Như tôi đã đề cập trong các buổi trước, khi chúng ta thiền, việc cố gắng duy trì trạng thái bình yên bên trong mà chúng ta đã đạt được suốt cả ngày là rất hữu ích. Trạng thái thiền sâu có thể là nền tảng cho giao tiếp hiệu quả. Đây là cái có thể mang lại cho chúng ta sự an trú bên trong và sự cởi mở, hỗ trợ chúng ta liên hệ hài hòa với người khác và với bản thân mình. Giao tiếp thực chất là sự trao đổi năng lượng. Hãy tưởng tượng, nếu bạn không giao tiếp bằng lời nói, giống như con cóc, hoặc con rắn, hoặc hoa, hoặc cây cối và ong, bạn sẽ giao tiếp như thế nào?
Giao tiếp thực sự là sự trao đổi năng lượng, sự cộng
hưởng dao động. Mọi tương tác là dòng chảy và đồng thời là sự trao đổi giữa các
hệ. Nhưng tương tác này không giống như một trận đấu bóng bàn, phát bóng luân
phiên, tới và lui. Nó giống như khiêu vũ, hoặc chơi nhạc, hòa quyện với nhau. Bạn
hẳn đã nghe các nhạc công biểu diễn, sáo, vĩ cầm, tabla, tất cả đều hòa quyện nhịp
nhàng như đang trò chuyện. Đồng điệu với nhau một cách hoàn hảo, dẫn dắt hoặc tiếp
nối. Điều gì xảy ra nếu một trong các nhạc cụ không hòa điệu? Nó khiến cho
thính giả cảm thấy bị tra tấn. Điều tương tự cũng xảy ra với giao tiếp, bởi vì
mọi giao tiếp đều được định hình một cách tinh tế phù hợp với việc chúng ta ở
cùng với ai vào thời điểm đó. Ví dụ, chúng ta giao tiếp với hàng xóm không giống
cách chúng ta nói chuyện với con cái mình. Một câu chuyện đùa chúng ta chia sẻ
với đồng nghiệp có thể không phù hợp khi chia sẻ với cha mẹ già. Chúng ta nói
chuyện với vợ hoặc chồng khác với cách chúng ta nói chuyện với sếp, trừ khi, dĩ
nhiên vợ hoặc chồng của bạn cũng chính là sếp của bạn. Hoàn cảnh đó cũng có những
thách thức riêng của nó.
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về tầm quan trọng của việc lắng nghe. Tôi thường nói rằng chúng ta nghe tai này và lọt qua tai kia, trong khi nếu chúng ta nghe bằng trái tim, nó sẽ chìm vào trong. Thông qua thiền Heartfulness được hỗ trợ bởi dòng truyền (pranahuti), chúng ta hòa hợp với ra-đa của trái tim. Học cách lắng nghe nghĩa là tập trung vào ý của người nói và những gì họ có thể đang cảm thấy, những gì không được nói ra, chứ không chỉ là những gì họ nói. Chúng ta biết rằng nét mặt, ánh mắt, cơ thể, bàn tay, chúng cũng nói.
Chúng ta cũng có thể trở nên nhạy cảm với ngôn ngữ này phải không? Để nghe được ngôn ngữ này đòi hỏi tâm trí phải yên lặng, để chúng ta có thể tạo không gian cho người kia, nhường chỗ cho những gì họ muốn chia sẻ. Chúng ta cần trở nên trống rỗng, im lặng bên trong, buông bỏ suy nghĩ về phán xét và định kiến của chúng ta. Lắng nghe mà không định kiến và mong đợi khiến chúng ta trở nên trống rỗng. Chính sự trống rỗng này tạo nên điều kỳ diệu thực sự. Đây là sức mạnh của sự hiện diện trong hành động.
Chúng ta im lặng ở bên trong, nhưng trái tim của chúng ta rộng mở. Sự im lặng kết
nối chúng ta với tự ngã sâu hơn của mình. Chúng ta có thể thấy thiền im lặng thường
xuyên nuôi dưỡng sự bình yên bên trong là một khí cụ mạnh mẽ giúp chúng ta lắng
nghe bản thân và người khác như thế nào. Cuối cùng, đây là một sự thật thú vị.
Từ ‘Lắng nghe’ (Listen) chứa các chữ cái giống hệt như từ ‘Im lặng’ (Silent). Cầu
nguyện và thiền là cách lắng nghe tự ngã bên trong chúng ta và đối thoại bên
trong với Thượng đế. Trong im lặng, chúng ta kết nối và sẵn sàng lắng nghe Thượng
đế.
Daaji