8 tháng 7, 2021

Biểu tượng Sahaj Marg

Biểu tượng mô tả một bức tranh hoàn chỉnh của hệ thống được thực hành bởi Hiệp hội Shri Ram Chandra. Chữ viết ở phía dưới cùng biểu thị tổ chức được thành lập bởi Babuji (Shri Ram Chandra của Shahjahanpur) để tưởng nhớ guru đầu tiên của hệ thống, Lalaji (Shri Ram Chandra của Fatehgarh).

Dấu chữ vạn ở gần dưới cùng tượng trưng cho xuất phát điểm hành trình tâm linh của chúng ta. Về phương diện lịch sử, chữ vạn là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Từ này có nguồn gốc tiếng Phạn svastika, có nghĩa là “mang đến sự khỏe mạnh”. Ở Ấn Độ, chữ vạn vẫn luôn là một biểu tượng rất tốt lành của người theo đạo Hindu, đạo Jain, đạo Phật, và được dùng để biểu thị con số lớn, sự phong phú, sự thịnh vượng và sự trường thọ. Một biểu tượng phổ biến trong nhiều tôn giáo, chữ vạn ở đây tượng trưng cho sự sống, phạm vi của các hình tướng, các phong tục và các thực hành khác nhau.
Phía trên dấu chữ vạn, con đường Sahaj Marg cắt qua nhiều cấp độ của sự thô trược cũng như những dãy núi hiểm trở và chướng ngại do chính chúng ta tạo ra, điều kiện ngày càng tinh tế hơn ở mỗi nấc cho đến khi chúng ta đạt tới giai đoạn cao nhất của sự tiến hóa tâm linh.
Vầng sáng được tạo ra bởi mặt trời mọc biểu thị cho kỷ nguyên tâm linh do Lalaji mở ra. Ánh sáng tỏa khắp không gian các vùng từ lúc chúng ta khởi hành và đi xuyên qua con đường Sahaj Marg của mình.
Satpad” nằm ngay phía dưới phần trên cùng của biểu tượng. Quầng sáng này, mặc dù là một trạng thái rất tinh tế, nhưng chỉ là cái bóng của Thực tại.
Om Tat Sat” là vùng có thể thành tựu cao nhất được hiển thị ở trên cùng của biểu tượng. Đó là một vùng không sáng cũng chẳng tối; nó là bất biến và vĩnh cửu. Trạng thái thuần khiết và tuyệt đối này, từ đó sự tồn tại hiện thể của chúng ta tiến hóa, có thể được biểu thị như cảnh vực Hòa bình Vĩnh phúc.