DAAJI tiếp tục chuỗi bài về điều chỉnh thói quen, dưới ánh sáng của Ashtanga Yoga của Patanjali cũng như các nguyên tắc, thực hành khoa học và yoga hiện nay. Trong số báo này, ngài chia sẻ hiểu biết của mình về Niyama thứ tư, swadhyaya, có nghĩa là tìm hiểu tự ngã và nhận thức tự ngã. Đó là một trong những trụ cột căn bản của trí tuệ cảm xúc.
để
trở thành nhà vô địch.
—Billie Jean King
Người nhìn ra ngoài, mơ mộng; người nhìn vào trong, tỉnh thức.
—Carl jung
Yoga
trong hành động
Tháng trước, chúng ta đã tìm hiểu 3 Niyama tạo nên Kriya Yoga, có nghĩa là
Yoga trong hành động. Nói cách khác, những thay đổi trong suy nghĩ và cảm xúc bên
trong của chúng ta được thể hiện ra bên ngoài như thế nào trong cách hành xử. Ở
đầu Phần 2 của Kinh Yoga, trong phần “thực hành”, Patanjali nhắc nhở chúng ta rằng:
2.1:
Sự khổ hạnh, tìm hiểu tự ngã và nhận thức Thượng đế
hợp
thành Yoga trong hành động (Kriya Yoga).
Niyama
thứ hai trong 3 Niyama của Kriya Yoga là swadhyaya,
có nghĩa là “tìm hiểu tự ngã”.
Nhưng thực tế Kriya Yoga thiên về sự nhận thức bên
trong và những lựa chọn xác định hành động của chúng ta trong từng khoảnh khắc.
Sự hiểu biết này giúp thanh lọc mọi tác động tiêu cực của cái tôi trong những hoạt
động của chúng ta, làm tiêu tan tính vị kỷ. Nó đưa chúng ta ra khỏi lối sống
theo thói quen bị chi phối bởi quá khứ, để chúng ta được sống trong hiện tại.
Swadhyaya
Tìm hiểu tự ngã đòi hỏi chúng ta phải hướng sự chú ý
vào bên trong để có thể tìm hiểu về bản thân. Đó có thể là một công việc khiến chúng
ta thoái chí khi chúng ta cảm thấy không dễ chịu với những gì mình nhìn thấy,
nhưng mọi nền văn hóa đều công nhận giá trị của tìm hiểu tự ngã, vì vậy ở đây
chúng ta sẽ cố gắng xử lý vấn đề làm thế nào để đối diện với bản thân. Tìm hiểu
tự ngã là nền tảng của tâm lý học từ cổ chí kim, ở Đông phương cũng như Tây
phương, trong thần bí học, chiêm tinh học, tâm thần học, tâm lý trị liệu, tâm
lý học yoga, liệu pháp tỉnh thức Mindfulness, và nhiều lĩnh vực khác. Nghiên cứu
khoa học hiện đại cũng cho chúng ta biết rằng tìm hiểu tự ngã và nhận thức tự
ngã đi đôi với những thực hành thiền. Tìm hiểu tự ngã và thiền là cộng lực.
Trong cuốn Trí tuệ cảm xúc của Daniel
Goleman, ông nêu bật một nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng thiền thúc đẩy trí
tuệ cảm xúc, trong đó nhận thức tự ngã là một trong những trụ cột quan trọng.
Tìm
hiểu tự ngã như thế nào?
Tại sao bạn cần nhìn vào bên trong để tìm hiểu bản
thân? Kiến thức từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như quan sát thế giới xung
quanh, đọc sách, xem và nghe các phương tiện kỹ thuật số và trò chuyện với những
cố vấn và nhà tâm lý học, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết nào đó về
tự ngã, nhưng một chiếc gương và một xúc tác là tốt nhất để nhận thức tự ngã.
Các cách trực tiếp nhất để tìm hiểu về bản thân là:
1. Thiền: Thiền với sự tỉnh thức = tìm hiểu
tự ngã.
Trong thiền, bạn sẽ có thể nhận thấy sự hoạt động của các
biến trạng (vritti), những chuyển động và rung động bên trong thân vi tế
(subtle body). Bạn có thể thấy chúng như là những suy nghĩ, cảm nhận và cảm xúc.
Khi bạn chứng kiến chúng, dần dần bạn sẽ biết được chúng khởi sinh như thế nào,
cái gì thúc đẩy chúng, chúng đi về đâu và nhiều thứ khác. Khi bạn chứng kiến mà
không dính mắc hoặc ham muốn, thì bạn sẽ phát hiện ra rằng những biến trạng ấy
không còn tạo ra sự náo động hoặc vướng víu nữa. Chúng đi qua một cách đơn giản,
và bạn không bị mắc vào chúng.
Thông qua thiền, bạn sẽ lặn vào các chiều kích sâu hơn
của bản thể, từ bình diện suy nghĩ đến cảm nhận và hơn thế nữa. Tìm hiểu tự ngã
không chỉ dừng lại ở mức độ bề mặt của suy nghĩ và cảm xúc. Để tìm hiểu tự ngã,
bạn phải đi vào các giai tầng của bản thể vốn không thể tiếp cận được thông qua
luận bàn hoặc phân tích.
Sau khi thiền, khi dành thời gian để tiếp nhận, làm sống
động, thấm nhuần và trở thành một với trạng thái mà bạn vừa nhận được, bạn là một
với trạng thái đó và phát triển khả năng tìm hiểu tự ngã ở mọi cấp độ, không chỉ
ở bình diện tâm trí. Trạng thái này sẽ thấm vào từng nguyên tử của bản thể bạn
để bạn biểu hiện đầy đủ các tác động của thiền, sau đó trạng thái thiền sẽ được
hấp thụ ở các cấp độ ngày càng vi tế hơn của bản thể.
Rồi, khi bạn viết trải nghiệm của mình vào nhật ký, bạn
sẽ phát triển khả năng tự nhận thức ở một mức độ cao hơn. Viết và diễn tả trải
nghiệm của bạn theo những cách khác giống như âm nhạc, nghệ thuật hoặc khiêu
vũ, cho phép bạn khám phá và tìm hiểu tự ngã theo những cách khác nhau. Bạn có
thể nhìn lại ký ức và thấy các kiểu mẫu theo dòng thời gian, điều rất khó thực
hiện, bởi vì tâm luôn thích ứng và biến đổi. Ký ức không đứng yên; chúng tiến
triển theo trải nghiệm mới và trải nghiệm được thêm vào.
2.
Thanh lọc: Khi bạn thực hiện Thanh lọc Heartfulness để loại bỏ
khỏi tâm trí tất cả những hỗn loạn, tạp chất và phức tạp bóp méo nhận thức của
bạn, tìm hiểu tự ngã sẽ phát triển sự sáng tỏ.
3.
Cải thiện liên tục: Trước khi đi ngủ, hãy dành vài phút để đi
sâu vào trái tim, với thái độ cầu nguyện và cảm thấy thành tâm hối lỗi về mọi
hành động sai lầm của mình, dù chỉ là vô tình. Thỉnh cầu sự tha thứ và quyết
tâm không phạm sai lầm đó một lần nữa. Được dâng lên một cách chân thành, cầu
nguyện đơn giản này giúp bạn xua tan mọi nặng nề trong lòng và xóa tan cảm giác
tội lỗi. Trái tim là chìa khóa để tìm hiểu tự ngã! Nó cho phép bạn quan sát bản
thân với lòng từ bi và sự chấp nhận bản thân.
LỢI
ÍCH CỦA TÌM HIỂU TỰ NGÃ LÀ GÌ?
Patanjali nói với chúng ta rằng
2.44: Tìm hiểu tự ngã mang lại một bầu không khí bên
trong
đưa
đến sự hiện diện thần thánh,
lợi
lạc cho bản thể của chúng ta.
Ông kết luận rằng tìm hiểu tự ngã tạo ra môi trường mà
chúng ta có thể trải nghiệm Đấng Thiêng liêng. Đi nhà thờ, đến điện thờ Hồi
giáo, hoặc đến đền thờ, thực hiện các nghi lễ và treo trong nhà ảnh của các vị
thánh có thể là những lời nhắc nhở tuyệt vời, nhưng nếu không có tìm hiểu tự
ngã, chúng ta sẽ không có trải nghiệm về sự hiện diện thần thánh.
Tìm hiểu tự ngã ngụ ý là hành động thiền, nhưng nhiều
người thiền mà không tìm hiểu tự ngã. Họ nhắm mắt lại và tận hưởng trải nghiệm,
đôi khi tận hưởng trạng thái hạnh phúc, và đôi khi mất nhận thức hoàn toàn. Những
người khác nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của họ, nhưng họ bị vướng mắc vào
chúng thay vì để chúng ra đi và lặn sâu hơn. Thực tế, nghệ thuật thiền không được
hầu hết những người hành thiền hiểu rõ. May mắn thay, sự nhận thức đơn giản về việc
bạn cảm thấy như thế nào trước khi thiền và sau khi thiền là một yếu tố thay đổi
cuộc chơi. Hãy tìm hiểu sự khác nhau phát sinh từ thực hành của bạn. Ngay cả tìm
hiểu sự khác nhau đó, bạn cũng phải tìm hiểu tự ngã.
Patanjali nói rằng tìm hiểu tự ngã là con đường để đạt
đến Thần tính, điều này ngụ ý rằng Thần tính ở bên trong chúng ta. Đó là Trung
tâm sâu thẳm nhất của chúng ta. Như Babuji nói, “Thượng đế ẩn trong trái tim của
bạn và phô bày bạn. Hãy ẩn mình đi và phô bày Thượng đế! Đây là tu tập đích thực.”
Vì vậy, chúng ta đi vào bên trong và tìm hiểu bản thân, từ những trạng thái bề
ngoài nhất đến Trung tâm của bản thể. Điều này đòi hỏi sự lột bỏ hết lớp này đến
lớp khác. Trong quá trình này, mọi thứ bên ngoài đều là chiếc gương phản chiếu
những gì chúng ta tìm thấy ở bên trong: Cách chúng ta đối xử với người khác là
một chiếc gương phản chiếu; cách chúng ta liên hệ với Thiên nhiên xung quanh là
một chiếc gương. Những thứ bên ngoài này là sự phản ánh những gì bên trong
chúng ta. Trên thực tế, khi chúng ta đi sâu hơn qua các lớp, mỗi lớp sẽ trở
thành chiếc gương phản chiếu cho các lớp sâu hơn. Nó giống như chiếc gương biến
hình được trẻ em yêu thích, khi mà hai chiếc gương đối diện nhau, và trẻ có thể
nhìn thấy vô số hình ảnh của chúng biến mất trong khoảng không.
Khi thiền, chúng ta có cơ hội tốt nhất để tìm hiểu tự
ngã, bởi vì chúng ta lặn xuống dưới bề mặt. Chúng ta bắt đầu bằng việc hướng sự
chú ý vào bên trong, quan sát dòng suy nghĩ, để chúng đi qua, và sau đó tập
trung vào một ý nghĩ, thông qua các quá trình Pratyahara và Dharana. Rồi,
chúng ta thiền - Dhyana - và chúng ta
vượt ra khỏi bình diện suy nghĩ để tới bình diện cảm nhận. Chúng ta vượt lên
suy nghĩ. Sau đó, chúng ta tiếp tục đi sâu hơn, vượt ra ngoài cảm nhận và trải
nghiệm, khám phá các trạng thái của sự trở thành - tịnh hóa và biến đổi bản
thân. Và rồi, chúng ta đi sâu hơn nữa, ở đây sự tìm hiểu tự ngã đưa chúng ta
vào cảnh vực của tồn tại thuần túy và cuối cùng là không tồn tại, nơi mà chính ta
cũng không còn.
Cái hay của kinh Patanjali là ngài nói với chúng ta rằng
hãy tìm hiểu bản thân, không cần gì hơn. Ngài không nói, "Bạn phải thay đổi!"
Đối diện với bản thân thông qua tìm hiểu tự ngã là đủ để xúc tác quá trình chuyển
hóa.
Trở nên nhận thức về bản thân: Điều gì xảy ra khi bạn
buồn? Điều gì xảy ra khi bạn hạnh phúc? Mọi tâm trạng của bạn giống như những sắc
cầu vồng, những ô cửa sổ khác nhau để bạn có thể nhìn vào bên trong. Duy trì nhận
thức đó cũng giống như duy trì trạng thái sau khi thiền - một mắt luôn hướng
vào bên trong ngay cả khi mắt kia tập trung vào thế giới bên ngoài. Bạn hành xử
thế nào khi ở một mình? Với những người khác? Tại nơi làm việc? Với gia đình?
Khi bạn đi ngủ vào ban đêm?
Khi bạn chứng kiến tất cả những chiều kích này của bản
thể, công việc của Yama và Niyama sẽ trở nên dễ dàng, bởi vì bạn sẽ
thấy được những gì cần phải loại bỏ (Yama) và những gì cần phải nuôi dưỡng
(Niyama). Những thói quen của bạn dần được bộc lộ, thậm chí là những thói quen
đã được lập trình sâu trong tiềm thức.
Trong sự tìm hiểu tự ngã, bạn chiếu Ánh sáng từ Trung
tâm ra ngoài, soi sáng mọi khía cạnh trong tính cách của bạn. Bóng tối tan biến.
Tất cả những phẩm chất cần thiết cho sự tiến hóa đều chứa đựng trong Ánh sáng
đó, cũng như tất cả các sắc cầu vồng đều được chứa đựng trong một chùm ánh sáng
vô sắc. Bạn không cần phải niệm những câu thần chú như:
Om.
Giữ tôi đừng ở trong Ảo tưởng, mà khiến tôi hướng tới Thực tại.
Giữ tôi đừng ở trong Bóng tối, mà khiến tôi đi về phía
Ánh sáng.
Giữ
tôi đừng ở trong Sinh tử, mà khiến tôi đi tới sự Bất tử, Om. Bình an, Bình an, Bình an.
Thay vào đó, những gì bạn tìm kiếm sẽ trở thành một thực
tại.
Tìm hiểu tự ngã dựa trên sự ngạc nhiên. Ngạc nhiên
khám phá vũ trụ bên trong. Giống như đứa trẻ khám phá khu vườn đầy hoa và bướm,
mọi thứ tràn đầy cảm hứng và niềm vui. Tìm hiểu tự ngã không phải là phán xét,
mà là thấy rõ - trên thực tế, nó tùy thuộc vào Viveka, khả năng phân biệt của chúng ta.
Tìm hiểu tự ngã sẽ thúc đẩy chúng ta hướng tới sự cải
thiện liên tục. Và mặc dù có thể đang ngày càng tiến gần hơn đến Trung tâm,
chúng ta vẫn cần phải nhận thức được mọi khía cạnh trong hành vi hàng ngày của mình
với thế giới bên ngoài và với người khác. Món quà tiến hóa tâm linh không có
nghĩa là chúng ta có thể quên đi những khía cạnh rất người của đời sống.
Điều quan trọng ở đây là gì? Trong khi chúng ta đang
trên cuộc hành trình, điều quan trọng là phải tỉnh thức, và điều này đến từ việc
mở rộng ý thức theo cả hai hướng vào trong tiềm thức và vút lên siêu thức. Khả
năng tìm hiểu tự ngã mở rộng khi nhận thức của chúng ta trong phạm vi ý thức được
mở rộng. Đây là cuộc hành trình tâm linh, và đó là lý do tại sao tâm linh không
chỉ về Thượng đế, mà còn về sự biến đổi con người. Nhận ra Thượng đế không khác
với Nhận ra Tự ngã ở các cấp độ cao nhất.
Như Patanjali nói, chúng ta tiếp cận Thượng đế thông
qua tìm hiểu tự ngã. Tất cả các khía cạnh của bản thể chúng ta - thể chất, tinh
thần, tình cảm, xã hội và tâm linh - đều được nâng cao thông qua tìm hiểu tự
ngã. Việc sử dụng các phương pháp thực hành mà chúng ta được trao cho vì mục
đích đó như thế nào là tùy thuộc vào chúng ta. Và hãy nhớ rằng, trái tim là
trung tâm để tìm hiểu tự ngã! Tự vấn đích thực là một công cụ tuyệt vời khi
chúng ta đã làm chủ được nghệ thuật an trú trong trái tim.
TÌM
HIỂU TỰ NGÃ CHUNG CUỘC ĐƯA CHÚNG TA VƯỢT QUÁ TỰ NGÃ
Tôi đã quan sát thấy rằng bất cứ khi nào tôi kết nối
sâu với Master thì mọi thứ đều diễn ra một cách tự nhiên. Ví dụ, trái tim trở
nên nhẹ nhàng hơn, tử tế hơn và tan chảy. Trong khi tôi nhận thức được sự hiện
diện của ngài ở bên trong, những thứ trần tục và không cần thiết chỉ đơn giản
là tàn lụi.
Bạn có thể đối diện với bản thân khi trong lòng có sự dối
trá và những ý định ích kỷ không? Khi bạn thiếu đi sự thuần khiết và mãn nguyện
không? Tôi tin rằng trừ khi bạn trở nên đơn giản và thuần khiết, còn không việc
nhìn sâu vào bên trong sẽ vẫn bị nhuốm màu.
Tìm hiểu tự ngã đòi hỏi bạn phải hướng sự chú ý vào
bên trong để bạn có thể tìm hiểu về bản thân một cách hoàn toàn trung thực. Đối
với tôi, điều đó có nghĩa là cảm nhận trung thực về bản thân, nhìn vào bức
tranh toàn cảnh bên trong bạn. Tìm hiểu tự ngã một cách trung thực là chìa
khóa. Bạn có thể nhìn vào bản thân với tất cả sự chân thành trong khi đang có
những ham muốn nào đó không? Bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý khi đang ngất
ngưởng trên một cái tôi không kiểm soát được không?
Một số trong các bạn đến với tôi và nói, "Thưa ngài, xin hãy thâu nhận chúng tôi, chúng tôi quy thuận ngài." Có nhiều vấn đề ở đây. Đầu tiên, bạn không thể khiến người khác quy thuận theo bạn; đó chỉ là quan điểm của riêng bạn. Thứ hai, bạn đã nhìn vào chính mình, bạn đã thực hành tìm hiểu tự ngã trước khi thể hiện bản thân bằng một lời cầu nguyện như vậy chưa? Khi bạn nhìn vào bản thân một cách thấu đáo, từ mọi góc độ, và trút bỏ bất cứ thứ gì bạn muốn loại bỏ một cách có ý thức, sau này bạn sẽ nhận ra rằng chính “cái tôi” là chướng ngại vật. Bạn nhận ra sự cần thiết phải trút bỏ gánh nặng cái tôi. Thay vào đó, khi bạn tìm hiểu tự ngã bằng tình yêu, việc trút bỏ cái tôi và ham muốn sẽ xảy ra một cách tự nhiên.
Nguồn: https://www.heartfulnessmagazine.com/discovering-the-self/