18 tháng 1, 2019

Niyama: Tinh chỉnh hành vi - hội nhập những phẩm tính cao quý

Niyama là bước thứ hai trong tám bước thực hành yoga của Patanjali. DAAJI cho chúng ta thấy Yama là chưa đủ cho một đời sống đúng đắn như thế nào - mặt kia của đồng xu là nuôi dưỡng sự cao của của tính cách thông qua những bổn phận tích cực và sự quan sát nội tâm của Niyama.


Hãy nói rằng bạn đã làm hoàn hảo ‘5 lời thề của người tìm kiếm’ trong bước đầu tiên, Yama. Trong Yama bạn từ bỏ những đặc điểm và khuynh hướng tiêu cực, nhờ đó loại bỏ rất nhiều phức tạp khỏi thân thể, những chiếc gai và bụi rậm trên hành trình tâm linh. Thực hành thanh lọc loại bỏ gánh nặng samskara tích tụ trong trái tim, những khuynh hướng và khuôn mẫu cảm xúc cũng có thể được loại bỏ với nỗ lực chân thành. Vì vậy, Yama là loại bỏ tất cả ‘những gì không nên làm’, và đây là một phần của tâm lý học yoga.

Nhưng liệu Yama là đủ? Chúng ta phải đi xa hơn trong sự tinh chỉnh tính cách, và về điều này, chúng ta áp dụng Niyama, liên quan đến nuôi dưỡng và hun đúc sự cao cả của tính cách. Nó bao hàm tất cả ‘những gì nên làm’, đức hạnh, bổn phận tích cực và sự quan sát nội tâm.

Niyama là tìm thấy một kiểu trật tự để dựng lập và làm sâu sắc cuộc sống. Nó mang lại cho chúng ta sự tập trung để hun đúc cuộc sống tới một cấp độ cao mà chúng ta có thể tỏa ra hương thơm của trạng thái bên trong. Đó là sự tinh chỉnh bản thân hướng tới các trạng thái ngày càng vi tế hơn, cả bên trong lẫn bên ngoài. Nó là sự thanh nhã, lịch thiệp và nghi thức bên trong. Cuối cùng nó sẽ đưa đến một cuộc sống hòa hợp với Bản chất Thiêng liêng. Cốt tủy, nó giải quyết bên trong để theo một hệ đều đặn của sự sống, để một ngày ý thức cơ thể cộng hưởng nhịp nhàng với tâm trí một cách tự động, theo một nhịp điệu nhất định mang đến tính tự động. Như chúng ta thấy, trong Thiên nhiên có một trật tự rộng lớn. Mục tiêu càng cao, đòi hỏi trật tự càng cao.

Làm theo YamaNiyama là bổn phận lễ độ của mỗi người tìm kiếm tâm linh. Trong khi Yama hàm nghĩa sự phá hủy tất cả những gì không mong muốn, Niyama là nắm lấy những phẩm tính được đòi hỏi trong trái tim. Những phẩm tính được đòi hỏi đó là gì? Trong truyền thống Yoga, 5 Niyama là:


SHAUCHA

Niyama đầu tiên là shaucha hay sự thuần khiết. Tất cả những bậc thầy tâm linh vĩ đại đều ca ngợi tầm quan trọng của sự thuần khiết, là kết quả tự nhiên của việc làm hoàn hảo các Yama. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, Niyama tiếp tục từ đỉnh của Yama. Đối với trái tim tôi, sự thuần khiết gần giống với Thượng đế. Bản chất của Thực tại là sự thuần khiết. Ram Chandra ở Shahjahanpur đã đưa một thông điệp rất quan trọng vào cuối đời ngài và trong đó ngài nói rằng sự thuần khiết dệt nên số phận của chúng ta với cái Tối thượng. Đó là ý tưởng vô cùng uyên thâm, và mang lại vẻ trang trọng thật nhiều đối với tầm quan trọng của sự thuần khiết.

Swami Vivekananda từng nói, “Các hiền triết nói rằng có hai loại thanh tẩy - bên trong và bên ngoài. Thanh tẩy cơ thể bằng nước, đất hoặc các vật liệu khác … là thanh tẩy bên ngoài, ví dụ như tắm. Thanh tẩy tâm trí bằng sự thật, và bằng tất cả những đức hạnh khác gọi là thanh tẩy bên trong. Cả hai đều cần thiết. Là chưa đủ nếu một người bên trong thuần khiết và bên ngoài bẩn thỉu. Nếu cả hai không thể đạt được, thì sự thuần khiết bên trong là tốt hơn, nhưng không ai sẽ là một Yogi cho đến khi anh ta có cả hai.”

Khi chúng ta tiến hóa, thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc và tất cả những thói quen gắn với chúng ta từ khi sinh ra sinh ra phải dần dần được điều chỉnh tới mức độ tiến hóa của chúng ta. Chúng ta tiến hóa không chỉ từ bên trong mà còn trong hành xử và lối sống. Một sự chuyển hóa hoàn toàn là cần thiết. Vì vậy, sự thuần khiết thấm vào mọi cấp độ của bản thể chúng ta từ trong ra ngoài.

SANTOSH

Niyama thứ hai là santosh. Thứ hầu hết chúng ta muốn trong cuộc đời là gì? Câu trả lời phổ biến nhất được đưa ra bởi mọi người thuộc mọi tầng lớp và văn hóa đó là chúng ta muốn hạnh phúc và sự viên mãn. Trạng thái viên mãn cho phép chúng ta chấp nhận bất cứ hoàn cảnh nào mà chúng ta có thể ở trong. Chúng ta biết ơn Thượng đế. Và điều gì mang lại hạnh phúc? Có lẽ đó là một mối quan hệ tuyệt vời, một sự nghiệp thành công, con cái sống sung túc, một lối sống thoải mái, sự bình an và thanh thản nào đó. Nhưng ngay cả khi chúng ta đánh dấu tất cả những ô khác, nếu không có sự bình an bên trong, chúng ta sẽ không hạnh phúc. Tại sao? Bởi vì hạnh phúc được tìm thấy ở bên trong.

Hạnh phúc thực sự không tùy thuộc vào những thứ bên ngoài hay người khác, mặc dù hoàn cảnh bên ngoài có thể củng cố trạng thái bên trong. Miễn là chúng ta có những thứ căn bản, không số tiền bạc, lạc thú, bạn bè, thành công hay tài sản nào sẽ mang lại hạnh phúc. Triết gia Schopenhauer đã định nghĩa hạnh phúc thực sự là sự thỏa mãn hoàn toàn của tất cả ham muốn. Bạn có thể nói rằng hạnh phúc của một người được mô tả theo công thức toán học sau:

Hạnh phúc = Số lượng ham muốn được thực hiện : Tổng số ham muốn

Vì vậy, nếu chúng ta có 10 ham muốn và 5 ham muốn được thực hiện, chúng ta có 50% hạnh phúc; nếu 10 ham muốn được thực hiện, chúng ta có 100% hạnh phúc. Chúng ta có càng nhiều ham muốn thì càng khó để thực hiện tất cả chúng, và do đó chúng ta có càng ít hạnh phúc. Hạnh phúc tỉ lệ nghịch với số ham muốn.

Điều gì xảy ra khi chúng ta không có ham muốn nào? Mẫu số bằng không. Bất kỳ số nào chia cho không đều bằng vô cùng. Khi không có ham muốn, hạnh phúc của chúng ta sẽ là vô hạn. Bằng việc giảm thiểu ham muốn từ nhiều hơn đến ít hơn và cuối cùng đến không còn ham muốn, chúng ta hòa hợp với chính mình.

Nhưng liệu rốt cuộc có thể đạt tới không có ham muốn? Điều đó có thực tế? Thay vào đó, chúng ta có thể cố gắng thực hiện bổn phận của mình theo cách thích hợp nhất, khi đó nó không rơi vào phạm trù ‘ham muốn’ vốn là một gánh nặng.

Và chúng ta có thể loại bỏ ham muốn bằng cách nào? Trong Heartfulness, điều này xảy ra như kết quả của một bộ thực hành kết hợp:
Đầu tiên, chúng ta học lờ đi sự lôi kéo của ý nghĩ trong lúc thiền, vì vậy chúng không còn kiểm soát chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phát triển sự làm chủ quá trình suy nghĩ, và quá trình đó được làm sâu sắc đến điểm mà chúng ta siêu vượt sự lôi kéo của cảm giác và cảm xúc trong trái tim. Dòng truyền mang đến sự hỗ trợ cần thiết để điều này xảy ra.

Thứ hai, chúng ta loại bỏ dấu ấn ẩn giấu hay samskara, thứ cung cấp những cái móc trong tiềm thức cho ham muốn, và điều này được thực hiện thông qua thực hành thanh lọc hàng ngày. Thanh lọc rất quan trọng bởi vì nhiều ham muốn bám rễ trong tiềm thức mà chúng ta không thể làm việc với ở cấp độ ý thức của mình. Thanh lọc loại bỏ gốc rễ thuộc tiềm thức.

Thứ ba, khi đi ngủ, chúng ta kết nối với Nguồn thông qua cầu nguyện, chúng ta công nhận ham muốn của mình là rào cản. Tiếp đó, chúng ta dâng trái tim cho Cội nguồn, sự Thiêng liêng bên trong, để giúp loại bỏ ham muốn của chúng ta. Thay vì cố gắng loại bỏ ham muốn với ý thức-cái tôi thấp kém, chúng ta đi đường thẳng cam kết với ý thức cao nhất của mình.

Thứ tư, chúng ta có một bộ hướng dẫn đơn giản cho cuộc sống, được gọi là Mười Chân ngôn. Chúng nắm giữ những bí mật tâm linh mà trước đây được truyền từ trái tim tới trái tim. Chúng đến từ sự nhận thức trực tiếp, từ nghiên cứu Thiên nhiên, và được bộc lộ bằng rung động hay shruti. Ram Chandra ở Shahjahanpur đã diễn đạt chúng thành ngôn ngữ để chúng ta có thể học đưa chúng vào đời sống hàng ngày.

Thứ năm, chúng ta cho phép trạng thái thiền có được trong lúc thiền âm ỉ trong nền tảng suốt cả ngày, và đây được gọi là thường niệm. Trong trạng thái này, một phần sự chú ý của chúng ta hướng vào trong và phần còn lại chảy ra ngoài để thực hiện những bổn phận hàng ngày. Trong một trạng thái như thế, sự hình thành dấu ấn là không thể, và vì vậy trạng thái thuần khiết có thể được giữ gìn.
TAPAS

Niyama tiếp theo là tapas - sự ăn năn, hay sự thiêu đốt bên trong, ngọn lửa bên trong mang lại sự thanh lọc và sự tinh chỉnh ngày càng sâu sắc hơn. Nó mang đến khả năng làm chủ các giác quan. Nó là sự biểu hiện của ngọn lửa Thiêng liêng bên trong chúng ta, và ở đây chúng ta liên quan đến sự đánh thức luân xa 3 ở vùng trái tim, điểm lửa. Tapasya mang đến sự kỷ luật, tình yêu, sự nhiệt thành và ước muốn cháy bỏng đạt được mục tiêu tâm linh. Nó cũng thiêu trụi mọi thói quen và khuynh hướng mà có thể cản trở sự tiến bộ của chúng ta, và nó tăng cường ý chí. Ở cấp độ vật lý, tapasya liên quan đến các thực hành như nhịn ăn, giúp chúng ta loại bỏ những tạp vụn thân vật lý thông qua sự tự dưỡng.

Nó không phải là sự hành xác hoặc trốn vào trong rừng như thường bị hiểu lầm. Thực ra, nó là nắm bắt cuộc sống và đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống. Nó cũng có nghĩa là hy sinh tài nguyên sẵn có của chúng ta vì phúc lợi của sự sáng tạo của Thượng đế.

SWADHYAYA 

Swadhyaya có nghĩa là ‘tìm hiểu tự ngã’ swa có nghĩa là ‘tự ngã’ và adhyaya là ‘tìm hiểu’. Nhu cầu quan sát bản thân và phân tích bản thân là tối quan trong hành trình Yoga, nếu không chúng ta không thể nhận biết được những ý định và hành động của mình. Bởi vì ý nghĩ là sự biểu hiện của trạng thái bên trong, quan sát ý nghĩ giúp chúng ta tìm hiểu trạng thái bên trong. Để dòng trạng thái bên trong cộng hưởng với Đấng Tối cao, chúng ta cần phải làm việc với tính cách của mình, đưa thói quen và khuynh hướng thứ giới hạn con người chúng ta ra ánh sáng, để cho chúng ra đi. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, bởi vì chúng ta thường khắt khe phán xét bản thân và phát triển cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Đây không phải là cách tiếp cận của Yoga; trong Yoga phân tích bản thân được sử dụng vì sự cải thiện và tinh chỉnh liên tục cùng với sự chấp nhận bản thân. 

Không có sự thuần khiết, sự khổ hạnh và viên mãn bên trong, sự tìm hiểu bản thân chỉ mang lại một phần kết quả. Tại sao một tâm trí không thuần khiết phải viện đến tìm hiểu bản thân? Một người chưa trải qua một mức độ khổ hạnh nào đó nhìn chung sẽ không có khuynh hướng tìm hiểu bản thân. Tại sao một tâm trí không mãn nguyện phải viện đến tìm hiểu bản thân mang tính hệ thống? Swadhyaya được thực hiện với thiền về nguyên lý thiêng liêng. Một tâm trí không thuần khiết có thể thiền không? Một trái tim không viên mãn có thể thiền không? Một người có thể thiền mà không đơn giản hóa cuộc sống của họ thông qua tapasya không? Chúng ta cần phải tự hỏi bản thân những câu hỏi căn bản và thiết yếu này.

Heartfulness tạo điều kiện cho việc tìm hiểu bản thân theo nhiều cách, ngay cả khi chúng ta thiếu những đặc điểm của sự thuần khiết, sự giản đơn và mãn nguyện. Nhưng nếu chúng ta đã có tất cả những phẩm tính trên, tại sao chúng ta cần phải thiền? Tại sao cần phải cạo râu cho trứng?
Đầu tiên, thông qua thiền, chúng ta học trở thành người quan sát, để quan sát vũ trụ bên trong chúng ta một cách nhiệt tình. Bằng cách đó, bất cứ khi nào sự nhiễu loạn bên trong xuất hiện, chúng ta nhanh chóng nhận biết được và có thể làm những gì cần thiết để loại bỏ chúng thông qua quá trình thanh lọc. Chúng ta không cần phải vướng vào cảm xúc mà chúng ta nhìn thấy bên trong mình.

Thứ hai, chúng ta được khuyến khích viết nhật ký để bản thân nhạy cảm hơn với trạng thái bên trong. Chúng ta nuôi dưỡng sự quan sát bản thân, chấp nhận bản thân và thấu hiểu bản thân. Kết quả là, chúng ta có khả năng thay đổi dễ dàng hơn.

Thứ ba, thông qua sự kết nối với Nguồn trong cầu nguyện, chúng ta có thể lắng nghe trái tim mình tốt hơn và trở nên nhạy cảm với trí tuệ cao hơn của nó.

Thứ tư, thông qua thực hành thường niệm, chúng ta không ngừng kết nối với trí tuệ bên trong mà có thể giúp chúng ta tìm hiểu và chinh phục tự ngã.
Swadhyaya cũng bao gồm việc đọc và tìm hiểu kinh sách thiêng liêng. Những tài liệu này cung cấp điểm tham chiếu cho hành trình bên trong của chúng ta, nhờ đó chúng ta biết mình đi đâu và thăng tiến ra sao. Thông qua việc đọc, chúng ta nhận được trí tuệ của những người đã đi qua con đường đó và điều này truyền cảm hứng cho chúng ta tiếp tục tiến về phía trước. Trong kinh sách thiêng liêng luôn có nhiều tầng nghĩa và sự hiểu biết, và khi chúng ta tiến bộ trên con đường, những lớp kiến ​​thức này mở ra.

ISHWAR PRANIDHAN

Niyama cuối cùng là Ishwar pranidhan, có nghĩa là quy thuận Thượng đế. Điều này cũng dẫn đến quy thuận bản thân và chấp nhận bản thân, và được phản chiếu trong thái độ và hành vi của chúng ta bằng sự khiêm nhường hoàn toàn và sự hồn nhiên. Trạng thái này là kết quả tự nhiên và tột đỉnh của niềm tin.

Sự chấp nhận mang đến sự quy thuận theo cách tự nhiên nhất. Tình yêu khiến chúng ta làm mọi thứ theo cách đẹp nhất cho người yêu dấu. Trong tình yêu, có sự chấp nhận hoàn toàn, ý nghĩ về sự quỵ lụy hoặc quy thuận ép buộc thậm chí không bước vào phương trình. Ngược lại, một trái tim chất chứa sự thù ghét, bất mãn, hỗn loạn, bạo lực, vẩn đục và phức tạp không thể làm bất cứ gì để khơi dậy niềm vui cho bản thân mình hoặc người khác. Vì vậy, một tâm trí không thuần khiết có khả năng chấp nhận hoặc quy thuận không?

Trong sự quy thuận, gánh nặng của cái tôi tan biến, để lại chúng ta tự do vút lên cao hơn, cho phép ý thức mở rộng vô giới hạn. Năng lượng bị vô hiệu hóa lúc này tìm thấy sự biểu hiện ngay lập tức, vì vậy chúng ta cảm thấy hoàn toàn hòa hợp với bản thân, và tìm thấy phúc lạc bên trong. Chấp nhận tất cả mọi thứ cho phép chúng ta quy thuận Hiện hữu toàn thể. Đó không còn là quá trình chấp nhận và quy thuận chọn lọc. Sự quy thuận không phải là nỗ lực của cá nhân hay nhóm, mà là kết quả từ những nỗ lực của chúng ta trên vũ đài tâm linh dưới sự hướng dẫn của một Guru có năng lực.

Chúng ta cũng có thể tìm hiểu về Niyama từ Lord Krishna trong Bhagavad Gita. Niyama dẫn đến sự quy thuận, dâng kết quả của mọi hành động lên đấng Thiêng liêng với sự hiến dâng và chân thành. Nó bao gồm hành động vị tha và làm tan biến bất cứ sự ràng buộc-cái tôi nào với những gì chúng ta nghĩ, nói hoặc làm. Do đó, nó mang lại kỹ năng trong hành động, như Lord Krishna giải thích cho Arjuna.

Như kết quả của năm Niyama này, tâm trí sẽ không lang thang theo mọi hướng, như Swami Vivekananda đã giải thích rất hay. Sẽ chỉ có một tâm điểm, và đó là mục tiêu bên trong. Sự tập trung sẽ là kết quả tự nhiên, vì vậy những thực hành này dẫn đến bước thứ năm, Pratyahara trong Ashtanga Yoga một cách tự nhiên.

NUÔI DƯỠNG THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN

Cách tốt nhất để nuôi dưỡng những Niyama này là gì? Thông thường chúng được thực hiện theo cách ép buộc hoặc cơ khí như các thực hành mang tính áp đặt, nhưng kỷ luật không thể cái giá của tình yêu. Tình yêu có nghĩa là sự hân hoan, bởi vì tình yêu tỏa ra niềm vui. Nếu trong sự kỷ luật không có niềm vui, nó không khác gì tự hành xác.

Nếu điều gì đó bị áp đặt lên một người ngược lại với mong muốn của họ, nó là độc tài hay có hại. Sự kỷ luật ép buộc, đối với bản thân hoặc người khác giống như bị cầm tù. Vì vậy, Niyama bị áp đặt không thể trở thành phương tiện giải thoát.

Điều gì xảy ra khi chúng ta áp đặt Niyama lên người khác? Có một người áp đặt và người kia bị áp đặt, và họ đối ngược nhau. Khi đó không có niềm vui khi ở bên nhau. Tương tự, nếu lương tâm của tôi hoặc một khoảnh khắc cảm hứng ngắn ngủi tạm thời khiến tôi quy định cho mình kỷ luật Niyama, thì trò cười bắt đầu khi nguồn cảm hứng ban đầu trong tôi cạn kiệt. Tôi sẽ bị giằng xé giữa quyết tâm trước đây để được có kỷ luật và sự yếu kém, sự không chuẩn bị trước, thiếu sự quan tâm, thiếu niềm vui hoặc thiếu tình yêu của tôi về sau. Một ví dụ phổ biến của điều này xảy ra với những quyết tâm Năm mới. Một khi nguồn cảm hứng cạn, quyết tâm trở thành chuyện vặt.

Tôi cuối cùng sinh ra hai tôi. Một tôi muốn tôi làm điều gì đó và tôi kia phản kháng, đó là cái tôi nịnh bợ hoặc chế giễu. Một tôi của tôi nói, “Tôi cảm thấy nô lệ và cần nghỉ ngơi thêm chút nữa. Tôi có thể luôn trì hoãn những gì tôi được cho là phải làm.” Cái tôi kia nói, “Tốt hơn là bạn hãy tỉnh dậy và làm những gì bạn đã hứa với chính mình.”

Khi kỷ luật được hỗ trợ bởi niềm vui, chúng ta chờ đón một nhịp điệu nhất định. Ví dụ, khi một người quen tập thể dục hàng ngày không thể đến phòng tập vì lý do nào đó, cơ thể anh ta cảm thấy sự khác biệt và anh ta nhớ nó. Vì vậy, khi làm việc gì đó với niềm vui, chính niềm vui trong tiến trình của nó thiết lập kỷ luật. Và một kỷ luật như thế làm giàu, làm cao cả và mang đến tự do, vì nó được sinh ra bởi niềm vui.

Yoga có nghĩa là hợp nhất - hợp nhất tự ngã thấp hơn của tôi với Tự ngã Cao hơn. Nó cũng mang theo nghệ thuật lắng nghe Tự ngã sâu hơn. Khi Tự ngã áp đặt nguyên tắc so với ai đó áp đặt nguyên tắc, kết quả là rất khác. Khi chúng ta được hợp nhất với đấng Cao hơn, được hòa nhập với đấng Cao hơn, cuộc sống được dẫn dắt bởi lương tâm (không-kiến thức) và không bởi kiến thức bị ấn định hoặc bị hạn chế và sự giáo điều. Khi đó, tính toàn vẹn của chúng ta tỏa ra niềm vui, sinh ra bởi sự thuận theo lương tâm bên trong. Khi đó chúng ta có thể dễ dàng trở thành một cá nhân có kỷ luật, người phù hợp để trở thành một môn đệ.

Điều này cho chúng ta sự gợi ý nào đó trong một từ khác, ‘sự hỗn loạn’ (không-dung hợp), thứ sinh ra khi có quá nhiều thứ được trộn với nhau, mà không có sự dung hợp hoặc hợp nhất với Tự ngã cao hơn.

Hãy nghĩ về giây phút đi bộ trên đường so với đi xe đạp, so với lái xe trên đường một làn, so với lái xe trên đường cao tốc nhiều làn, so với đi máy bay, so với vút lên trong một quả tên lửa. Trong những thứ đó, chúng ta có sự tự do lớn nhất với phương tiện nào? Bạn có thể nghĩ đó là tên lửa, nhưng có phải như thế? Trong khi đi bộ chúng ta bị ràng buộc bởi rất ít nguyên tắc. Chúng ta có thể dừng lại và bắt đầu bất cứ khi nào chúng ta muốn,chuyển hướng, đi nhanh hơn hoặc chậm hơn theo ý muốn. Với đi xe đạp, chúng ta có nhiều nguyên tắc hơn một chút. Với đi xe hơi có nhiều nguyên tắc hơn nữa để giữ cho mọi người an toàn, và nhiều làn đường hơn và tốc độ nhanh hơn, chúng ta cần phải cẩn thận hơn và có kỷ luật hơn. Một phi công trong chiếc phi cơ thậm chí thậm chí còn có ít tự do hơn người lái xe hơi, và với người trong một quả tên lửa tự do của họ bị tước mất hoàn toàn, bao gồm chuyển động họ có thể làm, thời gian họ ăn, ngủ và làm việc.

Vì vậy, càng lên cao hơn, chúng ta càng cần kỷ luật hơn, và chúng ta càng cần niềm vui hơn để nó là kỷ luật yêu thương, sẵn lòng.

Hãy so sánh hai bối cảnh. Trong bối cảnh đầu tiên, một người thức dậy sớm vào buổi sáng và đi đến sân bay lúc 5 giờ sáng để đón người yêu. Trong bối cảnh thứ hai, cùng người đó được yêu cầu thức dậy dọn nhà lúc 5 giờ sáng, điều làm cậu ấy bực bội. Điều gì sẽ là sự khác biệt trong thái độ của cậu ấy?

Tương tự, thái độ nào sẽ là hữu ích trong khi làm theo Niyama? Chúng phải được thực hiện với niềm vui bao la, và quan trọng hơn là không cảm thấy nô lệ. Nếu không chúng sẽ không phục vụ mục đích đưa đến một trật tự cao hơn, mức độ cao hơn của sự nhập vào với Tự thể Cao hơn.

Thông thường có hai loại hành động: loại đầu tiên bắt nguồ từ sự áp đặt, và loại thứ hai bắt nguồn từ sự nuông chiều quá mức với danh nghĩa tự do. Cả hai đều đi ngược tiến trình tiến hóa và cả hai đều xâm phạm tự do đích thực. Tự do đích thực là làm những gì là đúng, và làm thế nào chúng ta quyết định cái gì là đúng? Năng lực đó đến với thực hành (sadhana) đầu tiên của bốn thực hành trong Yoga, gọi là viveka, có nghĩa là khả năng phân biệt hay đưa ra sự lựa chọn sáng suốt. Trừ khi chúng ta hiểu bước đầu tiên đó trong Chatusthaya Sadhana, chúng ta sẽ không thể lựa chọn cái gì là đúng.

Trong cuốn Reality at Dawn (Thực tại Đầu tiên), Ram Chandra mô tả phẩm tính của cả bốn thực hành, bắt đầu với hai thực hành đầu tiên, viveka (khả năng phân biệt) và vairagya (sự từ bỏ). Ngài nói, “Vivekavairagya là những trạng thái của tâm trí phát triển ở các giai đoạn khác nhau bằng luyện tập liên tục một số thực hành yoga nhất định, ví dụ, thường niệm, hiến dâng hoặc yêu thương, ...”

Viveka theo nghĩa thực thụ không thể phát triển trừ khi các giác quan được làm cho thanh khiết triệt để. Điều này chỉ xảy ra khi tâm trí được điều chỉnh đúng đắn và kỷ luật, và cái tôi (hay ahankara) ở trạng thái thuần khiết. Do đó, thực ra viveka là kết quả của các thực hành được tuân theo để mang lại kết quả mong muốn.” Sau đó, ngài giải thích vairagya cũng là kết quả của viveka như thế nào.

Về điểm này, Ram Chandra đưa ra một phát kiến đối với cách tiếp cận truyền thống, cái có được nhờ Dòng truyền Yoga. Ngài giải thích rằng các thực hành yoga của Heartfulness dẫn đến sự phát triển vivekavairagya một cách tự động, thay vì chúng phải được thực hiện như hai thực hành đầu tiên. Ngài nói rằng chúng “không được coi như những thực hành mà được để sang một bên để được phát triển một cách tự động bởi người khao khát trong suốt tiến trình của họ.”

Trong Heartfulness, chúng ta bắt đầu với thực hành thứ ba, được gọi là shat-sampatti. “Sampatti đầu tiên là sham, liên quan đến trạng thái bình yên của tâm trí dẫn đến trạng thái bình tĩnh và thản nhiên. Khi chúng ta thực hành nó, vivekavairagya tự động đến. Không thực hành nào là thực sự có ích nếu nó không dẫn đến vivekavairagya một cách tự nhiên. Hình thức thực sự của viveka là khi một người bắt đầu nhận ra những thiếu sót và khuyết điểm của mình và ở tận nơi đáy lòng họ cảm thấy ăn năn về chúng.”

Bằng việc luyện tập các thực hành thiền Heartfulness một cách chân thành, trái tim được làm thanh khiết và chúng ta có thể lặn sâu trong sự bao la của nó và nhập vào trí tuệ vũ trụ. Theo cách này, viveka phát triển một cách tự nhiên, không nỗ lực quá mức hoặc áp đặt.

Hãy trở lại với hai loại hành động phổ biến. Hành động áp đặt thúc đẩy sự nô lệ bên trong, và điều này giới hạn sự mở rộng ý thức. Hành động nuông chiều quá mức gieo những hạt giống của sự ham muốn để ngày càng lớn mạnh, và điều này biến chúng ta thành nô lệ theo một cách khác. Cả sự ác cảm và nuông chiều đều là kẻ có tối. Chúng là thích và không thích thứ tạo ra dấu ấn kết tụ trong trái tim chúng ta, tạo nên sự nặng nề và mang chúng ta rời xa nguồn gốc của mình.

Làm thế nào để vượt lên sự ác cảm và nuông chiều? Đó là lý do tại sao Niyama phải được dựng lập trong đời sống. Hãy để dòng sông tiếp tục chảy về đại dương vô hạn, được chặn bởi đôi bờ thứ dẫn dắt chúng ta tới đích. Hãy tưởng tượng một dòng sông không có đôi bờ phân định nó!

Các thực hành Heartfulness chuẩn bị chúng ta để đáp ứng với mọi loại hoàn cảnh trong cuộc sống mà đòi hỏi kỷ luật và sự tinh chỉnh tính cách, bao gồm vượt lên yếu điểm, làm việc với cái tôi, đưa ra quyết định khôn ngoai, phân tích bản thân, giải quyết vấn đề và mâu thuẫn với người khác, và sự cải thiện không ngừng của bản thân chúng ta. Chúng ta không còn đưa ra các nguyên tắc mà không hiểu hậu quả của những gì chúng ta làm. Trong cuộc sống hàng ngày, các nguyên tắc kỷ luật có thể là nhiều cấp độ. Chẳng hạn, kỷ luật quân đội phát triển với lòng yêu nước, sự dũng cảm và tuân lệnh; kỷ luật tôn giáo phát triển bởi củ cà rốt giải thoát hoặc thiên đàng, và cây gậy sợ chết hoặc địa ngục; trong khi kỷ luật thực sự phải sinh ra từ tình yêu và niềm vui, nếu không nó trở thành sự nô lệ.

Khi Dòng truyền Yoga kết nối người tìm kiếm với Guru, nó có thể khuếch đại ảnh hưởng của gợi ý tích cực, được gọi là sankalpa, và điều này có thể mang lại những kết quả nhiệm mầu. Ví dụ, khi Guru hoặc người dẫn thiền Heartfulness đưa ra một ý nghĩ tinh tế nhất, “Cầu mong phẩm tính như thế phát triển ở người tìm kiếm,” nếu người tìm kiếm hợp tác, khi đó Niyama được thiết lập.

Nhưng tối hậu, “Toàn hảo của sự cao quý con người nằm nơi người hiến dâng luôn ở trong phạm vi của sự hiến dâng,” như Ram Chandra đã nói trong châm ngôn thứ sáu của ngài. Thậm chí không một Guru tâm linh có năng lực nào có thể truyền những phẩm tính cao quý vào chúng ta nếu trái tim không được chuẩn bị và sẵn lòng nuôi dưỡng chúng, và trong sự thấm nhập tiếng gọi cao hơn của nó. Và Ram Chandra cho chúng ta một gợi ý khác về cách nuôi dưỡng Niyama:

“Điều này lưu lại trên Trái đất là giai đoạn quyết định trong sự tiến hóa của chúng ta; đừng để cơ hội vụt mất trong hỗn loạn triền miên. Sự vô thường của cuộc sống phải hữu ích đối với bạn; trải nghiệm tốt hoặc xấu phải giúp bạn tiến bộ, được giác ngộ thực tại ẩn đằng sau tất cả những khổ đau này.”

“Sự nối tiếp của những khoảnh khắc được sống trong linh hồn tạo nên tính cách bạn và nhờ trí tuệ đạt được thời gian làm cho cuộc sống của bạn được giác ngộ vĩnh viễn. Hãy đón nhận tất cả những gì có thể xảy ra; không coi nhẹ bất cứ tiểu tiết nào, mọi thứ đều quan trọng. Dấu hiệu - thứ đánh dấu con đường của bạn - được trao cho bạn; tùy bạn giải mã chúng.”

“Hãy để trái tim của bạn bộc lộ chính nó trong bất cứ sự kiện nào, đừng kiềm chế nó. Nó phải đóng vai trò của nó trong sự tồn tại Thế tục của bạn; nó tô điểm cho nó, nó gửi cho nó những bức thư cao quý. Cái sau sẽ tồn tại lâu hơn hóa thân này. Chúng sẽ in dấu trên bảng thời gian.”

NguồnNIYAMA