Hỡi nai con, hãy gặm cỏ trong rừng bằng kiến thức và khả năng phân biệt
Bình giải: Con nai tượng trưng cho tâm trí. Tâm trí của chúng ta thường miên man từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác và được ám chỉ như hành động gặm cỏ của con nai.
Gặm cỏ ở khu rừng đầu tiên,
Gặm cỏ ở khu rừng thứ hai
Nhưng hãy cẩn trọng ở khu rừng thứ ba
Bình giảng: Khu rừng đầu tiên là cõi tâm linh.
Khu rừng thứ hai là lãnh địa của trí năng.
Khu rừng thứ ba là thế giới vật chất được trải nghiệm thông qua các giác quan.
Khu rừng thứ ba có năm gã thợ săn
Đừng để họ trông thấy ngươi
Bình giảng: Những gã thợ săn là năm kích thích giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác)
Đừng để họ bắt được ngươi.
Năm gã thợ săn sẽ giết ngươi,
Họ sẽ xẻ thịt ngươi đem bán
Và dùng da ngươi làm thảm.
Bình giảng: Cuối cùng, con đường nuông chiều giác quan không đi đến sự tốt đẹp. Năm gã thợ săn dục vọng giết chết khao khát thực sự của tâm hồn, khiến chúng ta trở nên vô hồn.
Vì vậy, Kabir nói, hãy nghe này, hỡi người khao khát, hãy đặt tâm trí dưới chân sen của vị chân sư.
Bình giảng: Và thay vì trở thành nô lệ của các giác quan, tâm trí cần được điều chỉnh. Kabir nói, tâm trí nên được đặt dưới chân sen của vị đạo sư (bên trong) để chỉ đường, hướng nó vào bên trong.
Sáng tác của Thánh Kabir (thế kỷ 15)