làng khác khất thực (bhiksha). Một ngày nọ, ông ấy nhận được một quà biếu rất đặc biệt, và khi nhận được quà biếu đó, ông ấy rất chần chừ rời khỏi ngôi làng. Khi họ sắp rời khỏi làng, ông ấy nói với các đệ tử (shishya), “Chúng ta hãy nhanh chân lên. Chúng ta sẽ đi qua một khu rừng; chúng ta không muốn bị ai đó tấn công tàn bạo.” Các đệ tử rất ngạc nhiên. Trong suốt những năm qua, ông ấy chưa bao giờ giảng giải hoặc đề cập đến những mối lo liên quan đến khu rừng hoặc bị ai đó tấn công. Làm sao thế nhỉ? Điều gì xảy ra với thầy của chúng ta vậy? Ông ấy đeo một chiếc tay nải (zola) trên vai. Khi họ đi qua khu rừng, vị du tăng khát nước và nói, “Chúng ta hãy đi lấy nước.” Vì vậy, họ đã đến bên giếng nước. Một trong những đệ tử rất tò mò, “Tại sao thầy lại yêu cầu thận trọng hơn vào hôm nay? Bao nhiêu năm nay chúng ta ngủ dưới gốc cây, chưa từng bận tâm về hổ và hôm nay thầy lại rất bối rối. Hành vi của thầy thật không thể hiểu nổi.” Ông ấy nhìn vào trong tay nải. Vị du tăng nói với đệ tử, “Hãy trông chừng chiếc túi này cho đến khi ta quay lại. Không được làm mất nó.” Điều đó cũng khiến thầy ta lo lắng, “Chắc hẳn phải có thứ gì đó trong túi.” Vì vậy, anh ta nhìn vào bên trong. Có hai viên gạch. Không phải gạch thường, mà là gạch bằng vàng. Anh chàng đệ tử này rất láu cá. Anh ta ném cả hai viên gạch đi và thay bằng hai hòn đá, nặng tương đương rồi rảo bước. Vị du tăng vui vẻ bước đi với chiếc tay nải. Ông ta nói với các đệ tử, “Chúng ta hãy thận trọng hơn. Các con nên thận trọng hơn vì ở đó có nhiều nguy hiểm.” Anh chàng đệ tử này không đừng được nữa, anh ta nói, “Con đã loại trừ mọi hiểm hoạ rồi.’ Vị du tăng hỏi, ‘Ý con là gì?’ Anh ta nói, ‘Con đã ném những viên gạch bằng vàng của thầy xuống giếng.’ “Ồ, vậy bên trong là gì?” Anh ta trả lời, “Toàn là đá.”

Chúng ta có một câu chuyện khác ở đây. Chúng ta có một antaryamin (vị Chân sư) rất quý giá bên trong, quý giá hơn nhiều viên gạch bằng vàng. Có bao nhiêu người trong chúng ta nhận thức được Ngài? Chúng ta hoàn toàn không nhận thức được. Mang nhận thức này vào sâu thẳm bản thể và từng tế bào cơ thể của chúng ta, hát rằng, “Đúng vậy, tôi là một phần của thần tính”, đó chính là giác ngộ. Không có gì hơn thế. Chúng ta không cần phải đợi đến ngày Purnima để guru ban phước lành. Bạn có thể có được nó bất kỳ ngày nào, bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu. Chỉ cần luôn cởi mở, không có bất kỳ lớp samskara, định kiến, sự hẹp hòi nào. Những thứ này xoá nhoà tầm nhìn của chúng ta.

Ngay cả chiếc gương đẹp nhất cũng không để cho bạn nhìn xuyên thấu nó. Bạn chỉ có thể nhìn thấy chính mình [trong gương]. Sự khác biệt giữa gương trên tường và ô kính cửa sổ là gì? Gương được phủ một lớp oxit bạc; giúp bạn nhìn thấy mọi thứ trong gương – khuôn mặt của bạn. Tuy đẹp, nhưng nó vẫn che khuất những gì ở mặt bên kia. Cửa sổ trong suốt giúp bạn nhìn thấy thế giới tươi đẹp. Bên trong trong suốt giúp chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp của antaryamin, giúp chúng ta nhận ra giá trị của nó. Khoảnh khắc đó là Purnima – sự toàn mãn hoặc sự phơi mở hoàn toàn của vẻ đẹp phản chiếu trong chúng ta; vẻ đẹp của thần tính phản chiếu trong chúng ta. Mặt trăng phản chiếu mặt trời. Cuối cùng, chúng ta sẽ phản chiếu các guru của mình theo cách chúng ta sống cuộc sống của mình [như thế nào]. Bạn biết tôi đang cố nói gì không. Bạn có phản chiếu các guru của mình không? Lối sống của chúng ta có phản ánh toàn bộ các giá trị của Heartfulness không? Không phải một phần, mà là toàn bộ. Hãy suy nghĩ về tất cả những điều này.

Vào dịp vô cùng tốt lành này, dự án trồng rừng Heartfulness đang được triển khai mạnh mẽ tại Madhya Pradesh, Gujarat, Uttar Pradesh và nhiều tiểu bang khác. Vào ngày này, tôi muốn nói một điều rất quý giá. Tôi đã mất đi người mẹ kính yêu của mình vào tháng 3 vừa qua. Vậy nên, chúng ta hãy trồng cây để tưởng nhớ cha mẹ của mình, ít nhất là một cái cây để tưởng nhớ họ, một cái cây cho cha mẹ của chúng ta, ít nhất là một cây. Nếu bạn có đủ khả năng để trồng nhiều hơn, hoặc nếu bạn không thể trồng nhưng bạn muốn chúng tôi trồng thay bạn, chúng tôi sẽ rất vui lòng làm việc đó. Phó Bộ trưởng đáng kính Shuklaji của Madhya Pradesh, [và những tình nguyện viên], họ đang trồng cây ở Satna vào lúc này, khi chúng ta đang nói chuyện [ở đây]. Nhóm Heartfulness của chúng ta đã có mặt ở đó cùng với nhóm của ông ấy. Và khu rừng này, theo gợi ý của ông ấy, được đặt tên là Rừng Shantaben, và tôi rất biết ơn vì điều đó. Chúng ta có thể có nhiều khu rừng như vậy, Shantaben và Shanti Vanam vần điệu rất hay, tôi nghĩ chúng nghe rất vần.

Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau đóng góp bằng trái tim rộng mở, bất cứ điều gì chúng ta có thể. Không có sự ép buộc nào đối với bất kỳ ai, nhưng càng có nhiều người tham gia vào chương trình này thì càng tốt. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Daaji, Kanha Shantivanam, 21/7/2024

*****

Namaste everyone, and may this Guru Purnima be the most blessed one. May we become more deserving of Their blessings and Grace.

The great Hindu religion is expert in conveying most complex things in a simple way through mantras – simple sentences – conveying the truth. But we keep repeating those sentences, few words, as if they are everything. They are only the code words, and we have to decipher them in our life [lives]. There are three steps to all this: we receive this knowledge, either through elders or through books; for example, sat-chit-anand, only three words; or aham bhramasmi. These are mahavakyas, conveying the great truth. But repeating them is not going to give us even the slightest of inkling of knowledge. We have to digest this, try to understand the deeper meaning behind all these things and see how this truth can be grasped by our chit and arrive at anandam.

Similarly, how we can attain such conditions like aham bhramasmi. And then move on to the next stage, and then to the next stage. Likewise, Guru Purnima is also coded word. It has nothing to do with full moon. Coincidentally, Lord Buddha attained mahanirvana on full moon night. That’s a different story altogether, just coincidental. Mahavir and our Pujya Babuji Maharaj, they both attained, or they realized on the day of Diwali, Amavasya. Something to think about. This coded word Guru Purnima is loaded with meaning: Purnima means fullness, completeness; Guru – gu means darkness, ru means dispelling this darkness. That’s the definition of guru. And completely removal, or completely removing this darkness, when we are arriving at such a state, it is Purnima. Completeness of full awareness. Not partial, not ten percent, not one percent, but complete awareness. And awareness of what? What sort of awareness should we have that becomes equivalent to state of Buddha or complete realization or state of negation as Babuji puts it? How are they different? Is negation different from self-realization or nirvana? Celebrating such days needs lot of contemplation. We have to go behind the meanings conveyed, the true meaning behind it. Let’s not make it a ritual. You can spend all your lives – not just one Purnima or ten Purnimas – you can spend all your lives with your gurus, but with unawareness, you go nowhere.

I [would] like to share a story I read this morning. There was a sanyasi, and he also had couple of disciples. They go from village to village, they collect bhiksha (alms). One day he received a very special gift, and receiving that gift, he was very much delayed before leaving that village. Once they were about to leave the village, he told his shishyas, ‘Let’s rush. We’ll be passing through a forest; we don’t want to be violently attacked by someone.’ His disciples were very surprised. All these years he never explained or mentioned about worries related to forest or being attacked by someone. How is it? What has happened to our sanyasi? Anyway, sanyasi was carrying a zola, one of his bags on his shoulder. Later on, as they were walking through the forest, sanyasi was thirsty and said, ‘Let’s go get some water.’ So they went near the well. One of the disciples was very curious, ‘Why our sanyasi is requesting to be more careful today? All these years we slept under the trees, never worried about tigers also and today he is very perplexed. His behaviour is not understandable.’ Well, he looked into the bag. That sanyasi told him ‘Look after this bag until I come back. Don’t lose it.’ So that also alarmed him, ‘There must be something in the bag.’ So he saw. There were two bricks. Not ordinary bricks, gold bricks. This disciple was very mischievous. He threw both the bricks and put two rocks inside, equivalent weight and then walked off. Sanyasi is merrily walking with his zola. He was mentioning to his disciples, ‘Let’s be more careful. You should be more careful because dangers are there.’ So this disciple couldn’t stop himself. He said, ‘I have removed all the dangers.’ He said, ‘What do you mean?’ He said, ‘The gold bricks that you had, I threw it away into the well.’ ‘Oh, then what is inside?’ He said, ‘There’s a rock.’

We have a different story here. We have a very precious antaryamin within, much more precious than a gold brick. How many of us are aware of it? We are absolutely unaware. Brining this awareness to the depth of our being and every cell of our body singing, ‘Yes, I am part of that divinity’, that is realization. There is nothing more than that. We don’t have to wait for Purnimas to come and guru to bestow the blessings. You can have it any day at any moment, anywhere. Just remain open, without any layers of samskaras, prejudice, narrow mindedness. All these things obliterates our vision. Even the most beautiful mirror won’t let you see through that mirror. You can only see yourself. What is the difference between the mirror on the wall and the window glass in the window? Mirror is coated with that silver oxide; makes you see things inside, your face. However beautiful, it still blocks what is on the other side. Transparent window makes you see the beautiful world. Transparent inside makes us see the beauty of our antaryamin, makes us realize the value of it. That moment is Purnima – complete maturing or unfolding of the beauty reflected in us; the beauty of divinity reflected in us, completely. The moon reflects the sun. We would end up reflecting our gurus the way we live our life. You know what I am trying to say. Are they reflecting our gurus? Our lifestyle is reflecting the values of Heartfulness completely? Not partially, completely. Please think over all this.

On this very auspicious occasion, the Heartfulness forestation project is in full swing in Madhya Pradesh, in Gujarat, in Uttar Pradesh, many such states. On this day I would like to declare something very precious. I lost my mother very recently in the month of March. So let’s plant something in the memory of our parents, at least one tree in their memory, one tree for our parent, at least one. If you can afford to plant more, or if you cannot plant but you would like us to plant on your behalf, we will be happy to do it. The honourable deputy Chief Minister Mr. Shuklaji of Madhya Pradesh, they are planting trees at the moment as we are speaking at Satna. Our Heartfulness team is already there besides his team. And this forest, as per his suggestion, is being named as Shantaben Forest, and I’m very grateful for that. We can have many such forests and it rhymes well because Shantaben and Shanti Vanam, they sound proper, I think.

So let’s all contribute with open hearts, whatever we can. There is no force upon anyone, but more individuals participate in this scheme, better it will be. Thank you so much.