6 tháng 6, 2022

Trải nghiệm tâm linh

Master của tôi dạy rằng chỉ một vài trải nghiệm tâm linh thực sự có ý nghĩa, vì vậy không nên gắn cho trải nghiệm tầm quan trọng quá mức vì điều này có thể khiến chúng ta chệch hướng khỏi mục tiêu...

Master của tôi đã nhấn mạnh rằng trải nghiệm không có mấy giá trị vì điều chúng ta cần quan tâm là Đích đến, chứ không phải trải nghiệm trên đường đi... mong muốn hoặc khao khát trải nghiệm chắc chắn là một thái độ sai lầm và cần thay đổi ngay lập tức.

Nói một cách chung nhất, trải nghiệm có thể được phân thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những trải nghiệm phát xuất từ trí tưởng tượng của abhyasi, hoặc từ sự phỏng đoán của anh ta... Trải nghiệm này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như samskara của anh ta, xuất thân trước đây của anh ta, môi trường xã hội, v.v. Master khuyên abhyasi không nên trao đổi về trải nghiệm tâm linh với nhau, mà chỉ trao đổi với Master hoặc người hướng dẫn. Những trải nghiệm như vậy không phải là trải nghiệm tâm linh đích thực và chúng không có giá trị.

Nhóm thứ hai gồm tất cả những trải nghiệm sinh ra từ quá trình thanh lọc. Master nói rằng khi thân tâm của abhyasi được thanh lọc, những dấu ấn quá khứ được loại bỏ. Khi những dấu ấn này nổi lên trong tâm trí thì trải nghiệm hoặc hành động ban đầu đã tạo ra dấu ấn đó xuất hiện trong tâm trí một lần nữa. Vì vậy, abhyasi có một 'trải nghiệm'. Nói chung, abhyasi chủ yếu có trải nghiệm thuộc loại này. Hình ảnh nam thần và nữ thần mà abhyasi thấy trong khi thiền thuộc loại này. Đó là dấu hiệu về mối quan hệ trong quá khứ của anh ta với vị thần đó. Một số trải nghiệm cũng có thể liên quan đến kiếp sống trước. Thường thì, abhyasi sẽ không thể biết được điều này. Nhưng Master và người hướng dẫn sẽ có thể giải thích và đánh giá chính xác những trải nghiệm đó, đặc biệt là nếu chúng xảy ra trong các sitting với Master hoặc người hướng dẫn.

Nhóm thứ ba chứa những gì mà Master gọi là 'sự chứng nghiệm'. Những trải nghiệm thuộc loại này có bản chất rất quý giá vì chúng chứa đựng thông điệp từ Chân ngã của abhyasi, nếu được hiểu đúng, có thể giúp anh ta đáng kể trên cuộc hành trình. Những trải nghiệm như vậy đến trong khi sitting hoặc trong giấc mơ. Master cũng nói rằng các mệnh lệnh, chỉ dẫn và lời khuyên từ Master có thể được truyền đạt theo cách này.

Những trải nghiệm do abhyasi tưởng tượng và phỏng đoán xuất hiện rất sớm trong đời sống tâm linh của một người và may mắn thay, không kéo dài. Những trải nghiệm phát xuất từ quá trình thanh lọc có thể là rất nhiều và kéo dài nhiều năm tùy thuộc vào tình trạng của abhyasi. Những trải nghiệm thuộc loại chứng nghiệm đến khi abhyasi ổn định trên con đường, và lòng sùng kính dành cho Master ngập tràn trong trái tim của anh ta. Thời gian cần cho sự chứng nghiệm này là không ấn định. Nó có thể đến vào ngay buổi thiền đầu tiên, hoặc có thể không bao giờ đến.

(Độc giả có thể đọc chương 'Trải nghiệm tâm linh' trong cuốn My Master của Shri Parthasarathi Rajagopalachari (Chariji Maharaj), nguồn của những đoạn trích này.)

Theo quan điểm của tôi, dường như chúng ta phản ứng với bất kỳ trải nghiệm nào theo 3 cách bệnh học hoặc theo cách tích cực. Chúng ta có thể trở nên quyến luyến với trải nghiệm khi cố gắng lưu giữ chúng trong ký ức để tiếp tục tận hưởng về sau. Cách phản ứng này hình thành nên samskara mà sẽ đi vào ngăn ký ức dễ chịu trong tiềm thức của chúng ta. Hoặc chúng ta có thể chạy trốn trải nghiệm khó chịu bằng cách cố gắng quên chúng đi và tập trung vào những ý nghĩ hạnh phúc. Những thứ này được lưu trữ trong ngăn ký ức tránh xa. Hoặc cách thứ 3 mà chúng ta có thể phản ứng với một trải nghiệm là đè nén ký ức một cách mạnh mẽ bằng việc chôn vùi chúng trong tiềm thức, trong Chiếc hộp Pandora. Đây là 3 cách phản ứng với trải nghiệm theo bệnh học.

Cách thứ tư và đúng đắn để phản ứng với một trải nghiệm là coi trải nghiệm đó là của Master. Bằng cách làm như vậy, không có sự quyến luyến, ghê tởm, hoặc trốn tránh, do đó không hình thành samskara. Phương pháp này được Babuji dấu yêu quy định trong cuốn Reality at Dawn và được thảo luận thêm trong các tác phẩm khác của Ngài. Tối hậu, tất cả chúng ta phải áp dụng phương pháp này nếu Ngài muốn đưa chúng ta đến giai đoạn đó. Những người Ngài đã đưa lên cao, nhưng hoàn toàn không áp dụng phương pháp này đã rời khỏi Hiệp hội và té ngã trên bề mặt trơn trượt của cái tôi của họ.

Chúng ta cần đưa ra ý tưởng rằng, "Đây là trải nghiệm của Master. Ngài đang cảm thấy những cảm xúc này và đang nghĩ những suy nghĩ này. Tất cả là của Ngài. Ngài chia sẻ trải nghiệm đó với tôi, nhưng tất cả đều thuộc về Ngài." Khi chúng ta có ý tưởng này, tất cả trải nghiệm của chúng ta sẽ mang một màu sắc khác (màu xám). Cảm xúc không còn, sự tự hào hay mặc cảm không còn, sự giận dữ hay sợ hãi cũng không còn, và trải nghiệm đó không để lại dấu ấn nào. Do đó, không hình thành samskara. Hãy nhớ rằng Babuji đã mô tả trải nghiệm như việc đi vệ sinh, làm việc phải làm và quên nó đi. Khi chúng ta học bài học này và thực hành thường xuyên - sẽ không thể có thêm khủng hoảng nào nữa.

Vì vậy, điều cần nhấn mạnh với tất cả các abhyasi là thực hành thường niệm rằng Master chứ không phải tôi, là người thực hiện và người trải nghiệm. Trước khi bắt đầu thực hành này, tất cả chúng ta đã cất giấu trải nghiệm vào các ngăn hoặc hộp tương ứng của chúng. Bây giờ Ngài phải giúp chúng ta đánh rỗng các ngăn ký ức này.

Ngăn ký ức dễ chịu mang lại cho chúng ta những trải nghiệm thật dễ chịu, hạnh phúc hoặc vị kỷ, không thu hút nhiều sự chú ý của chúng ta trừ khi chúng rất mạnh mẽ. Nhưng chúng có thể là trở ngại lớn trong sự tiến bộ của chúng ta, bởi vì chúng có khuynh hướng làm cho cái tôi phồng lên khiến cho một người nghĩ rằng đó là những trải nghiệm tâm linh đặc biệt và anh ta ngang bằng với Master, hoặc không cần đến sự giúp đỡ của Master.

Loại ký ức trốn chạy sẽ rượt đuổi và bắt kịp chúng ta nhờ tác động của thanh lọc. Sự tái xuất hiện những suy nghĩ hoặc cảm xúc này sẽ khiến một người cảm thấy lo lắng như gặp ma và họ thường phản ứng bằng sự hoảng sợ, cảm giác muốn chạy trốn khỏi Master và các cuộc hạnh ngộ tâm linh.

Chiếc hộp Pandora của ký ức đè nén là nguy hiểm nhất, bởi vì chúng ta đã dùng ý chí để trấn áp chúng. Bởi sức mạnh được sử dụng để chôn vùi chúng nên khi xuất hiện trở lại, chúng sẽ tạo ra sự bùng nổ mà có khuynh hướng khiến một người mất hết sự kiểm soát. Chính nỗi sợ mất kiểm soát đã đưa anh ta vào tình trạng cần phải dùng thuốc an thần và nhập viện. Khi một người đang kiểm soát bản thân quá mức nghĩ rằng anh ta mất kiểm soát thì anh ta suy sụp hoàn toàn.

Bây giờ, tất cả các ngăn (và hộp) đã đề cập ở trên phải được đánh rỗng nếu chúng ta muốn có được Ngài. Khi một samskara được loại bỏ, chúng ta trải qua cảm xúc giống như khi samskara đó mới hình thành và điều này là cơ hội khác để cảm thấy rằng Master đang trải qua nó và để trải nghiệm đó ra đi như một vị khách không mời hoặc tự cố gắng xử lý nó và đẩy lui được samskara đó bởi vì một samskara khác đang chờ để được loại bỏ hoặc đi qua như là bhog (trải nghiệm sống). Do đó, sự cần thiết phải nhấn mạnh rằng hãy coi bất cứ điều gì chúng ta làm, chúng ta nghĩ hay chúng ta cảm nhận, thực sự là Master làm, Master nghĩ hay Master cảm nhận.

(Thư của Donald Sabourin gửi Ferdinand Wullemier. Tài liệu này xuất hiện trong cuốn sách mới của Ferdinand Wullemier có tựa đề Psychology and Its Role in Spirituality (Tâm lý học và vai trò của nó trong tâm linh), phát hành vào tháng 12 năm 1996.)

Nguồnhttps://www.sahajmarg.org/web/guest/resources/clarifications/spiritual-experiences