Hơn mười hai năm trước, tôi bắt đầu thực hành Sahaj Marg. Mười hai năm, khoảng thời gian không phải là quá dài đối với một đời người, nhưng nó lại rất có ý nghĩa theo một cách nào đó.
Thông thường, sự sám hối được thực hiện trong 12 năm liên tục. Trong thời đại Upanishad, giai đoạn ‘Tapas’ này là 12 năm, có thể tiếp tục và kéo dài đến 24 năm thậm chí là 36 năm. Hành giả có thể đạt được thành tựu lớn lao trong giai đoạn này. Cuộc đời họ được nhúng trong một lò nung ‘Tapas’ như nó đã là, toàn bộ được tạo tác trên những đường nét tinh tuyệt phản ánh sự giác ngộ và phúc lạc. Họ trở thành môn đồ nhiệt thành của cái Vô hạn suốt cả cuộc đời, một hiện thân mộ đạo. Tôi dừng lại ở đây và tự vấn: “Mình đã đạt được gì nhờ sự tu tập?” Đây là câu hỏi mà người khác cũng có thể hỏi tôi.
Rất khó và lúng túng để đưa ra câu trả lời theo hướng tích cực. Nếu tôi cố gắng nói bất cứ điều gì về vấn đề này, đối với tôi, nó có vẻ như là tự thêu dệt; đối với người khác, nó có vẻ là tự phụ và kiêu căng. Nhưng không có gì là sai khi đưa ra những gì mà Master đã tạo ra cho tôi trong những năm tháng ấy. Cái mà tôi là trước đây, tôi chắc chắn không là lúc này, và không ai có thể là. Hiển nhiên là có sự thay đổi về thân và tâm ở tất cả mọi người cho dù họ có thực hành tâm linh hay không. Dù muốn hay không, cơ thể chúng ta vẫn phát triển. Khi cơ thể lớn lên, tâm cũng trải qua sự thay đổi và sự chín chắn xuất hiện. Nhưng với người thực hành tâm linh, sự mong đợi là nhiều hơn người bình thường. Trong khi mọi người bình thường không thể là người tìm kiếm Thực tại Thiêng liêng, thì một người tu tập nhất thiết phải như thế. Mục tiêu sống của anh ta là thể nhập vào cái Tối thượng và không dừng lại cho đến khi đạt được nó. Sự khao khát Đấng Thiêng liêng nuốt trọn anh ta. Với bản thân tôi, có thể nói rằng sự nhiệt thành để đạt được cái Tối thượng đã tăng trưởng nhanh chóng.
Mặc dù nhiều lôi cuốn thế gian dường như dập tắt ngọn lửa khao khát, tôi có thể giữ cho ngọn lửa đó luôn bùng cháy nhờ ân sủng vô biên của Master. Vì thời đại ngày nay phức tạp hơn và khó có thể thực hành tâm linh hơn bất cứ thời đại nào trước đây, nó đòi hỏi sự nỗ lực phi thường để tạo ra xung quanh mình bầu không khí thuận lợi cho tu tập. Xét đến sự sa ngã bất ngờ của nhiều hiền triết tên tuổi trong quá khứ trước sự quyến rũ của thế gian, tôi mạnh dạn nghĩ rằng mình may mắn hơn vì có sự hướng dẫn chuyên môn của Master bất cứ lúc nào. Ngài không cho phép tôi dễ dàng trở thành con mồi cho sự hấp dẫn thế gian. Tất nhiên, những đòi hỏi của cơ thể phải được đáp ứng. Nhưng, điều này không trở thành trở ngại đối với thực hành của tôi, mặc dù, có những lúc tôi có cảm giác nó là trở ngại. Master ân cần xua tan nhiều sự hiểu sai của tôi về tâm linh và thực hành. Ngài có sự khéo léo tài tình để dìu dắt người khao khát trên hành trình tiến bộ tâm linh theo phương pháp ‘trò chơi’.
Một kết quả nữa từ 12 năm tu tập là sự thay đổi trong cách nhìn của tôi đối
với cuộc sống. Kinh sách và thánh nhân đòi hỏi chúng ta coi thế gian như cõi tạm.
Hầu hết mọi người chỉ nói mà hiếm khi nhận ra điều đó. Cái biết này sẽ dần đến với
mỗi người nhờ sự luyện tập. Đó là sự chín muồi của tâm và là kết quả tự nhiên của
thực hành tâm linh. Tôi muốn nói một cách khiêm tốn nhất rằng nhờ ân sủng của Master,
tôi đã có được sự chứng ngộ này, mặc dù không quá mãnh liệt và vĩnh cửu. Cảm
giác rằng tôi không phải là công dân của chỉ riêng thế giới này, thường xuyên lảng
vảng trong tôi. Kết quả là, tôi ngày càng không quan tâm đến các vấn đề của thế
giới và ngày càng cảm thấy thức tỉnh bên trong.
Điều thứ ba tôi bạo dạn nói rằng mình đã đạt được là sự vô úy. Sự vô úy không nên bị nhầm lẫn với sự vô liêm sỉ bởi vì nhiều người thường đánh đồng như vậy. Tất nhiên, một người tu tập, theo nghĩa nào đó, cũng phải không biết hổ thẹn, rằng họ không nên bận tâm đến sự chỉ trích của người khác về sự tu tập của mình. Ở đâu phép lịch sự và nghi thức yêu cầu, tôi luôn phục tùng và nhu mì thay vì dùng lời lẽ gay gắt để chỉ ra khái niệm sai lầm của sự vô úy. Điều răn thứ sáu (trong mười điều răn hay chân ngôn của Sahaj Marg) trong hệ thống của chúng ta nói rằng mỗi abhyasi nên nghĩ tất cả mọi người như anh em của mình và đối xử với họ như thế. Mặc dù sự cảm nhận về tình huynh đệ và sự bình đẳng ngày càng sâu đậm, việc thực hiện điều răn này dường như vẫn chưa được tôi cảm nhận trọn vẹn.
Về chứng nghiệm tâm linh, tôi đã trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi abhyasi có
những linh ảnh, giấc mơ và trải nghiệm khác nhau cho thấy sự tiến bộ tâm linh, khích
lệ abhyasi trên con đường tu tập. Nhưng Master dạy tôi rằng không nên quá dựa dẫm
vào chúng vì điều đó sẽ dẫn đến sự tự mãn làm ngăn trở sự thăng tiến. Nếu một
người luôn kiên quyết giữ mục tiêu của mình ở trước mặt, mọi thứ khác sẽ tự động
theo sau. Vì vậy, phát triển sự thao thức và thèm muốn có được Trạng thái Tối hậu
là chìa khóa thành công. Giờ đây, bình an gần như kiên cố trong tôi, Vĩnh cửu
trong trạng thái này, tôi hy vọng mình sẽ không bị lung chuyển bởi bất cứ phiền
trược của tai họa nào dù có thể lớn đến đâu, như Bhagavad-Gita đã nói. Tôi chưa
được kiểm chứng điều này nhưng tôi háo hức chờ đợi đến ngày tôi có được sự cân
bằng toàn hảo và sự điều độ trong mọi hành động, tôi cũng khá tự tin rằng một
ngày nào đó sự hướng dẫn độc nhất của Master sẽ đưa tôi đến cái Tối thượng nơi tôi
chết đi và sinh ra trong từng khoảnh khắc.
Sarnadji, 1970
*****
“A little more than twelve years ago, I started the practice of Sahaj Marg Yoga. A period of twelve years, though not very long in the life of an individual, is yet very significant in one sense. Normally, penance is performed for twelve continuous years. During the Upanishadic age, this period of ‘Tapas’ was twelve years, which could be resumed and extended up to twenty- four of even thirty-six years. Practicants could have tremendous achievements within this period. Their life was kept in a melting pot of ‘Tapas’ as it were, the whole of which was molded on beautiful lines reflecting enlightenment and bliss. They became ardent devotees of the Infinite throughout their life, which was piety-incarnate. I pause here and question myself: ‘What have I achieved by this Sadhana of mine?”’ This is a question that can be put to me by others as well.
It
is very difficult and embarrassing to give an answer in a positive way, If I
attempt to say anything in this regard, to me, it looks self-aggrandizement; to
others, it may seem conceit and arrogance. But there is nothing wrong instating
what my Master has made of me in these years. What I was before, I am surely
not at this moment, and nobody can be. There is bound to be a mental change
along with the physical in all human beings whether they adopt spiritual
practice or not. Whether we want it or not, our body grows. As the body grows,
mind too, undergoes a change and a sort of mellowness sets in, But with those
who adopt spiritual practice, something more is expected than in normal men.
While every normal human being cannot be a seeker of the Divine Reality, a
Sadhaka is necessarily so. He fixes his goal of life as merging in the Highest
Ultimate and does not stop till it is achieved. His yearning for the Divine
simply eats him up. Of myself, in this regard, it can be said that my Zeal for
the attainment of the Ultimate has increased by leaps and bounds.
Inspite of many worldly attractions, which seem to dim the flame of that craving, I have been able to keep it ever burning thanks to my Master's boundless grace. As the present age is more complicated and uncongenial for spiritual practice than any of the previous ones, it requires a Herculean effort to create around oneself an atmosphere favorable for Sadhana. Taking into account, the sudden fall of many a renowned sage of the past to the allurements of this material world, I am encouraged to think myself more fortunate because of the expert guidance of my Master, from time to time, who does not allow me to fall an easy prey to worldly attractions. The requirements of this body, of course, are to be attended to. But, this has not in any way become a hindrance in my Sadhana, although, many a time I felt it to be so. My Master has lovingly dispelled many of my false apprehensions concerning spirituality and it practice. He has a wonderful knack of taking the aspirants on the path of spiritual progress in a ‘playway’ method.
Another thing that has resulted from my Sadhana of these twelve years is the change in my outlook towards life. Our Scriptures and saints ask us to look upon this world as transient. Most of the people only speak but hardly realize it as such. This realization should gradually dawn upon the individual as a result of Sadhana. It is a kind of mental maturity and the natural outcome of spiritual practice, I would like to state most humbly that I have, by my Master's grace, had such realization, though not very intensely and permanently. The feeling that I am not a citizen of this world alone, frequently haunts my inner being. As a result of this, I am growing more and more dispassionate towards the affairs of this world and am feeling more and more inwardly awake. The third thing that I venture to say I have achieved is fearlessness. Fearlessness should not be mistaken for shamelessness as many people are likely to take it as such. Of course, the Sadhakas have also to be shameless in one sense that they should not mind people's criticism regarding their Sadhana. Where courtesy and etiquette have demanded, I have always been submissive and meek rather than use harsh words to indicate the false notion of fearlessness. The sixth commandment of our system lays down that every Sadhaka should think all men as brethren and treat them as such. Although the feeling of fraternity and equality is growing deeper and deeper, the fulfillment of this commandment seems to be not yet completely felt.
Regarding spiritual experiences, I have passed through many phases, Every Abhyasi has visions, dreams and many other experiences which indicate spiritual progress, encouraging the Abhyasi on the path of Sadhana. But my Master taught me that they should not be relied upon too much lest it should lead to self- complacency resulting in the arrest of further progress. If one keeps the goal constantly before him, everything else will follow automatically. So, developing restlessness and craving for the attainment of the Final State is the key to success, Now, peace seems to be almost settled in me, Abiding in this condition, I hope, I will not be moved, as the Bhagavad-Gita puts it, by any sorrow of calamity, however great it may be. I have yet to be tested in this matter. I am however, eagerly awaiting the day when there would be perfect balance and moderation in all my actions, I am also quite confident that my Master’s unique guidance will one day or the other lead me to the Final Point for which I am dying and reborn every moment."