15 tháng 5, 2021

Tưởng nhớ cuộc đời Lalaji qua lời kể của Babuji

Với đồng lương ít ỏi, Lalaji đã có một cuộc sống rất khó khăn. Thỉnh thoảng có những vị khách đến thăm Người. Người đều mời họ dùng bữa hoặc đồ ăn nhẹ như sakkar poli, ... Trà chưa thịnh hành vào thời đó.


Bản thân Lalaji không uống trà bao giờ, cũng không hút thuốc. Tuy nhiên, Người thường mời trà những ai quen dùng trà. Về phần mình, Người luôn uống nước hương nhu.

Vào một dịp, khi tôi đến gặp Người, chúng tôi ăn tối với một chiếc đĩa chung (vốn phổ biến ở miền bắc Ấn Độ). Lalaji đặt chapati và các đồ ăn cũ bên phía đĩa của Người còn đồ ăn tươi mới ở phần đĩa của tôi. Tôi không thể diễn tả được sự xót xa của mình khi nhận ra điều đấy. Trước tiên tôi bắt đầu ăn chapati bên phía đĩa của Người mặc dù Lalaji nhất quyết bảo tôi đừng làm như vậy. Tôi nói với Người rằng "Chẳng phải tốt hơn nếu chúng ta ăn hết những đồ ăn cũ rồi mới thưởng thức đồ ăn mới sao?" và tiếp tục ăn.

Vào một dịp khác, một phép mầu thực sự đã xảy ra. Tình cờ, một vài vị khách đến. Chỉ một lúc trước khi Lalaji cử người đến xưởng bột mì để xay lúa mì. Nhưng người được cử đi mãi chưa thấy về. Nỗ lực vay hàng xóm một ít bột mì cũng không có kết quả. Các vị khách ngày càng đói. Có thể làm gì khác đây? Lalaji khá lo lắng. Khi Người đang nghĩ liệu có thể mua một ít đồ ăn từ cửa hàng không, thì ngay lúc đó, một người giàu có đến, với những món ăn đủ cho 10-20 người và đề nghị Lalaji vui lòng chấp nhận. Thật là kỳ diệu. Họ đã có một bữa ăn thịnh soạn và vui vẻ.

Một lần tôi đến Fatehgarh cùng một vài người bạn. Đó là mùa đông. Lúc chúng tôi đến đó đã phải hơn 1 giờ đêm. Một số người trong số chúng tôi đề nghị nên ở lại nhà ga cho đến sáng hơn là đến ngay nhà Lalaji. Nhưng ở nơi thẳm sâu nhất, trái tim tôi đang rộn ràng mong mỏi đến nhà Guru Maharaj, cho dù lúc đó đã khuya. Đồng thời, một sự do dự ẩn giấu bên trong bởi điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ làm phiền họ vào đêm khuya. Dù đó là gì, cuối cùng chúng tôi quyết định đến luôn đó.

Ai đó đã mở cửa và chúng tôi lấy cho mình bất kỳ góc nào tìm thấy và ngủ. Tôi có một góc ở sân gần máng ngựa. Tôi trải một cái chăn xuống, phủ một cái khác lên đắp và ngủ. Vào buổi sáng, con trai của Lalaji nhìn thấy tôi ngủ gần máng ngựa và đã báo với Lalaji rằng: “Thưa cha, anh ấy đã ngủ gần máng ngựa”. Lalaji không tỏ dấu hiệu gì là đã nghe thấy, bởi Người đã biết cả. Tận hưởng sự hiện diện êm ái của Người trong từng khoảnh khắc, tôi đã ngủ ngon lành, thậm chí không cảm thấy lạnh.

Lalaji cực kỳ kiệm lời. Trong nhiều giờ ngồi cùng nhau, Người vẫn im lặng với satsangis (nhóm các môn đồ). Nhưng ngay khi Người cảm thấy họ không thoải mái với điều đó, Người bắt đầu nói. Vào những lúc như vậy, Người sẽ trò chuyện với họ, không có hồi kết.

Mọi người há hốc miệng nghe Người nói như thể bị bỏ bùa. (Đặc điểm tương tự này cũng được phát triển trong tôi)

Những ai có may mắn được tiếp xúc với Người - dù trong chốc lát - đều tin tưởng rằng Người là một vị thánh vĩ đại. Người thật đơn giản và thuần khiết. Mặc dù Người rất kiệm lời nhưng ấn tượng này đã được gieo vào lòng mọi người.

(Tôi không có được điều đó. Mọi người xem tôi như một kẻ khù khờ. Một lần Lalaji đã nói với tôi rằng "Mọi người sẽ bị đánh lừa bởi sự đơn giản của con." Điều đó đã thành sự thật.)

Khoảng 50-60 sanyasin (khất sĩ) từng đến với Lalaji để được huấn luyện tâm linh. (Brahma vidya). Nhưng Lalaji không cho phép bất kỳ ai trong số họ huấn luyện lại người khác. Bạn có biết lý do ẩn đằng sau không? Nếu Người cho phép họ huấn luyện người khác, điều đó sẽ làm cái tôi của họ trương phình lên.

Nhiều năm trôi qua sau Maha Samadhi (sự rời bỏ thân xác của thánh) của Lalaji. Chỉ dẫn được truyền nhận là tôi nên làm việc như người đại diện kế nhiệm của Người. Bất cứ khi nào truyền cho abhyasi, tôi cảm thấy có một luồng ánh sáng mãnh liệt (dày) tuôn ra từ tim mình. Nhiều abhyasi không thể chịu đựng được điều đó. Một lần, khi tôi đang dẫn thiền cho một abhyasi cao niên, đột nhiên ông hét toáng lên ‘Anh đang làm cái quái gì vậy? Ai có thể chịu đựng được nếu anh truyền như thế này? Như vậy thì làm sao hoàn thành được sứ mệnh (công việc) của Lalaji?” Tôi nói, “Anh ơi, đây là cảnh ngộ của em mỗi ngày. Anh làm ơn cho em biết làm thế nào để điều chỉnh nó?” Vì vậy, ông đề nghị rằng tôi nên cầu nguyện tới Lalaji về vấn đề này. Và, tôi đã làm như vậy. Lalaji đã rất hài lòng và nói rằng "năng lực này là do con tự làm ra. Bởi vậy, ta coi việc chỉnh sửa nó là không đúng đắn nếu không được sự ưng thuận của con. Ta đang chờ lời cầu nguyện của con để làm nó.” Từ đó trở đi sự truyền của tôi trở nên êm dịu.

Sức mạnh và khả năng của Lalaji là vô hạn. Tôi không biết người thứ hai nào như vậy. Người có thể chuyển đổi một người chỉ bằng một cái nháy mắt. Có lần Người chọn một thường dân - một người trác táng để truyền thụ giáo huấn tâm linh. Nhưng, hãy xem năng lực của Lalaji! Kể từ khi bắt đầu được Lalaji huấn luyện tâm linh, mỗi lần lặp lại hành động xấu xa là mỗi lần anh ta đành bất lực. Với hàng trăm lần nỗ lực bất thành, anh ta đã thất vọng và cuối cùng phải từ bỏ nó hoàn toàn. Anh ấy vẫn còn sống. Đôi mắt anh ứa lệ đầy lòng biết ơn mỗi khi nhắc đến tên của Lalaji!"

Nhiều người biếu Lalaji các đồ ăn và trái cây. Mỗi khi đến Fatehgarh, tôi thường ăn nho để thỏa mãn trái tim mình.

Có một giáo sĩ Hồi giáo (Moulvi Saheb), hàng xóm của Lalaji. Một lần khi Lalaji bị đau dạ dày, vị Moulvi đã chữa khỏi. Từ đó trở đi Lalaji rất tôn kính ông ấy. Một lần, cả hai người đi gặp một thánh Hồi giáo. Vị thánh bắt họ đợi ở cửa rất lâu, rồi cho người hầu ra nói rằng chỉ những người có quan hệ với Thượng đế mới được phép nhìn thấy ông ấy, điều này đồng nghĩa với sự sỉ nhục. Tất nhiên Lalaji có thể chịu đựng được sự sỉ nhục ấy, nhưng vị Maulvi Shahab thì không. Khi đó, Người đã làm một phép thuật. Đột nhiên vị thánh bắt đầu quằn quại với cơn đau rát ở dạ dày. Ông ấy cử một người hầu cung kính mời họ vào trong nhà. Khi đó, Lalaji hỏi ông ấy “Bây giờ ít ra ông đã tin rằng tôi có quan hệ với Thượng đế hay không? Ông phải chịu sự hành hạ này vì đã xúc phạm bậc cao niên đi cùng tôi. Ông có hiểu không?" Vị thánh chỉ được giải phóng khỏi cơn đau khi thừa nhận hành động dại dột của mình và cầu xin sự tha thứ của họ. Sau khi nói rằng một vị thánh không nên ngạo mạn như vậy, Lalaji quay gót ra về cùng với vị Moulvi.

Lalaji mang theo Người một cuốn sách mô tả các phương pháp thực hiện phép thuật. Với mong muốn đọc nó, tôi đã hỏi con trai của Lalaji về cuốn sách. Nhưng Lalaji đã ngăn cấm tôi, rằng "Con không được đọc nó". Người hẳn đã e sợ rằng tôi sẽ bị hủy hoại khi đọc nó. Trên thực tế, phép thuật chỉ là chuyện vặt vãnh. Cần có sức mạnh ý chí để thực hiện nó. Suốt cuộc đời mình, Lalaji đã thực hiện nhiều phép thuật mà không được nhắc đến ở bất kỳ chỗ nào. Lalaji không bao giờ chú ý đến chúng.

Trong nhà của Lalaji, bất cứ khi nào Prasad (bánh kẹo được sự ban phước của thánh) được phân phát, Người thường nói nên chia cho trẻ con trước. Người gọi những đứa trẻ trong xóm và phát Prasad cho chúng. Người nói "trẻ con rất thích ăn Prasad."

Lalaji luôn nói ‘Anh thấy đấy! Mọi người đều có khuyết điểm này hoặc khuyết điểm nọ. Nhưng chúng ta nên chú ý tới những đức tính tốt chứ không phải những khiếm khuyết của họ.” Về phần tôi, tôi không thấy một khuyết điểm nào ở Lalaji.

Lalaji ăn uống rất đạm bạc. Người rất ít khi cảm thấy đói. Người chỉ ăn khoảng hai chiếc chapatti. Tôi cũng bắt chước Người về thói quen ăn uống này, mặc dù có nhiều điều có thể bắt chước ở Người. Ở Người không có sự bất toàn nào! Có lần tôi đã rất buồn vì mình không thể bắt chước dù chỉ một phẩm hạnh của Người, cho dù Người là một kho đức hạnh thực sự. Nhưng, ngay khi ý nghĩ này thoáng qua đầu tôi, một giọng nói vang lên từ bên trên: “Nhưng con đã có được Layavastha (sự hợp nhất hoàn toàn) mà cho đến nay chưa có ai làm được”.

Tài năng kỳ lạ trong cách Người trả lời câu hỏi là không thể bắt chước được. Người nói chuyện với dân làng theo ngôn ngữ của họ, trong khi Người giải thích cho những người có học theo một cách đầy uyên bác. Người làm sáng tỏ những vấn đề khó hiểu khiến chúng trở nên rất dễ hiểu và thú vị."

Ghi chú: Lalaji là Guru Tổ và Babuji Maharaj là Guru thứ 2 của Heartfulness. Lời kể được ghi chép bởi Sarnaji.

*****

REMINISCENCES OF LALAJI’S LIFE - BY BABUJI MAHARAJ (AS CAPTURED BY SARNADJI IN BOOK 'SAYINGS OF BABUJI')

1. Lalaji, by dint of his meagre salary, led a very difficult life. Many guests used to come to him now and then. All of them were offered some eatable or the other, such as sakkar poli etc. Tea was not in vogue in those days. Lalaji himself was not taking tea any time, nor did he smoke too. Yet, he offered tea to those who were accustomed to it. As for himself, he took always the decoction of Tulsi.

2. On an occasion, when I had gone to him, we sat for dinner with a single plate (as was vogue in north India). Lalaji had stale chapatis and vegetable dishes served on his side of the plate whereas fresh ones were on my side. I cannot express the agony I felt when I noticed this. I started eating first the chapatis served on his side in spite of Lalaji’s insistent bidding me not to do so. I told him ‘Will it not be better to finish the stale ones first so as to have the relish of the fresh ones later?’ and continued eating it.

3. On some other occasion, a veritable miracle happened. All of a sudden, a few guests arrived. Just a little while before Lalaji had sent somebody to the flour mill for getting the wheat ground. But the person who had taken it to the mill did not turn up even quite long after. The efforts to borrow some flour from the neighborhood also proved to be of no avail. The guests were getting hungrier with ticking of time. What else could be done? Lalaji was quite worried. As he was thinking whether it would be all that is possible that some eatables be bought from the shop and be done with it, just by then, a rich person came, with dishes enough for 10-20 people and requested Lalaji to be kind to accept it. All were wonderstruck. They had a happy and sumptuous meal.

4. Once I went to Fatehgarh along with a few friends of mine. It was winter. It must have been 1 O’clock in the night when we arrived there. Some amongst us suggested that we better stay in the station till morning rather than go to Lalaji’s house. But my innermost heart was panging to reach the home of My Guru Maharaj, no matter however late night it might be. At the same time a hesitation lurked within as it would tantamount to disturbing them at an odd hour. Whatever it be, ultimately we decided upon going and did likewise.

Someone opened the door and we occupied whatever corner we found and slept. I got a nook in the courtyard near the cattle manger. I spread a blanket there, pulled another one over and slept. In the morning Lalaji’s son saw me sleeping near the manger and reported it to Lalaji, saying, “father, he was sleeping near the manger’. Lalaji showed no sign of having heard it, as it was all known to him already. And, enjoying the pleasant presence of him every moment, I slept happily, not even being aware of the cold."

5. Lalaji was extremely frugal of speech. For hours together he used to remain silent with satsangis. But as soon as he sensed that they were getting uneasy with it, he would start talking. On such occasions, he would chat with them, without end.

People would listen to him agape as though enchanted, spellbound by his words. (The same trait has developed in me too)

6. Those who had the fortune of his contact, - however short it be- were convinced that he was a great saint. Such a simplicity and purity was his. Despite his being very economical in speech, this impression was created on the people.

(I have no such thing in me. People take me for a simpleton. Lalaji told me once ‘People will be deceived by your simplicity.’ It came true.)

7. Some fifty- sixty sanyasins used to come to Lalaji for getting spiritual training. (Brahma vidya). But Lalaji did not accord permission to any of them to impart training to others. Do you know the reason behind it? Had he done so, it would have bloated their ego very much.

8. Many years elapsed after the Maha Samadhi of Lalaji. Instruction was received that I should work as his successor representative. Whenever I gave transmission to the abhyasis, I experienced that an intense (thick) stream of light flowed from my heart. Many Abhyasis could not bear it. Once, while I was giving a sitting to an elderly abhyasi who had come to me, all of a sudden shouted aloud, saying ‘What are you doing? Who will be able to withstand it if you transmit in this manner? How could then Lalaji’s mission (work) be accomplished?” I said, “Brother, this is my plight every day. Would you please tell me how it can be regulated?’ For that he suggested that I should pray to Lalaji for it. And, I did likewise. Lalaji was very much pleased and said ‘this capacity was your own self-earned. Therefore I considered it not proper to mend it without your compliance. I was waiting for your prayer to do so.’ Then onwards my transmission assumed a mellowed form.

9. Lalaji’s powers and capabilities were unlimited. I know no such second example. He could transform a person just by the wink of his eyes. Once he picked a lay person for imparting spiritual training who of course was very bad debauchee. But, you see Lalaji’s capacity! Since he started getting spiritual training from Lalaji, whenever he went to repeat the wicked act, each time he suffered with impotency. With hundreds of his vain attempts, he was frustrated and at last he had to give it up completely. He is still alive. His eyes are filled with tears of gratitude just at the mention of Lalaji’s name!"

10. Many people used to bring for Lalaji variety of eatables and fruits. Whenever I went to Fatehgarh, I used to eat grapes to my heart’s content.

11. There was a Moulvi Saheb in the neighbourhood of Lalaji. Once when Lalaji had a stomach ache the Moulvi cured it. Then onwards Lalaji developed great reverence towards him. Both of them once went to see a Muslim saint. The saint made them wait for a long time at the door, and then sent word through a servant that only those who had link with God are permitted to see him, which was tantamount to almost humiliation. Lalaji could of course tolerate the humiliation done to him, but not to the Maulvi Shahab. There he worked a wonder. The saint all of a sudden started writhing with burning pain in the stomach. He sent a servant with an humble request to them to come inside. Then Lalaji asked him “Are you now at least convinced whether I have link with God or not? You had to undergo this punishment for having insulted the elderly person accompanying me. Do you understand?” The saint got relieved of the pain only when he admitted his folly and begged for their forgiveness. Saying that a saint should not have such arrogance, Lalaji returned along with the Moulvi.

12. Lalaji had with him a book containing description of methods of doing miracles. With a desire to read it I asked Lalaji’s son for the book. But Lalaji forbade me, saying ‘You do not read it’. He must have had an apprehension lest I should get spoiled by reading it. In fact, miracle is a trifle issue. There is need for will power in doing it. During his life time Lalaji worked many miracles which are not mentioned anywhere. Lalaji’s attention never turned towards them.

13. In Lalaji’s house whenever Prasad was offered he used to say that children should be given first. He usually called the children of his lane and distributed Prasad to all of them. He used to say ‘children relish the Prasad very much.’

14. Lalaji always said ‘You see! Everyone has some weakness or the other. But our attention should be towards their virtues and not towards their weaknesses.’ As for me, I did not see even a single weakness in Lalaji.

15. Lalaji took very meagre food. His hunger was very limited. He managed with only two chapattis. I too emulated him in this, though he had many imitable things in him. Imperfection he had none! Once I was very much aggrieved that I could not be able to emulate even a single quality of him, though he was a veritable storehouse of virtues. But, as soon as this thought passed through my mind, a voice was thus heard from above: “But you have assimilated Layavastha which no one has done so far”.

16. An uncanny talent which Lalaji had was the inimitable way in which he answered questions. He talked to the village folk in their own tongue, whereas he explained to the learned lot in a style replete with erudition. He elucidated intricate problems rendering them very easy and interesting."