Có vố số giai đoạn chúng ta phải vượt qua trong cuộc hành trình tâm linh, và tột đỉnh của mỗi giai đoạn chuẩn
bị chúng ta một cách hoàn hảo để bước vào chiều kích tiếp theo.
Thực ra, mỗi giai đoạn cung cấp nền tảng để từ đó chúng ta bước vào chiều kích tiếp theo hoặc diễn đạt theo một cách khác, mỗi giai đoạn là nhân cho quả là chiều kích tiếp theo. Và rồi, quả này trở thành nhân đối với quả kế tiếp, mà trở thành nhân đối với quả kế tiếp nữa, và cứ như vậy. Và chuỗi nhân quả không chỉ vận hành theo một hướng, bởi vì mỗi quả cũng là lý do để ban đầu nhân của nó tồn tại. Ở đây, chúng ta sẽ thấy quan hệ nhân-quả diễn ra trong hành trình tâm linh của mình như thế nào.
Khi bắt đầu cuộc hành trình, chúng ta
thường có một tâm trí náo động và một trái tim bị lôi kéo bởi nhiều cảm xúc và các mối quan tâm, do thăng trầm của cuộc sống. Liệu có thể hạnh
phúc với một môi trường bên trong náo động như thế? Có lẽ đôi lúc, ngay
sau khi chúng ta cảm thấy sự lôi kéo của cảm xúc tiêu cực hoặc sự phản ứng với hoàn cảnh bên ngoài, hạnh phúc đó vụt tắt như làn khói tan trong gió. Hạnh phúc đó là nhất
thời. Trong bối cảnh này, nhân và quả dẫn chúng ta vào mạng lưới
của những ràng buộc và phức tạp. Ví dụ, chúng ta biết điều gì có thể xảy ra khi ta thích một đóa hồng đẹp: lần đầu tiên chúng ta chú ý đến nó và
trân trọng vẻ đẹp của nó, lần tiếp theo chúng ta tiến lại gần hơn và thưởng thức hương thơm của nó, và cuối cùng chúng ta trở nên say mê nó đến nỗi khiến chúng ta phải
sở hữu nó.
Cũng có một câu chuyện hay về một vị
thánh đang thiền định bình yên trong khu rừng. Ông ấy không có bất cứ vấn đề gì và
được dân làng gần đó kính trọng. Ông ấy chỉ có một cái khố để phải bận tâm, mà ông giặt và phơi lên cành cây vào ban đêm. Một ngày nọ, một con chuột nhắt
bắt đầu gặm cái khố treo trên cành cây và cái khố ngày càng nhỏ dần.
Vì vậy, dân làng đã biếu ông ấy một con mèo để bắt chuột. Nhưng để nuôi mèo, bạn phải cho nó ăn sữa, vì vậy mỗi tối ai đó bắt đầu mang sữa đến để cho
mèo ăn, cho đến một ngày, dân làng nói, “Tại sao chúng ta phải đến đó mỗi tối
và mạo hiểm tính mạng của mình trở về làng? Hãy biếu ông ấy một con bò.”
Lúc này cần ai đó để vắt sữa bò, nuôi
mèo bắt chuột. Họ đã cử một người hầu gái đến để vắt sữa bò. Vị thánh đã
phải lòng người hầu gái và bắt đầu một cuộc sống gia đình. Chỉ một sự kích
hoạt nho nhỏ có thể tạo ra một chuỗi phản ứng. Đó là một câu chuyện xa xưa về nhân quả!
Và không quan trọng là ham muốn đó có được thỏa mãn hay không, có thể đạt được hay không, miễn là hạt giống
đó vẫn còn ở trong tâm trí, nó sẽ chờ cơ hội để nảy mầm. Dù cho nó có thể bị chôn
vùi trong nhiều kiếp sống.
Tất cả chúng ta đều có ý tưởng của mình về
nguyên nhân mang đến cho chúng ta bình yên và hạnh phúc: một chỗ đứng tốt, đáp ứng các mối quan hệ gia đình và bạn bè, sự nghiệp tuyệt vời, một
ngôi nhà đẹp, những đứa con ngoan - một danh sách dài. Nhưng sự bình yên như thế là bình yên có điều kiện, tùy thuộc vào những thứ diễn ra bên ngoài. Đó
là một bộ điều kiện đưa chúng ta vào một quỹ đạo. Chúng không làm cao cả chúng
ta, mà kéo chúng ta ngày càng lún sâu hơn vào mạng lưới nhân quả. Đây là cách chúng ta tạo ra samskara, tạo lập nền móng cho karma (nghiệp) tương lai của chúng ta. Và loại quỹ đạo nhân - quả này bao bọc lấy chúng ta trong sự ràng buộc.
Thay vào đó, trong tâm linh, chúng ta khát khao thoát
ra khỏi mạng lưới phức tạp này, và tìm thấy một giải pháp mang đến cho chúng ta sự bình an vĩnh cửu phi nhân duyên, đồng thời làm cao cả chúng ta và đưa chúng ta tiến bước trên hành trình tâm linh. Vậy chúng ta tạo ra
chuỗi nhân quả tiến hóa này bằng cách nào?
Bước đầu tiên là làm lắng xuống sự rối loạn của một tâm trí và trái tim náo động, và quả của nó là sự bình yên bên trong. Tột đỉnh của giai đoạn đầu tiên của hành trình là
sự bình yên. Khi bình yên và mãn nguyện thực sự ở bên trong, chúng ta có
thể ở trong trạng thái đó dù cho điều gì xảy ra xung quanh mình. Các thực
hành Heartfulness đưa chúng ta đến trạng thái mà ở đó chúng ta có thể bình yên trong mọi hoàn cảnh.
Rồi đến giai đoạn tiếp theo. Sự bình yên bên trong liệu đã là đủ?
Không, điều kiện tiên quyết là biểu lộ ra bên ngoài trạng thái hòa hợp của sự bình yên bên
trong, để nó được chuyển thành lời nói, hành động và hành vi. Sự hòa hợp bên
trong phải thể hiện thành hành vi bên ngoài của chúng ta. Khi đó, chúng ta
có khả năng tỏa bình yên ra bên ngoài, giống như hoa hồng tỏa hương thơm, để sự bình yên đó thấm vào mọi thứ chúng ta nghĩ, nói và làm.
Trái tim bình yên này chuẩn bị chúng ta cho giai đoạn tiếp theo, là trạng thái thuần khiết hơn hoặc cao cả hơn, ở đó chúng ta bắt đầu trải nghiệm Samadhi hết lần này đến lần khác trong khi thiền. Samadhi là gì? Samadhi đơn giản có nghĩa là “thứ bàng bạc trước khi sự sáng tạo xuất hiện”, trạng thái cân bằng tuyệt đối. Dần dần, sau nhiều năm luyện tập, chúng ta học được cách giữ trạng thái cân bằng tuyệt đối này thường xuyên
hơn và trong khoảng thời gian lâu hơn, cho đến khi nó trở thành vĩnh cửu.
Giai đoạn Samadhi được rất nhiều người tìm kiếm. Nhưng các trạng
thái Samadhi thay đổi trong khi chúng
ta trên cuộc hành trình - có nhiều cấp độ Samadhi. Tất cả các cấp độ này chia sẻ cùng đặc tính đắm chìm, nhưng
chúng xảy ra ở các cấp độ khác nhau của ý thức. Cấp độ đầu tiên của Samadhi là ý thức giống như đá, ở đó chúng ta không cảm thấy bất cứ gì; chúng ta không nhận thức được điều gì đang diễn ra bởi vì chúng ta bước vào những phần ý thức vượt ra ngoài nhận thức của mình. Khi trở lại từ một Samadhi như thế, chúng ta thấy rằng mình đã biến mất. Ở cấp độ thứ hai, chúng ta ở trong trạng thái tiềm thức giống như giấc mơ. Với Dòng truyền, chúng ta có khả năng tiến rất nhanh tới những
cấp độ vi tế hơn và trải nghiệm những trạng thái Samadhi tiến hóa hơn.
Ở cấp độ thứ ba, chúng ta vừa hoàn
toàn tỉnh thức và vừa đắm chìm. Đây được gọi là Sahaj Samadhi, có nghĩa là Samadhi
nguyên thủy, và đó là giai đoạn tiếp theo. Nó là một trạng thái ở đó chúng ta đắm chìm trong thiền, và đồng thời hoàn toàn ý thức về tất cả mọi thứ diễn ra. Chúng ta được kết nối với trạng thái nguyên thủy. Nó cũng được gọi là trạng
thái Turiya, hay trạng thái thứ tư của
ý thức, mọi thứ đều ở trong tầm nhìn.
Tiếp theo, chúng ta cũng có
thể đưa trạng thái ý thức này vào đời sống hàng ngày, trong khi bận rộn làm việc khác, bằng việc nuôi dưỡng
trạng thái thiền. Cùng một lúc, chúng
ta có khả năng tập trung vào công việc, vào những thứ xung quanh, xem
ti vi, vào những gì diễn ra bên ngoài, vào Dòng truyền đang chảy bên trong, trạng thái lan tỏa bên trong, cái gì đó đi vào chúng ta, ý nghĩ xuất hiện, và bước tiếp theo nên hành động, và vẫn trong
sự kết nối với trạng thái tâm linh bên trong. Chúng ta bình thản quan sát tất cả những thứ này cùng một lúc. Trạng thái Samadhi này không bị gián đoạn xuyên suốt
các hoạt động hàng ngày của chúng ta.
Sau đó, chúng ta trở nên đủ điều kiện để bước
vào giai đoạn của chiều kích tâm linh tiếp theo, được gọi là sự hòa nhập.
Chúng ta bắt đầu hòa nhập, và sự bắt đầu hòa nhập tạo ra trạng thái Turiyateet. Với Turiyateet, chúng ta có ý thức 360
độ với đôi mắt mở. Không cần phải tập trung vào bất cứ thứ gì cụ thể. Thời
điểm chúng ta tập trung vào một thứ cụ thể, đó không còn là trạng thái thiền mà là sự tập trung.
Trừ khi và cho đến khi chúng ta đạt được sự cân bằng tuyệt đối bên trong, nếu không linh hồn sẽ luôn tìm thấy sự thiếu sót trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Một khi chúng ta đạt được trạng
thái cân bằng đó trong tất cả mọi hoạt động, cả thế tục và tâm linh,
thì hạnh phúc thực sự sẽ đến, bất kể chúng ta thất bại hay thành công
trong hành động. Trong những giai đoạn đầu đã nhắc đến ở
trên, cái tôi là tối cao, bởi vậy mọi thứ xoay quanh 'tôi': đầu
tiên là vấn đề 'của tôi', bi kịch 'của tôi', rồi là trải nghiệm bên trong ‘của
tôi’ trong khi thiền, và sau đó là trạng thái bình yên và hạnh phúc ‘của
tôi’. Dần dần, khi chúng ta chuyển tới những chiều kích cao hơn, ‘cái tôi’ dần nhạt nhòa và cuối cùng biến mất, ngoại trừ theo một cách siêu vi tế nhất, ở đó không có gì
thoát khỏi ý thức của chúng ta và chúng ta không bị tập trung vào bất cứ thứ
gì cụ thể. Đây là sự hội nhập. Đây là Hiện hữu. Chúng ta quên bản thân mình.
Chuyển từ một giai đoạn tới giai đoạn
tiếp theo, một cách nào đó, có thể được so sánh với việc phóng vệ tinh vào không gian. Đầu tiên vệ
tinh được đẩy lên khỏi mặt đất bằng tên lửa đẩy, và một lượng nhiên liệu khổng lồ
được sử dụng trong vài phút đầu tiên để đạt được lực đẩy này. Lực này mang đến
cho nó đủ vận tốc để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và chuyển động ra khỏi khí quyển của Trái Đất. Sau vài giờ, đến giai đoạn vệ
tinh được tách khỏi tên lửa đẩy để nó chuyển động theo quỹ đạo của riêng nó, và cuối
cùng không lực đẩy nào còn cần thiết.
Trong cuộc hành trình của chúng ta, lực đẩy cần thiết để đưa chúng ta đến những chiều kích ngày càng cao hơn là sự cải thiện liên tục trong tình yêu. Sau đó, câu hỏi đặt ra là: làm thế nào chúng ta có thể đắm chìm trong tình yêu xuyên suốt cuộc hành trình, với tất cả những thăng trầm của cuộc hành trình đó? Hãy nghĩ lại nền móng được xây đắp, từng bước một. Bước đầu tiên là thực sự thiết lập bình yên và hạnh phúc vô điều kiện khi bắt đầu cuộc hành trình. Tác động của việc này là tình yêu không còn bị lung lay bởi những thất thường bên ngoài.
Nhưng rồi tình yêu bị ảnh hưởng như thế nào bởi những thất thường bên trong? Hành trình bên trong của chúng ta thay đổi từng phút, và những thay đổi đó đôi khi tạo ra sự hỗn loạn bên trong. Vì vậy, tình yêu cũng phải đạt đến giai đoạn mà nó không còn phụ thuộc vào những thay đổi bên trong. Điều này có nghĩa là gì về trải nghiệm của chúng ta? Ban đầu, chúng ta có thể khao khát niềm hạnh phúc và những trải nghiệm đẹp đẽ bên trong, nhưng theo thời gian chúng ta học được rằng những thứ đó là không có thực - yêu không phải là để cảm thấy hạnh phúc, và Samadhi không phải là để cảm thấy đắm chìm trong hạnh phúc. Cũng giống như bình yên, tình yêu cũng là phi nhân duyên về sự trải nghiệm.
Tóm tắt sự mở ra của những giai đoạn
khác nhau:
Chúng ta bắt đầu với sự bất an bên
trong và tiến lên bằng cách tiếp cận tích cực với bình yên bên trong.
Rồi chúng ta lan tỏa bình yên từ
bên trong để tỏa bình yên đó ra bên ngoài trong tất cả mọi việc chúng ta làm.
Sau đó, đôi khi chúng ta bắt đầu trải
nghiệm Samadhi, tiếp đó là trải nghiệm thường xuyên
hơn, và rồi là vĩnh cửu.
Chúng ta đi qua các cấp độ của Samadhi, từ ý thức giống như đá đến giông như giấc mơ đến tỉnh thức, trong khi vẫn tập trung và đắm chìm bên trong trong khi thiền.
Đó là trạng thái Turiya.
Sau đó, khi chúng ta có khả năng giữ
trạng thái đó bất kể là trong lúc thức hay ngủ, nó được gọi là trạng thái Turiyateet, mọi thứ đều ở trong tầm
nhìn; chúng ta được hội nhập với mọi thứ.
Rồi, tiếp tục đi xa hơn, chúng
ta trở nên đủ điều kiện để hội nhập thực sự.
Điều thú vị là, nguyên nhân thúc
đẩy chúng ta từ một giai đoạn đến giai đoạn tiếp theo vẫn như nhau - sự chú ý, sự rèn luyện, sự quan tâm mạnh mẽ, sự thanh khiết, sự ăn năn và quy thuận Guru, với
tình yêu là nền tảng của tất cả mọi thứ. Nó giống như sự phát triển của một
cái cây: hạt giống cần nước, mầm cây cần nước, cây con cần nước, và cây đại thụ vẫn cần cùng một nguồn nước như thế.
Cốt tủy:
Tình yêu là nhiên liệu nâng bước chúng
ta.
Sự chín muồi của trạng thái hội nhập được thúc đẩy bởi tình yêu và duy nhất tình yêu.
Trong đại dương tình yêu, người
yêu và người được yêu là một.
Bộ ba, người yêu, người được yêu và
tình yêu, tất cả trở thành Một.
Yêu thương và trân trọng,
Kamlesh Patel
Thông điệp Lễ kỷ niệm sinh nhật Babuji, Kanha Shantivanam, 30 tháng 4 năm 2018
*****
Love propels us
There are a number of stages we must cross in our spiritual journey, and the culmination of each stage beautifully prepares us to enter the next dimension. In fact, each stage provides the very foundation upon which we expand into the next dimension, or, to put it in another way, each stage is a cause bringing about an effect that is the next dimension. In turn, this effect then becomes the cause for the next effect, which becomes the cause for the next effect, and so on. And this cascading sequence of cause and effect does not only move in one direction, as each effect is also the reason for its cause to exist in the first place. Here we will see how this plays out in our spiritual journey.
When we start on the journey, we
generally have a restless mind and a heart pulled by emotions and concerns, due
to the ups and downs of daily life. Is it possible to be happy with such an
inner environment of restlessness? Maybe some of the time, but as soon as we
feel a negative emotional pull or a reaction to external circumstances,
that happiness dissipates like a puff of smoke blown away in the wind. It is
transitory. In this scenario, cause and effect lead us into a web of entanglement
and complexity. For example, we know what can happen when we fall in love with
a beautiful rose flower: first we notice it and appreciate its beauty, then the
next time we pass by we go closer and enjoy its fragrance, and eventually we
become so enamored of it that we have to own it.
There is also the wonderful story of
the saint who was peacefully meditating in a jungle. He had no problems and was
well respected by the villagers nearby. He had only a loincloth to worry about,
which he would wash and hang on a tree branch at night. One day, some little
mice started eating his loincloth while it hung on the branch and it slowly
became smaller and smaller. So the villagers got him a cat to chase away the
mice. But to keep a cat you have to give it milk, so somebody started bringing
milk every evening to feed the cat until one day the villagers said, “Why
should we come every evening and risk our lives returning back to the village?
Let’s get you a cow.”
Now somebody needed to milk the cow,
to feed the cat, to catch the mice that were eating the loincloth. They sent a
maid to milk the cow. The saint fell in love with the maid and started a
family. It only needed one little trigger to cascade a chain reaction. It is a
classic story of cause and effect!
And it doesn’t matter if a particular
wish is fulfilled or not, whether it is attainable or not, because as long as
it is a seed in your mind it will wait for an opportunity to germinate. It may
stay buried for many lifetimes.
We all have our own ideas of the
causes that bring us peace and happiness: good grades, fulfilling relationships with family and friends, a great career, a
beautiful house, happy children – there is a long list. But such peace is
conditional peace, dependent on things going well outside. That set of
conditions takes us on a trajectory. It does not ennoble us, but pulls us
further and further into the web of our conditions. This is how we create samskaras,
setting the stage for our future karma. And this type of trajectory of
cause and effect only entraps us in bondage.
In spirituality, we are aspiring
instead to disentangle from this complex network, and to find a solution that
brings us permanent, unconditional peace, at the same time ennobling us and
taking us forward on the spiritual journey. So how do we create that
evolutionary cause and effect sequence?
The first step is to still the turbulence of a restless mind and heart, and the resultant effect of that is inner peace. The culmination of the first stage of our journey is peace. When we are truly peaceful and contented within, we are able to remain in that state no matter what is going on around us. Heartfulness practices bring us to that state where we can be peaceful under all circumstances.
Then comes the next stage. Is it
enough to be peaceful within? No, that is just a prerequisite for externalizing
the inner peaceful harmonious state, so that it is translated into speech,
action and behavior. Inner harmony must play out in our external behaviors.
Then we are able to radiate peace outwards, like the rose radiates fragrance,
so that it permeates everything we think, say and do.
This peaceful heart prepares us for
the next stage, which is a further refined or elevated state where we start to
experience Samadhi during meditation from time to time. What is Samadhi?
Samadhi simply means ‘that which prevailed before the creation came into
existence’, the absolute balanced state. Gradually, after years of practice, we
learn to hold this absolute state more often and for longer periods, until
eventually it becomes permanent.
The stage of Samadhi is much
sought after. But the states of Samadhi vary while we are on the path –
there are different levels of Samadhi. All levels share the same
characteristic of absorption, but they occur at different levels of
consciousness. The first level of Samadhi isa stone-like consciousness
where we don’t feel anything; we are unaware of what is happening because we
have journeyed into parts of themind that are beyond our awareness. When we
resurface from such a Samadhi, we feel that we were gone. In the second
level, we are in a dreamlike subconscious state. With Transmission, we are able
to move towards subtler levels quite quickly and experience more evolved states
of Samadhi.
In the third level we are fully aware and absorbed simultaneously. This is known as Sahaj Samadhi, meaning natural Samadhi, and it is the next stage. It is a condition where we are deeply absorbed in meditation, and at the same time fully conscious of everything else that is going on. We are in touch with the original state. It is also known as the Turiya condition, or the fourth state of consciousness where everything is in our view.
Moving forward, we can also take this
state of consciousness out into our day, by cultivating the meditative state
while we are busy doing other things. We are simultaneously able to focus on
work, on the surroundings, on the TV, on something happening outside, on the
Transmission flowing through us, the condition that is prevailing within,
something that is about to come into our system, thoughts that arise, and the
next step we should be taking, and still remain in communion with our inner
spiritual state. We remain peaceful seeing all these things at the same moment.
This Samadhi state remains uninterrupted during all our daily
activities.
Then we become eligible to enter the next stage of the spiritual dimension, known as mergence. We start to merge, and the beginning of mergence creates the Turiyateet state. In Turiyateet we have three-hundred-and-sixty-degree consciousness with eyes open. There is no need to focus on any particular thing. The moment we focus on a particular thing, it is no longer a meditative state but concentration.
Unless and until we achieve that
absolute balance within, the soul will always find some sort of shortcoming in
anything we do in life. Once we achieve that balanced state in all our
activities, both worldly and spiritual, then true happiness will come on its
own, irrespective of whether we fail or succeed in our actions. In the earlier
stages mentioned above, the ego is paramount, so everything revolves around
‘I’: first ‘my’ problems and dramas, then ‘my’ inner experiences in meditation,
and later on ‘my’ states and conditions of peace and bliss. Gradually as we
move to higher dimensions, the ‘I’ fades and eventually ceases to exist, except
in the most superfine way where nothing escapes our consciousness and yet we
are not concentrated on anything. This is mergence. This is Presence. We are
oblivious of the self.
Moving from one stage to the next
stage can be compared in some ways to launching a satellite into space. First
the satellite is propelled off the ground by the launch vehicle, and an
enormous amount of fuel is used in the first few minutes to achieve lift off.
This gives it enough velocity to escape the gravitational pull of the Earth and move
out of the Earth’s atmosphere. After a few hours, another stage is reached
where the satellite is then separated from the launch vehicle so it moves into
it’s own trajectory, and eventually no more thrust is required.
In our journey, the thrust required to
take us to higher and higher dimensions is a continued state of refinement in
love. The question then arises: how can we remain immersed in that state of
love throughout the journey, with all its ups and downs? Think back to the
foundation that is built, one step at a time. The first step is to truly
establish unconditional peace and happiness at the beginning of our journey.
The effect of this is that love is no longer swayed by outside vagaries.
But then how is love affected by inner
vagaries? Our inner journey is changing minute by minute, and those changes
sometimes create inner turbulence. So love must also reach a stage where it is
independent of inner changes. What does this mean in terms of our experience?
Initially we may hanker after bliss and beautiful inner experiences, but over
time we learn that they are not the real thing – love is not about feeling blissful,
and Samadhi is not about feeling drowned in bliss. Just like peace, love
is also not conditional on experience.
To summarize the unfolding of the
various stages:
We start with inner restlessness and
move with a positive approach to inner peace.
Then we expand that peace from within to also radiate peace outwards in everything we do.
Then we start to experience Samadhi sometimes, then more frequently, then permanently.
We move through levels of Samadhi, from stone-like to dreamlike to conscious, all the while maintaining inner focus and absorption during meditation. That is the Turiya condition.
Then, when we are able to hold that
state during all our waking and sleeping hours, it is known as the Turiyateet
condition where everything is within view; we are merged with everything.
Then going still further we become eligible
for true merger.
Interestingly, the causes that propel
us from one stage to the next remain the same – focus, practice, intense
interest, purity, supplicancy and surrender to the Guru, with love as the base
of them all. It is like the growth of a tree: a seed needs water, the seedling needs the same
water, the sapling still needs the same water, and the large tree also needs
the same water.
In essence:
Love is the fuel that propels us.
The ripening of the state of mergence
is accelerated by love and love only.
In this ocean of love, both the lover
and the beloved remain only for name’s sake.
The trinity of lover, beloved and love all become One.
With love and respect,
Kamlesh Patel
30th April 2018, Kanha Shantivanam