27 tháng 2, 2023

Kỷ luật cá nhân thể hiện kỷ luật bên trong

Tôi phải chỉ ra - không phải đòi hỏi hay quả quyết mà là để cho bạn biết - rằng kỷ luật cá nhân giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ tâm linh. Kỷ luật cá nhân thể hiện kỷ luật bên trong - rằng bạn cân bằng, rằng bạn không đặt nhu cầu của mình lên trên nhu cầu của người khác.

Chính nó thể hiện sự nhã nhặn: bạn nhường người khác, để họ ngồi trước. Bạn để người khác ăn trước, đừng vội. Nếu không đủ chỗ ngồi, bạn để người cao tuổi ngồi và bạn đi ra ngoài ngồi. Tất cả những điều này phải đến từ bên trong bạn. Chúng ta không thể nói, “Khu dành cho người cao tuổi,” “Khu dành cho người khuyết tật,” và những thứ đại loại như vậy. Kỷ luật bên trong trước hết phải thể hiện: quan tâm đến người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác trước khi bạn tự giúp mình và nói chung, sự nhã nhặn thể hiện trong mọi hoàn cảnh. Điều này phải đến. Nếu không, mọi người sẽ nói: “Cái gì thế này? Bạn ở trong Hiệp hội Shri Ram Chandra nhiều năm và bạn đang cư xử như bất kỳ người nào trên đường phố. Xô, đẩy, thúc khuỷu tay vào người khác.” Và nếu bạn nói, “Không, không, tôi phải đến cơ quan,” vậy thì, hãy dậy sớm hơn nửa tiếng.
Tương tự như vậy, kỷ luật có nghĩa là đến satsangh (thiền nhóm) sớm hơn ít nhất 10 phút và không vội vã rời đi ngay sau satsangh. Mọi người phải ngồi thiền cho đến khi kết thúc thiền. Hãy ngồi yên lặng, để dòng truyền lan tỏa bên trong bạn, để nó được tiêu hóa. Và khi nào bạn cảm thấy cân bằng trở lại với bầu không khí bên ngoài, hãy đứng dậy và bước đi.
Chariji Maharaj - Bangalore, 6/2008
*****
I have also to point out—not demand or insist but to inform you—that personal discipline goes a long way in spiritual progress. Personal discipline shows an inner discipline—that you are balanced, that you don’t put your needs before that of others. It shows itself in courtesy: you give way to others, let them sit first. You will let others eat first, don’t rush. If there is no sitting space, you allow older people to sit and you go and sit outside. All these must come from inside you. We cannot say, “Place reserved for old men,” “Place reserved for handicapped people,” and things like that. Inner discipline must show first of all: concern for others, willingness to help others before you help yourself, and in general, courtesy prevailing under all circumstances. This must come. Otherwise, people will say: “What is this? You are in Shri Ram Chandra Mission for so many years and you are behaving like anybody on the streets. Pushing, pulling, elbowing others out of the way.” And if you say, “No, no, we have to go to office,” get up half an hour earlier and go.
Similarly, discipline means coming to satsangh at least ten minutes before time, and not rushing away immediately after satsangh. People are expected to sit in meditation when the sitting is finished. Sit quietly, let the transmission pervade yourself, digest. And then, when you feel balanced again with the outer atmosphere, get up and walk.