19 tháng 12, 2018

Yama: Làm thanh khiết hành vi - loại bỏ thói quen không mong muốn

Yama là bước đầu tiên trong tám bước thực hành yoga của Patanjali. DAAJI giải nghĩa về bước đầu tiên trong Ashtanga Yoga, và khám phá tầm quan trọng của nó trong sự phát triển bản thân và con đường giác ngộ.


Tại sao hành vi lại rất quan trọng trong lĩnh vực tâm linh? Và có phải nó chỉ quan trọng trong lĩnh vực tâm linh? Nhân loại luôn coi trọng sự cao cả của tính cách, lòng tốt, sự rộng lượng và khiêm tốn. Trong suốt lịch sử, chúng ta cũng luôn tôn kính những người là hiện thân của những giá trị hoặc nguyên tắc đó.

Khi bạn ghi nhớ nghĩa của từ ‘Yoga’ nó trở nên rõ ràng hơn. Yoga có nghĩa là hợp nhất, hội nhập, thống nhất, bao gồm sự hội nhập trạng thái bên trong và bên ngoài của bản thể. Chúng ta không thể là vị thánh ở bên trong và tham lam, kiêu ngạo hoặc giận dữ về hành vi - đó là thiếu tính toàn vẹn. Thiếu sự hội nhập đó là không tự nhiên và dẫn đến rối loạn nhân cách; nó đối lập với sự toàn vẹn. Tối hậu, không còn bên trong và bên ngoài mà chỉ một trạng thái xuyên suốt của bản thể. Vì vậy, nếu chúng ta dấn thân trên hành trình tâm linh, tính cách của chúng ta phải đồng hành với chúng ta.

Trong thế giới ngày nay, khía cạnh này của Yoga chưa được người tập Hatha Yoga cũng như người hành thiền, những người thường sung sướng khi thực hiện các bài tập của họ. Tại sao? Có lẽ bởi vì nó có nghĩa là nhìn vào chiếc gương tâm lý để thay đổi. Tâm linh không phải là con đường dành cho kẻ nhát gan. Swami Vivekananda từng nói, “Tôi cần sư tử không phải cừu.” Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao con người vĩ đại đó lại nói điều này? Đó là bởi vì chúng ta phải làm việc với chính mình trong từng khoảnh khắc để làm thanh tịnh lối sống nếu chúng ta muốn ý thức nở hoa.

Trong khi thiền với Dòng truyền Yoga chuyển hóa chúng ta nhanh chóng từ bên trong, làm tan biến chướng ngại đối với sự tiến bộ, cởi bỏ những giới hạn của chúng ta tại gốc rễ thì cuộc sống đòi hỏi điều gì đó nhiều hơn của chúng ta. Thế giới bên trong có thể mở rộng và tiến hóa, nhưng nếu nhân cách và lối sống của chúng ta tụt lại phía sau thì chúng ta sẽ vẫn loanh quanh, giống như những chú chuột nhắt trong chiếc bánh xe đang chạy. Chúng ta sẽ không thể tiến lên trên cuộc hành trình.

Vậy lối sống nào được yêu cầu đố với người tìm kiếm ánh sáng? Khi Patanjali xây dựng hệ thống Ashtanga Yoga hàng nghìn năm trước, một cách tự nhiên ông đã bao gồm sự làm thanh tịnh nhân cách và lối sống như một phần của thực hành yoga, và ông đã đưa nó vào hai bước được gọi là YamaNiyama. Ở đây chúng ta sẽ khám phá những phẩm tính căn bản được đưa ra bởi Patanjali trong bước đầu tiên này, Yama. Tôi muốn mô tả chúng như năm lời thề của người tìm kiếm.

Từ ‘Yama’ có nhiều nghĩa khác nhau. Trong tiếng Phạn, nó có nghĩa là ‘sự điều chỉnh’ hoặc ‘kỷ luật bản thân’. Ram Chandra ở Fatehgarh đã viết, “Từ bỏ cảm xúc và suy nghĩ không đúng là Yama. Yama có nghĩa là từ bỏ. Yama là từ bỏ những thứ không mong muốn từ trái tim.” Vì vậy, Yama là loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết cho hành trình tâm linh.

Trong thần thoại Ấn Độ giáo, Thần Chết cũng được gọi là Yama. Làm thế nào để dung hòa ý tưởng về cái chết được bện vào sự làm thanh tịnh lối sống? Câu trả lời nằm trong sự hiểu biết đúng đắn về chính cuộc sống. Cuộc sống vật lý bắt đầu với sự thụ thai và kết thúc với sự thu rút của linh hồn. Đây không có nghĩa là tự tử.

Bí mật thực sự là ‘chết’ trong khi còn sống, siêu vượt của-'tôi’ để trở thành vũ trụ. Thiền cũng là quá trình siêu vượt tự ngã cá nhân một cách có ý thức, để chúng ta có thể hòa vào ý thức vũ trụ. Nói một cách khác là: sống như thể bạn sẽ chết vào khắc tiếp theo. Lời nhắc nhở liên tục này của Yama như cái chết có thể bề ngoài dường như không lành mạnh, nhưng có trí tuệ vĩ đại trong ý tưởng này, đó là siêu vượt của ‘tôi’ của cái tôi với tình yêu. Cái tôi có thể là sức mạnh rất giới hạn - nó không để cho cuộc sống nở hoa - nhưng khi sự siêu vượt xảy ra, cái tôi trở thành đồng minh của chúng ta và tiến hóa trong mục đích của nó. Sức mạnh ý chí của cái tôi chuyển từ cho mình là trung tâm trong ý thức cá nhân tới hòa hợp với ý thức vũ trụ.

Nơi chúng ta sai là nghĩ rằng đây hoàn toàn là về cái chết vật lý. Ở đây, cái chết không phải là thân vật lý, mà là của danh tính chúng ta tạo ra được tích lũy trong thân vi tế - các lớp của con người cá nhân. Sự siêu vượt có nghĩa là thanh lọc thân vi tế để nó trở nên thanh khiết và mở rộng, mà không có sự nặng nề cá nhân. Về căn bản, có hai khía cạnh đối với sự thanh lọc này. Đầu tiên là loại bỏ tất cả sự nặng nề khỏi thân vi tế - những dấu ấn chúng ta đã tích lũy từ quá khứ - để nó trở nên nhẹ đến mức ý thức có thể ngày càng vút lên cao. Những dấu ấn này được gọi là samskara trong Yoga. Quá trình này dẫn đến cái chết của mạng lưới những phức tạp cá nhân - niềm tin, cảm xúc, sợ hãi, thói quen và ham muốn. Nhiều người cố gắng buông quá khứ thông qua phân tâm học và liệu pháp tâm lý ở cấp độ tinh thần, nhưng trong Heartfulness, thực hành Thanh lọc Yoga loại bỏ chính gốc rễ của vấn đề, samskara, bằng việc thanh lọc trực tiếp thân vi tế. Quá trình này hiệu quả đến mức những dấu ấn từ một kiếp sống có thể được loại bỏ trong một buổi thiền với người hướng dẫn.

Nhưng nếu chúng ta không làm việc để loại bỏ hành vi, là biểu hiện bên ngoài của dấu ấn đó, thì cuối cùng chúng ta tái tạo cùng một sự nặng nề. Giống như chuột trên chiếc bánh xe, chúng ta đi loanh quanh, loại bỏ, tái tạo, loại bỏ, tái tạo. Đó là một chu trình bất tận trừ khi chúng ta tạo ra sự thay đổi lối sống và hành vi.

Khía cạnh thứ hai là sự thanh lọc sâu hơn bốn chức năng chính của thân vi tế - ý thức, tâm trí suy nghĩ, trí năng và cái tôi:
Với thiền về trái tim, tâm trí làm sâu sắc từ suy nghĩ tới cảm nhận, tới hiện hữu thuần túy, và cuối cùng tới không trở thành hay cái không biết, hướng tới tính không. Nó thanh tới trạng thái vi tế nhất có thể.

Trí năng làm sâu sắc từ trí óc tới trực giác tới trí tuệ và cuối cùng cũng tới một trạng thái cao hơn vượt ra ngoài trí tuệ, được gọi là cái không biết hay sự không biết cao hơn - một lần nữa nó tới tính không. Khi đó, sự hướng dẫn sẽ đi xuống từ bên ngoài.

Cái tôi chuyển từ sự vị kỷ tập trung vào ‘tôi’, dần dần làm thuần khiết tới sự vị tha và quảng đại của trái tim, tiếp đó là chấp nhận và khiêm tốn tuyệt đối, và cuối cùng chỉ trạng thái vi tế nhất của danh tính còn lại.

Khi ba thân vi tế này được làm thanh khiết, ý thức được cởi trói và có thể mở rộng vào trạng thái vô hạn của nó, hòa vào ý thức vũ trụ.
Nếu điều này có thể đạt được chỉ thông qua thực hành tâm linh, mọi người sẽ tới đích ngay lập tức. Nhưng cái tôi có dễ dàng chuyển từ sự vị kỷ tới sự quảng đại của trái tim? Không thể mà không có một cuộc chiến! Chúng ta có dễ dàng tin tưởng trí tuệ của trái tim, vui vẻ an trú trong trạng thái của cái không biết, hoàn toàn phụ thuộc vào thứ gì đó cao hơn? Điều đó có nghĩa là lờ đi sự thuậ lợi và bất lợi của tâm trí dựa trên lý trí được ra lệnh bởi các nguyên tắc và công trình của chính chúng ta. Cần thời gian để buông bỏ tất cả những thứ này và để ý thức vút lên vào ý thức vũ trụ. Đó là một quá trình đòi hỏi YamaNiyama đồng hành với sự luyện tập.

Tuy nhiên, với sự siêu vượt, lần đầu tiên chúng ta trải nghiệm sự sống thực sự. Sự sống là gì? Nó có nghĩa là sống cuộc đời với trái tim; một sự sống mà giờ đây được kết nối với cái vĩnh cửu và cái bất tử; một sự sống ở đó không có phúc lạc hay phiền trược, không có lạc thú hay khổ đau. Với sự chuyển hóa như thế mang đến trí tuệ để dẫn dắt cuộc sống với kỷ luật bản thân hay Yama.

Đó là lý do tại sao trong Heartfulness, chúng ta bắt đầu với ba bước cuối cùng trong Ashtanga Yoga của Patanjali - dharanadhyana, tột đỉnh trong samadhi - để chúng ta phát triển năng lực và sự sống bên trong nhằm phát triển kỷ luật bản thân và sự cao cả. Sự chuyển hóa bên trong là xúc tác để mang lại sự thay đổi bên ngoài. Khi đó năm bước còn lại được hỗ trợ một cách tự nhiên bởi các khuynh hướng cân bằng mới được nuôi dưỡng của tâm trí.

Trình tự này thiết thực hơn việc cố gắng điều chỉnh tính cách từ quan điểm thay đổi bên ngoài của một cá nhân, bởi vì sự thay đổi hành vi là khả thi nhất trong người nào với vỏ bọc tâm trí (manomaya kosha) được phát triển tốt. Nó chắc chắn là không thể đối với ai đó còn một trái tim tràn ngập samskara của ham muốn, lo lắng, tức giận, sợ hãi hoặc cảm giác tội lỗi. Nó là thực chứ không thể bị áp đặt một cách giả tạo từ bên ngoài.

Trạng thái này Yama mang đến kỷ luật bản thân được mô tả tuyệt đẹp trong văn chương yoga như sống trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới, được biểu tượng bởi đóa sen, sống trong bùn nhưng không bị bùn làm cho vẩn đục, mà tỏa ra sự thuần khiết và vẻ đẹp. Vì vậy, năm lời thề của người tìm kiếm là để sống một cuộc đời quả cảm và không đi lạc khỏi đời sống cao cả.
Hãy cùng tìm hiểu chúng chi tiết hơn.

Mục đích nắm giữ sự chân thật, không sở hữu, sự điều độ, thành thực và không bạo lực là cho phép bình an chiếm ưu thế ở bên trong. Bình an luôn luôn ở đó. Nó là bản chất của chúng ta. Chỉ khi chúng ta ôm giữ sự nói dối, không thành thực, sự tàn nhẫn, bạo lực và ích kỷ để sở hữu vật khiến chúng ta đánh mất bình an. Hơn nữa, nếu bình an trở thành một phương tiện để đạt được thứ gì đó khác, thì chính hành động đó sẽ trở thành một chướng ngại đối với sự tiến hóa của chúng ta.

Không bạo lực: Ahimsa

Yama đầu tiên bắt đầu với tình yêu. Quy luật thiêng liêng căn bản điều khiển cuộc sống là “Yêu thương tất cả”. Nếu ý nghĩ làm tổn thương bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì vẫn còn trong trái tim thì chúng ta thất bại ngay chính bước đầu tiên. Những người ý định làm tổn thương người khác có thể dễ dàng trở thành ác quỷ khi họ phát triển khả năng, vì vậy là quan trọng để yêu một cách vị tha, vô điều kiện và hân hoan. Đây là tinh túy của ahimsa. Nhưng tôi cảm thấy ahimsa còn nhiều hơn thế. Ahimsa được luyện tập có thể không cho phép bạn làm tổn thương người khác, điều đó là tốt, nhưng có một nhu cầu lớn hơn đó là từ bi, hành động để người khác không những không bị tổn thương, mà với sự từ bi người khác còn được an ủi.

Dễ hiểu rằng thích một ai đó tột đỉnh cuối cùng là tình yêu. Khi chúng ta yêu tất cả, đâu là câu hỏi về bạo lực hay làm tổn thương người khác? Khi yêu, chúng ta sẵn sàng hy sinh tiện nghi, tài sản và tối hậu là chính bản thân mình. Đây chẳng phải là từ bi hay sao? Đáng buồn rằng bởi bùa mê của thù hận, con người hủy diệt lẫn nhau.

Chân thật: Satya

Yama thứ hai là chân thật với chính mình. Tất cả chúng ta đều biết câu nói nổi tiếng của William Shakespeare: “Trên tất cả: Hãy thành thật với chính mình.”

Chân thật, trần trụi và xác thực. Hãy chân thật và làm theo ý định ban đầu của bạn. Không giấu giếm. Không mặt nạ. Không che giấu khuyết điểm và không ngụy trang. Có sự hồn nhiên trẻ thơ, thuần khiết và giản đơn trong sự chân thật. Chân thật, đồng thời bảo đảm rằng sự thật đó không bao giờ làm tổn thương trái tim của người khác, chỉ có thể nếu ahimsa trở thành một phần của chúng ta.

Khi chúng ta không thuận theo trái tim, đôi khi chúng ta sẽ làm theo sự chỉ dẫn sai. Chúng ta đau khổ do một trái tim không chân thật và sự ép buộc sinh ra từ nó. Điều này dẫn đến thiếu sự xác thực. Khi đó, môi trường bên trong chúng ta bị xáo trộn và thói quen sai trái phát triển. Do đó, luôn chân thật và nuôi dưỡng sự thuần khiết bên trong.

Khi chúng ta làm tổn thương người khác, thậm chí là vô tình, thường dẫn đến cảm giác tội lỗi và loại bỏ cảm giác tội lỗi là một khía cạnh quan trọng của Yama. Nó không thể được hoàn thành thông qua thiền hoặc thanh lọc, nhưng có thể được hoàn thành thông qua trạng thái ăn năn của cầu nguyện chân thành và buông bỏ vào lúc đi ngủ. Đây là một khía cạnh quan trọng của hạnh chân thật - chấp nhận thất bại của bản thân với sự khiêm nhường và chân thành dâng chúng trong trạng thái cầu nguyện. Nó làm thanh khiết thân tâm khỏi cảm giác tội lỗi, vốn là dấu ấn khó loại bỏ nhất.

Thành thực (không trộm cắp): Asteya

Khi chúng ta có tình yêu trong trái tim và đặt chân lên con đường sự thật, thì sự thành thực tỏa ra trong hiện hữu của chúng ta. Hiện hữu trong suy nghĩ, lời nói và việc làm sẽ là sự biểu hiện của sự thành thực. Khi đó, chính sự hiện diện của chính chúng ta sẽ thúc đẩy la bàn đạo đức của những người quanh ta. Thành thực là kết quả của một đời sống được dẫn dắt bởi không bạo lực (ahimsa) và được nuôi dưỡng bởi sự thật (satya). Cụ thể, chúng ta không có sự quan tâm đối với thèm muốn hay trộm cắp bất cứ thứ gì thuộc về người khác. Ít nhất, tối thiểu, chúng ta không nên lấy của người khác hoặc làm tổn thương họ. Nếu chúng ta từ bi và làm nhiều hơn nữa thay vì chỉ đơn thuần không lấy và làm tổn thương người khác, có lẽ người khác sẽ cảm thấy thanh thản và được an ủi hơn. Chúng ta không lấy thức ăn từ người đói như thế đã đủ chưa? Chắc chắn chúng ta có thể đủ từ bi để đảm bảo rằng người đói nhận được những gì họ cần.

Sự điều độ của giác quan: Brahmacharya

Brahmacharya được hiểu một cách hạn hẹp có nghĩa là đời sống độc thân, trong khi nó thực sự có nghĩa là trạng thái điều độ xuyên suốt mọi khả năng của chúng ta. Thuật ngữ này bao gồm Brahman + charya. ‘Charya’ có nghĩa là an trú, vì vậy 'một người an trú trong Brahman', được gọi đúng là brahmacharya. Vờ là một brahmacharya bằng việc áp đặt nguyên tắc từ bên ngoài giống như đặt cỗ xe phía trước con ngựa; nó là giả tạo. Chúng ta đạt được sự điều độ như kết quả của việc thanh lọc trạng thái bên trong thông qua Con đường Heartfulness và mang đến trạng thái cân bằng và điều độ. Khi chúng ta an trú trong trạng thái đó, tất cả ý nghĩ và hành động của chúng ta có phẩm tính của Brahman một cách tự nhiên.

Một trạng thái điều độ như thế đạt được thông qua thực hành thiền thường xuyên ở điểm A và thanh lọc ở điểm B trong thực hành Heartfulness. Với một người như thế, sự sinh sản là một hành động thiêng liêng và tự nhiên. Sự sinh sản là vẻ đẹp, chừng nào ham muốn của chúng ta không trở thành nô lệ cho nó.

Thái độ không sở hữu vật: Aparigraha

Yama thứ năm là không sở hữu. Nó là tột đỉnh của bốn Yama kia: yêu thương, chân thật, thành thực và điều độ. Chúng ta bắt đầu tồn tại như thể chúng ta ở trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới, giống như đóa sen. Nó đơn giản có nghĩa là ngay cả khi bạn có thứ gì đó trong mình, bạn không bị sở hữu bởi nó hoặc bị ảnh hưởng bởi sự có mặt hay vắng mặt của nó. Hãy tưởng tượng sự kiêu ngạo và kiêu hãnh của một khất sĩ (sannyasi) người có vẻ từ bỏ tất cả mọi ham muốn và sở hữu nhưng tự hào về sự từ bỏ của mình! Anh ta có thể từ bỏ, nhưng anh ta sở hữu rất nhiều kiêu hãnh và ngạo mạn. Lúc này anh ta bị sở hữu! Cái tôi này sẽ là tai họa. Một cái tôi như thế sẽ là không hữu dụng và sản xuất ra tiền tệ vô hiệu lực trong Cõi giới Cao hơn.

Hãy tưởng tượng khoảng cách cảm xúc được tạo ra bởi hai quan điểm khác nhau về sự thuộc về so với sở hữu. Khi một người có cảm giác của sự thuộc, có sự tự hào. Khi có cảm giác của bị sở hữu, có một khoảng cách rất lớn! Chúng ta cùng xem một bối cảnh hàng ngày, ở đó mẹ của chúng ta nấu ăn cho chúng ta và chăm sóc chúng ta với rất nhiều yêu thương. Bây giờ hãy nghĩ về một bối cảnh khác, khi mẹ của chúng ta đi đâu đó và chúng ta có thể phải ăn tối tại nhà người bạn nào đó. Chúng ta trở nên vô cùng biết ơn mẹ của bạn. Hãy lấy một bối cảnh khác: trời đang mưa và bạn tìm thấy nơi trú ẩn dưới mái hiên nhà ai đó. Bạn rất biết ơn chủ nhà. Chúng ta có bày tỏ lòng biết ơn như thế đối với mẹ mình hoặc ngôi nhà của mình không? Hầu hết là không. Tại sao? Đó là bởi vì chúng ta coi điều đó là hiển nhiên, vì chúng ta cho rằng những thứ đó là của chúng ta. Sự sở hữu bằng cách nào đó tạo ra khoảng cách. Sự thuộc về mang chúng ta đến gần nhau hơn.

Chúng ta phát triển nhận thức về bổn phận một cách tự nhiên, không theo cách bị ép buộc mà bởi vì chúng ta đặt người khác lên trước tiên như kết quả của sự quảng đại bên trong của trái tim. Nghi thức tự nhiên của sự săn sóc và đặt người khác lên trước tiên xuất hiện trong hành vi của chúng ta, vì suy nghĩ và hành động của chúng ta không còn đặt nền tảng trêng ham muốn cá nhân. Chúng ta không còn bị lôi kéo bởi thích và không thích đối với con người, nơi chốn hoặc vật. Chúng ta sống giản dị với sự hiến dâng, phát triển trạng thái không ràng buộc một cách tự nhiên và tự phát. Không phải là chúng ta vô tâm mà chúng ta yêu mọi người và mọi vật không phân biệt, một cách toàn thể. Trong thực hành Heartfulness, thiền ở điểm A giúp phát triển đức hạnh này.

Năm phẩm tính này tùy thuộc vào tình yêu. Một trái tim mãn nguyện, hân hoan và yêu thương tạo ra môi trường cho sự nở hoa của chính sự sống, mà không có bất cứ sức mạnh hay giả tạo nào. Một người tìm kiếm tâm linh hoàn thành năm thuộc tính của Yama sẽ không bị gánh nặng bởi sự vị kỷ. Hãy để nó thể hiện phép mầu hoặc phô bày sự sở hữu, chúng ta sẽ không coi bản thân là trung tâm, thèm muốn hoặc tham lam.

Và khi nào chúng ta trở nên quan tâm đến 5 phẩm tính này đến mức việc theo đuổi chúng trở thành niềm vui? Khi chúng ta nhận ra vai trò thiết yếu của chúng trong việc chuẩn bị trái tim của chúng ta cho một mục đích duy nhất: sự thanh lọc ý thức. Năm phẩm tính này hình thành nền tảng tâm linh của chúng ta. Thực ra, không thể có tâm linh mà không có chúng, và chúng chuẩn bị chúng ta cho những trải nghiệm cao cả hơn và tốt đẹp hơn. Chỉ khi chúng ta không muốn bất cứ thứ gì từ bất cứ ai, kể cả Thượng đế, khi đó những cánh cửa mở ra.

Điều đó rất giống một ngân hàng. Khi bạn rất khát tiền, các ngân hàng thường sẽ không giúp bạn, trong khi đó, khi bạn hoàn toàn không cần tiền, ngân hàng sẽ mời bạn làm ăn. Tương tự như vậy, khi Thượng đế tìm thấy một linh hồn mãn nguyện, Ngài ban tặng nhiều hơn. Quà tặng thiên đàng rơi xuống ai từ bỏ chính sức mạnh. Nếu chúng ta đòi hỏi nó, thì nó bị từ chối. Thiên nhiên tương tự như thế: sức mạnh tự động đi xuống một người nói rằng, “Tôi không cần sức mạnh.”

Nếu bạn cảm thấy nản lòng bởi tiếng gọi của năm lời thề này, tôi để lại bạn với những dòng thơ của nhà thơ H.W. Longfellow, nói rằng,

Không vui thú, và không phiền trược,
Là mục tiêu định mệnh hay con đường của chúng ta;
Mà hành động, để mỗi mai
Thấy ta tiến xa hơn ngày hôm nay.

NguồnYAMA