Bạn thân mến. Tôi đã suy ngẫm thêm về công thức của anh trai yêu quý của chúng ta, Tiến sĩ Ichak Adizes, trong đó anh ấy mô tả quá trình hòa hợp một cách chân phương và thanh nhã.
Công thức đó được áp dụng cho cá nhân cũng như cho tổ chức:
Tiến sĩ Adizes giải thích rằng sự hòa hợp bên ngoài là
cách thức mà tổ chức hoặc cá nhân hòa nhập với môi trường của nó. Đối với cá
nhân, thành công được phản ánh qua những thứ như hạnh phúc, thu nhập, sự thăng
tiến nghề nghiệp, sự chính trực, v.v. Sự tan vỡ bên trong được phản ánh qua những
cuộc chiến nội bộ xảy ra trong một tổ chức; và đối với một cá nhân là trong
tình trạng bất ổn nội tâm, thiếu tự tin, không tin tưởng và các khuynh hướng hủy
hoại.
Năng lượng được phân bổ trong bất kỳ hệ thống nào có
thể dự đoán được. Đầu tiên, năng lượng được hướng đến việc giải quyết sự tan vỡ
bên trong, và sau đó phần năng lượng còn lại sẽ được phân bổ để tạo ra sự hòa hợp
bên ngoài. Ví dụ, khi chúng ta bị ốm hoặc bị quấy rầy, chúng ta có ít năng lượng
cho các hoạt động sáng tạo và đổi mới. Khi chúng ta giảm bớt sự tan vỡ bên
trong, năng lượng dồi dào cho sự hòa hợp bên ngoài và sự thành công. Sự hòa hợp
bên ngoài là đầu ra; chúng ta làm việc trên đầu vào.
Điều này liên quan đến bình yên như thế nào? Thực ra,
chúng ta có thể thay từ “Thành công” trong công thức trên bằng “Bình yên”. Tôi
muốn gọi công thức này là công thức "Chỉ số Bình yên", bởi vì khi mẫu
số của Chỉ số Bình yên (sự tan vỡ bên trong) tiến tới 0, chúng ta có thể tưởng
tượng những chiều cao mà bình yên sẽ vút lên! Nó sẽ đạt đến trạng thái nguyên
thủy của sự bình yên tối thượng, mà trong yoga chúng ta gọi là samadhi!
Nói chung, Chỉ số Bình yên càng lớn, chúng ta càng có
cơ hội hạnh phúc và tích cực. Ngược lại, Chỉ số Bình yên càng nhỏ, thì sự phức
tạp bên trong (sự tan vỡ bên trong) càng lớn và chúng ta sẽ càng bị xáo động.
Bình yên là vải toan mà chúng ta vẽ lên mọi thứ trong
cuộc sống. Không có bình yên, thế giới bên trong của chúng ta, cuộc sống gia
đình của chúng ta, các mối quan hệ của chúng ta, công việc của chúng ta và mọi
thứ khác đều bị tổn hại.
Làm
thế nào để có thể tối đa hóa Chỉ số Bình yên?
Sahaj Marg trao cho chúng ta các phương pháp để tối đa
hóa Chỉ số Bình yên thông qua một quá trình 3 bước: thói quen luyện tập hàng
ngày, nội hóa và ngoại hóa sự luyện tập.
Trong truyền thống Sahaj Marg, chúng ta thực hiện một
cuộc hành trình bên trong, yatra, thông
qua 13 luân xa liên kết với ba bình diện tồn tại được gọi là Vùng Trái tim,
Vùng Tâm trí và Vùng Trung tâm. Khi tiến hóa qua các vùng này, chúng ta trải
nghiệm sự hòa hợp bên trong gia tăng. Đồng thời, chúng ta cũng điều chỉnh các
thói quen của mình để hành vi bên ngoài của chúng ta hòa hợp với sự phát triển
bên trong này. Điểm khởi đầu luôn luôn là sự tu tập. Nếu không có sự luyện tập,
không điều nào trong số này có thể thực hiện được.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc hòa hợp,
và sau đó chúng ta sẽ tìm các phương pháp để hiện thực hóa nó.
Nguyên
tắc
Các nguyên tắc hòa hợp mang tính thời đại và phổ quát
- chúng được tìm thấy trong Yoga Vasishtha, Ashtavakra Gita, Yoga Sutras của
Patanjali, Bhagavad Gita, và Bát Chánh Đạo của Đức Phật - thực ra là trong tất
cả các truyền thống tâm linh vĩ đại. Các nguyên tắc này thúc đẩy sự thống nhất
và hợp nhất thông qua tình yêu.
Nếu đọc tài liệu của bất kỳ truyền thống tâm linh nào
trong các truyền thống vĩ đại này, bạn sẽ tìm thấy nguyên tắc hòa hợp. Ví dụ,
trong Bhagavad Gita, chương 2, câu 66, Chúa Krishna nói,
Không
thể có trí tuệ nếu không có hòa hợp,
và
không có hòa hợp thì không có thiền định.
Không
có thiền định thì không có bình yên.
Làm
sao có hạnh phúc khi không có bình yên?
Và câu kinh 33 của Patanjali nói,
Môi
trường bên trong đúng đắn được tạo ra bằng việc nuôi dưỡng 4 thái độ sau:
thân
thiện với người hạnh phúc,
từ
bi với người khốn khổ,
vui
vẻ với người đức hạnh,
và
thờ ơ với người không có đạo đức.
Chúng ta hãy cố gắng hiểu các câu kinh này một cách tường
tận:
Tại sao lại thân thiện với người hạnh phúc? Điều gì sẽ
xảy ra nếu thay vào đó bạn cảm thấy ghen tị với họ? Điều đó sẽ làm gia tăng sự tan
vỡ bên trong bạn, do đó làm giảm Chỉ số Bình yên của bạn.
Tại sao lại từ bi với người khốn khổ? Điều gì sẽ xảy
ra nếu bạn là người bạo hành hoặc đau khổ? Điều đó có giúp thiết lập bình yên ở
bất cứ đâu không? Hoặc hãy tưởng tượng nếu bạn luôn thương xót bản thân - bạn sẽ
tự liếm vào vết thương của chính mình. Điều đó sẽ khiến bạn hạnh phúc ư?
Tại sao lại vui vẻ với người đức hạnh? Hãy tưởng tượng
rằng thay vì vui mừng về những đức hạnh của Chúa Jêsus, bạn quyết định tạo ra một
quan điểm đối lập. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Nếu bạn không vui vẻ với người đức
hạnh, bạn sẽ tạo ra trạng thái nào?
Tại sao lại thờ ơ với người không có đạo đức? Thờ ơ là
thái độ tha thứ. Bạn không được phán xét. Sự thờ ơ tạo ra sự đồng cảm, mang đến
sự tử tế.
Những câu thơ đó là biển chỉ dẫn cho sự hòa hợp, bởi
vì chúng ngăn chặn sự tan vỡ bên trong.
8
trụ cột cho Bình yên
Patanjali đã trình bày một kết cấu đơn giản cho sự hòa
hợp, được gọi là Ashtanga Yoga - 8 trụ cột của yoga, tột đỉnh là trạng thái bình
yên tuyệt đối. 8 trụ cột đó là yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara,
dharana, dhyana và samadhi.
Đầu tiên là yama, loại bỏ những thói quen và đặc điểm
tính cách dẫn đến sự tan vỡ. Nói cách khác, yama làm giảm mẫu số của Chỉ số
Bình yên. Có 5 yama:
Ahimsa - loại bỏ các khuynh hướng liên quan đến bạo lực, hung hăng và áp đặt, để chỉ còn lại tình yêu.
Satya - loại bỏ mọi vỏ bọc của sự xuyên tạc, để chỉ còn lại sự thật.
Asteya - loại bỏ tính không lương thiện và trộm cắp của người khác, để chỉ còn lại sự trung thực.
Brahmacharya - loại bỏ sự mất cân bằng và sự thái quá, để chỉ còn lại sự hài hòa.
Aparigraha - loại bỏ tính sở hữu, để chỉ còn lại sự rộng lượng.
Nhưng loại bỏ nguyên nhân của sự tan vỡ là không đơn
giản. Trong Thiên nhiên, chúng ta thấy trật tự to lớn, và mục tiêu càng cao đòi
hỏi trật tự càng lớn. Điều này đưa chúng ta đến trụ cột thứ 2 của bình yên,
niyama, nuôi dưỡng thói quen tích cực hỗ trợ cho sự hòa hợp. Niyama mang đến
hương thơm của sự thuần khiết, giản đơn, từ bi và tình yêu phổ quát. Nó lấp đầy
trái tim chúng ta bằng những phẩm chất cao quý, và làm thanh khiết chúng ta tới
những trạng thái hòa hợp tăng dần, cả bên trong và bên ngoài. Niyama hòa hợp với
Thiên nhiên, nó có khả năng tái tạo, và đó chính xác là những gì nhân loại và
hành tinh của chúng ta đang cần ngay lúc này.
Có 5 niyama, chúng là:
Shaucha - nuôi dưỡng sự thanh tịnh của thân và tâm.
Santosh - nuôi dưỡng sự mãn nguyện và hạnh phúc nội tâm.
Tapas - nuôi dưỡng sự giản đơn thông qua việc loại bỏ các tạp chất.
Swadhyaya - nuôi dưỡng sự tự nhận thức và thái độ cải thiện liên tục thông qua việc tìm hiểu tự ngã.
Ishwar pranidhan - nuôi dưỡng sự phục tòng Thượng đế.
Trụ cột thứ 3 của bình yên của Patanjali là tư thế
thăng bằng, asana. Mục đích của asana
là tạo ra một tư thế vững vàng và thoải mái, để chúng ta có thể thả lỏng nỗ lực,
cho phép ý thức mở rộng và hòa vào Đấng Tối thượng. Asana tăng cường pranamaya kosha (hệ thống năng lượng của
chúng ta). Một lần nữa, mục đích là sự hòa hợp, lúc này bao gồm cả thân vật lý
thông qua tư thế.
Ví dụ, hãy nghĩ về cách thức bạn ngồi trước mặt một bậc
cao niên. Đó là dấu hiệu về mối quan hệ của bạn. Bạn có ngồi thõng vai và duỗi
chân ra trước mặt, hay có sự kính trọng và phù hợp trong tư thế của bạn? Cách thức
bạn ngồi có thúc đẩy sự hòa hợp không?
Trụ cột thứ 4 của bình yên của Patanjali là pranayama, quản lý các chu trình tự
nhiên và dòng năng lượng trong thân người, thông qua các phương pháp luyện thở
và mở rộng năng lượng thiết yếu. Pranayama mang lại sức khỏe thể chất bằng việc
làm hài hòa trường năng lượng của chúng ta. Nó nuôi dưỡng pranamaya kosha của
chúng ta.
4 trụ cột đầu tiên thanh lọc suy nghĩ, hành động, tư
thế, năng lượng, và trau dồi các phẩm tính bên ngoài như sức khỏe, vệ sinh, thể
lực, trí tuệ đạo đức và nhân cách. Trong nhiều truyền thống yoga, 4 trụ cột này
được luyện tập trước tiên, để chuẩn bị cho một người lặn sâu vào công việc bên
trong. Tuy nhiên, trong Sahaj Marg, chúng ta bắt đầu với 4 trụ cột bên trong là
pratyahara, dharana, dhyana và samadhi. Thực ra, chúng ta tập trung vào bước thứ
7, dhyana, như được Babuji giải thích trong cuốn Reality at Dawn:
Theo hệ thống đào tạo Sahaj Marg, chúng ta bắt đầu với dhyana, bước thứ 7 của yoga, an trụ tâm trí vào điểm này để thiền định. Các bước trước đó không được thực hiện riêng lẻ, mà chúng sẽ tự động đi vào thực tiễn trong quá trình thiền định của chúng ta. Do đó, chúng ta tiết kiệm được phần lớn thời gian và sức lực nhờ phương tiện này.
Trụ cột thứ 5 là pratyahara,
có nghĩa là "hướng tới sự tập trung", khả năng chuyển sự chú ý vào
bên trong khỏi lực kéo ra bên ngoài của các giác quan. Trụ cột thứ 5 này là bước
ngoặt, nơi các giác quan hướng vào trong trường ý thức mà từ đó chúng khởi
sinh. Khi chúng ta liên tục bị kéo ra thế giới bên ngoài, entropy (sự xáo động)
sẽ xuất hiện. Pratyahara ngược lại với entropy.
Entropy là thước đo sự tan vỡ, để giữ cho hệ ổn định
và hài hòa, cần phải có năng lượng đầu vào, sự nỗ lực - pratyahara không phải
là tự động. Những nỗ lực nào được cần đến? Dharana, dhyana, và samadhi, trụ cột
thứ 6, thứ 7 và thứ 8 được gọi chung là samyama,
là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “sự hòa hợp”. Cùng nhau, chúng tạo thành các
thực hành thiền.
Trụ cột thứ 6 là dharana,
hành động giữ một ý nghĩ hoặc một cảm giác cụ thể nhờ dòng ý định liên tục.
Dòng chảy ổn định này, dhara, được
phát triển nhờ thói quen luyện tập hàng ngày, cuối cùng nó dẫn đến sự thường niệm
và ekaagrata, sự nhất tâm.
Dharana thường được dịch là "sự tập trung",
và sự tập trung là một khía cạnh của nó. Nhưng Dharana cũng bao gồm khả năng chứa
đựng và nuôi dưỡng, giống như cách thức Mẹ Đất chứa đựng và nuôi dưỡng hạt giống
được gieo vào lòng đất. Khi ý thức của chúng ta mở rộng, cuối cùng khả năng dung
chứa của chúng ta trở nên lớn đến mức chúng ta có thể chứa cả Thượng đế bên
trong mình.
Chính Dharana cho phép chúng ta nắm giữ và làm sống động
các trạng thái bên trong mà chúng ta nhận được trong khi thiền để những món quà
chúng ta nhận được được hấp thụ và phẩm tính của chúng trở thành bản chất thứ
hai của chúng ta. Quá trình này được gọi là AEIOU, và điều này sẽ được giải
thích ở phần sau của thông điệp.
Dharana là nhiên liệu cho sankalpa hay sự gợi ý vi tế. Khi chúng ta làm chủ nghệ thuật
dharana, sankalpa trở nên rất hiệu quả. Khi dharana là chân thành, được dâng lê
từ một trái tim thuần khiết rỗng rang, dòng chảy Thiêng liêng ùa vào và tự động
thu hút sự chú ý của chúng ta hướng về Đấng Tối thượng. Bất kỳ suy nghĩ hay ý định
nào được đưa ra trong trạng thái đó nhất định tới được mục tiêu của nó. Swami
Vivekananda mô tả điều đó như sau:
Ngay từ đầu, khoa học Raja Yoga đề xuất trao cho chúng ta một phương tiện quan sát các trạng thái bên trong. Khí cụ là chính tâm trí. Sức mạnh của sự chú ý, khi được hướng dẫn đúng cách và hướng vào thế giới bên trong, sẽ phân tích tâm trí và soi sáng sự thật cho chúng ta. Sức mạnh của tâm trí giống như những tia sáng phân kỳ; khi được hội tụ, chúng chiếu sáng. Đây là phương tiện kiến thức duy nhất của chúng ta.
Trụ cột thứ 7 của bình yên là dhyana, thiền, trong đó chúng ta đi sâu vào trường ý thức; chúng ta
đi sâu hơn vào trái tim và làm chủ tâm trí. Đến thời điểm, điều này sẽ dẫn đến
trạng thái samadhi.
Tâm thức luôn nỗ lực tái thiết sự tĩnh lặng, thuần khiết
và giản đơn nguyên thủy của nó, và đây là lý do tại sao tâm trí không ngừng ném
đi những suy nghĩ. Tâm trí loại bỏ sự nặng nề và hỗn loạn do những dấu ấn tích tụ
tạo ra. Tâm trí cố gắng làm dịu những con sóng và những gợn sóng để hồ ý thức
trở thành một cái ao trong trẻo yên ả ở đó chúng ta có thể nhìn thấy tận đáy, linh
hồn. Thiền là một phương tiện tiếp cận Trung tâm. Khi chúng ta thiền, sức mạnh
trung tâm mà chúng ta có vẫn còn hiệu lực, và nó hòa nhập với chúng ta.
Thiền là quá trình mặc khải, ở đó bản chất thực thụ của
đối tượng mà chúng ta thiền được bộc lộ. Sự mặc khải như vậy đến không phải qua
suy nghĩ mà là cảm nhận. Trong thiền, chúng ta chuyển từ suy nghĩ về Đấng
Thiêng liêng sang cảm nhận về Sự hiện diện Thiêng liêng, và cuối cùng trở thành
một với Sự hiện diện đó. Đó là một cuộc hành trình từ sự phức tạp của tâm trí đến
sự giản đơn của trái tim. Hành trình này đưa chúng ta từ cấp độ bề mặt của ý thức
hạn chế đến toàn thức, (siêu thức, ý thức và tiềm thức).
Thiền là cách tiếp cận Trung tâm. Babuji đã viết:
Chúng ta thấy một ý nghĩ khởi sinh từ Trung tâm đã tạo ra một vũ trụ to lớn đến thế nào. Chúng ta có trong mình cùng một sức mạnh trung tâm đó, mặc dù đã bị tổn hao do hành động sai trái của chúng ta. Chúng ta sử dụng cùng một sức mạnh, nó là tự động trong chúng ta. Chúng ta nhận công việc từ cùng một sức mạnh thông qua thiền. Đây là cách chúng ta thăng tiến tự nhiên và bằng sức mạnh của Thiên nhiên.
Cuối cùng chúng ta đến trụ cột thứ 8 của bình yên, trạng
thái samadhi được nhiều người tìm kiếm.
Từ "samadhi" chỉ đơn giản có nghĩa là "thứ phổ hiện trước khi tạo
vật ra đời." Linh hồn của chúng ta khao khát trạng thái cân bằng hòa hợp này,
và một khi chúng ta đạt được trạng thái đó, chân hạnh phúc sẽ đến, không còn mong
muốn nào cần được thỏa mãn nữa. Samadhi là trạng thái thư giãn tinh thần tối
thượng và sự tập trung không nỗ lực.
Sự
luyện tập
Biết tất cả những điều này là không đủ. Điều gì là cần
thiết để mang lại bình yên? Hãy xem xét 3 bước sau: luyện tập, nội hóa và ngoại
hóa. Mọi thứ đều bắt đầu với sự luyện tập.
Chính pranahuti làm
cho thiền của chúng ta trở nên hiệu quả. Ngay từ buổi thiền đầu tiên, pranahuti
cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về tâm ban sơ của mình. Pranahuti đưa chúng ta
đến những chiều sâu của ý thức samadhi một cách dễ dàng. Có thể ví pranahuti
như chiếc thang máy trong một tòa cao ốc, đưa chúng ta lên tầng cao nhất.
Cầu nguyện kết nối chúng ta với ý thức thẳm sâu nhất của
mình. Với việc cầu nguyện thường xuyên, ý thức trở nên linh hoạt, di chuyển qua
lại giữa bề mặt và Trung tâm. Dần dần, theo thời gian, tất cả các trạng thái
này có thể cùng tồn tại đồng thời trong ý thức Sahaj Samadhi 360 độ.
Thanh lọc giúp thanh tẩy các thân vi tế, trường ý thức.
Khi từng lớp samskara được loại bỏ,
khi các kosha thanh khiết được vượt lên, khi suy nghĩ, trí năng và cái tôi được
làm thanh khiết, kết quả là sự tĩnh lặng và hòa hợp trở nên dễ dàng và tự
nhiên.
Mỗi buổi sáng khi thiền, chúng ta tạo ra một trạng
thái thiền để duy trì suốt cả ngày. Mỗi buổi tối khi thanh lọc, chúng ta tạo ra
một trạng thái thuần khiết để mang theo bên mình. Hằng đêm trong cầu nguyện,
chúng ta kết nối với Trung tâm thông qua một trái tim rỗng rang và tri nhận.
Khi chúng ta duy trì và nuôi dưỡng 3 trạng thái này suốt cả ngày, ý thức của
chúng ta quay liên tục như con quay thăng bằng, tạo ra trạng thái hòa hợp tuyệt
đẹp. Trạng thái này được gọi là Thường niệm, và khi chúng ta có thể giữ nó suốt
cả ngày, chúng ta sẽ ngăn chặn được sự hình thành samskara, và phát triển năng
lực Sahaj Samadhi tự nhiên, tối đa hóa Chỉ số Bình yên.
Nội
hóa
Chúng ta làm gì với món quà của sự luyện tập?
Trong mỗi buổi thiền, điều gì đó duy nhất được trao
cho chúng ta. Làm thế nào để chúng ta duy trì và hòa nhập mỗi trạng thái mới?
Trước tiên, chúng ta cố gắng trở nên đủ nhạy cảm để biết rằng mình được trao tặng
một món quà tâm linh, và sau đó nỗ lực để gìn giữ, bảo tồn và để nó phát triển.
Chúng ta gọi quá trình này là AEIOU: Có được trạng thái, Làm sinh động trạng
thái, Hấp thu trạng thái, trở thành Một với nó, và cuối cùng đạt đến trạng thái
Hợp nhất nơi chúng ta được hòa vào nó.
Sau khi thiền, chỉ cần dành ra 5 phút để nhấm nháp trạng
thái, làm sống động nó và biến nó thành của chúng ta. Khi đó, trạng thái thiền có
cơ hội để phát triển. Khi chúng ta giữ nó và mang nó theo vào các hoạt động thường
nhật, chúng ta tạo ra trạng thái thiền với đôi mắt mở.
Ngoại
hóa
Tiếp đó là nghệ thuật mang các trạng thái mà chúng ta
nhận được vào cuộc sống hàng ngày. Các Master của chúng ta luôn rất tỉ mỉ về cách
ứng xử. Ngay từ đầu, Lalaji đã nói rằng không thể Giác ngộ Tự ngã nếu không có
đạo đức, và ý tưởng đó là nền tảng với Sahaj Marg.
Chúng ta bắt đầu hành trình của mình với “thực hành dành
cho người mới bắt đầu”, như Babuji gọi là - thiền, thanh lọc và cầu nguyện. Thông
qua sự luyện tập, nhận thức khởi sinh. Sau đó, chúng ta sử dụng nhận thức này để
nỗ lực điều chỉnh các khuôn khổ hành vi và khuynh hướng của mình, và thông qua
quá trình tìm hiểu tự ngã hay swadhyaya,
chúng ta có thể nhào nặn cuộc sống của mình. Babuji đã trao cho chúng ta các
phương pháp cho điều này trong cuốn sách của ngài, Commentary on the Ten Maxims of Sahaj Marg.
Mười chân ngôn của Babuji đưa yama và niyama lên cấp độ
thực tiễn tiếp theo, bao gồm cuộc sống thường ngày của chúng ta từ khi thức dậy
vào buổi sáng cho đến khi chúng ta đi ngủ vào ban đêm. Chúng là công cụ để ngoại
hóa những món quà bên trong được trao tặng cho chúng ta nhờ sự luyện tập.
Vì vậy, bạn thấy đấy, Babuji đã áp dụng những nguyên tắc
hòa hợp lâu đời này và tạo ra một phương pháp đơn giản để hiện thực hóa nó -
khoa học thực tiễn về sự biến đổi con người. Đây là cách chúng ta xây dựng trí
tuệ, sau đó chúng ta có thể truyền lại cho thế hệ sau.
3
ý nguyện vì Bình yên
Hoàng đế La Mã, triết gia Marcus Aurelius từng nói,
“Những gì bạn nghĩ quyết định phẩm tính của tâm trí bạn. Tâm hồn bạn mang màu sắc
suy nghĩ của bạn”. Ông là vị hoàng đế cuối cùng trong 5 vị hoàng đế lỗi lạc (Five
Good Emperors), được biết đến với việc mang lại thời kỳ hoàng kim về thái bình và
ổn định trong Đế chế La Mã cổ đại, được gọi là Thái bình La Mã (Pax Romana). Là
một chính khách, Aurelius đã thiền định và nuôi dưỡng tâm thiền. Chúng ta thật
may mắn khi có những thực hành Sahaj Marg để làm nên điều tương tự, dệt nên số
phận của sự thái bình. Như Pujya Babuji từng nói, tất cả chúng ta đều mang cùng
một sức mạnh trung tâm và nhận công việc từ sức mạnh đó thông qua thiền.
Vì vậy, cho đến khi chúng ta gặp lại nhau để kỷ niệm
150 năm ngày sinh của Pujya Lalaji Maharaj vào năm 2023, tôi mời tất cả các bạn
hãy cùng tôi góp phần vì một thế giới bình yên hơn bằng việc đưa ra 3 ý nguyện vì
bình yên khi bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình:
Ý nguyện #1:
Hãy để cho lòng trắc ẩn
Lòng tốt
Tình yêu
Bình yên
Hiện diện trong tất cả mọi người khắp nơi thế giới
Ý nguyện #2:
Mọi thứ xung quanh bạn, bao gồm
bầu trời, đại dương, cây cối,
con người, động vật hoang dã, nhà cửa
đang thấm nhập bình yên - và mọi thứ
đang tỏa ra bình yên.
Ý nguyện #3:
Mọi người đang trở nên bình yên,
nuôi dưỡng suy nghĩ đúng đắn,
sự hiểu biết đúng đắn,
và tính chính trực của mục đích.
Ý nguyện 1 đặc biệt hữu ích đối với gia đình, bạn bè
và cộng đồng địa phương của bạn.
Ý nguyện 2 đặc biệt hữu ích đối với thiên nhiên, nơi
công cộng và khu vực đô thị.
Ý nguyện 3 đặc biệt hữu ích ở nơi làm việc, trước và
trong các cuộc họp, và khi đối mặt với khó khăn trong việc thấu hiểu người
khác.
Những ý nguyện này phản ánh sự bình yên trong trái
tim, sự khiêm tốn trong bản thể và trao cho tất cả chúng ta một lời hiệu triệu
để hành động, mà sẽ đặt nền tảng cho sự thái bình.
Yêu thương và trân trọng,
Kamlesh
Thông điệp nhân dịp sinh nhật lần thứ 67 của Shri Kamlesh Patel
28 tháng 9 năm 2022, Kanha Shanti Vanam
Nguồn: https://cdn-prod.heartfulness.org/hfn/files/2022/Sep22BhandaraMessage-English.pdf