Những đam mê dai dẳng ẩn đằng sau niềm tin
và không có niềm tin vào các con đường của thế giới rất thường kích động những
tranh luận nảy lửa bên trong và xung quanh chúng ta, gây phiền phức cho chúng
ta, các mối quan hệ của chúng ta và thậm chí là cả các quốc gia.
Biết bao hận thù và cuộc chiến đã xảy ra, và biết bao con người đã lạc lối trong tiếng gào thét và tranh cãi về niềm tin thực sự, được nuôi dưỡng bằng trí năng thông thường, sự tranh luận thần học, sự tranh biện nhiệt tình và định kiến.
Làm thế nào để nhận ra và nếu
cần tu sửa bản thân, khi niềm tin, đặc biệt là những niềm tin mà chúng ta yêu mến không được hoàn cảnh chấp nhận, và khi bị thử thách bởi con người, giải quyết vấn đề với họ trong sự tôn trọng lẫn nhau và khiêm tốn như thế nào?
Có một cách.
Cho dù bạn chỉ định các nguyên tắc tiến hoá con người là yoga trong tiếng Phạn hay thuật ngữ tương đương trong
tiếng Anh, tiếng Farsi hay tiếng Hebrew thì trải nghiệm về trạng thái tâm
linh tốt hơn được tạo ra trong thực hành yoga đều giống nhau và mang lại lợi
ích cho toàn thể nhân loại.
Sẽ thật tuyệt khi thể hiện hiệu quả của thực hành
yoga bằng việc cho phép trải nghiệm những trạng thái tốt hơn, dẫn đến
khả năng phân biệt cao hơn, điều chỉnh bản thân và sự hướng dẫn bên trong, v.v. Do đó, kiến
thức có được dưới sự giám hộ của trải nghiệm cá nhân sẽ không cho phép sự hoài nghi hay mâu thuẫn. Được nâng đỡ bởi kinh nghiệm, kiến thức như thế tô điểm
và soi sáng cuộc sống. Ngược lại, kiến thức
không dựa trên trải nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực yoga, thường bị chôn vùi
như một gánh nặng.
Trước khi đạt được lý tưởng về thành tựu những trạng thái tâm linh tốt hơn, một người phải chân thành hỏi rằng vì sợ hãi hay khái niệm để có được những
món quà thiêng liêng trong thế giới này hay thế giới bên kia. Một cá
nhân thoát khỏi sợ hãi hoặc sự cám dỗ của Thượng đế là người tìm kiếm đích thực; đúng hơn là người tìm kiếm lý tưởng.
CÂU HỎI CĂN BẢN VÀ KHOA HỌC YOGA
Trải nghiệm ở cấp độ vật lý, cảm
xúc, tinh thần và tâm linh có thể thực sự bộc lộ chúng ta là ai. Quan sát đơn
giản cho thấy ta cần hít thở từng giây phút hoặc ăn uống hàng
ngày để duy trì cơ thể vật lý tối ưu. Tuy nhiên, nhu cầu tinh thần và cảm xúc không đòi hỏi sự thỏa mãn liên tục, hàng ngày như thế; trong
khi nhu cầu tâm linh được thỏa mãn một lần trong đời sẽ chăm lo sự tồn
tại của cá nhân. Điều này đưa chúng ta tới suy luận logic về tầm quan trọng của
việc đáp ứng các nhu cầu của thân vật lý, thân vi tế và thân nguyên nhân (linh hồn).
Trong kinh điển yoga, 3 thân này được gọi là sthoola sharir, sukshma sharir và kaaran sharir.
Sự đáp ứng nhu cầu của thân vật lý cũng như thân vi tế được biết đến với nhiều bài tập thể chất bao gồm các asana hay các tư thế chuyên biệt được quy định
trong kinh điển yoga. Duy trì thân vi tế sâu hơn và thúc đẩy tiềm năng của
nó cũng được biết đến nhiều, được thực hiện thông qua nhiều phương pháp làm giàu tâm trí.
Câu hỏi căn bản vẫn còn đó: Làm thế nào để làm giàu cho
linh hồn - thân nguyên nhân? Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này ở phần cuối của bài viết khi thảo luận
về dhyan hay thiền dẫn đến samadhi.
Khoa học yoga do đó đã phát triển
để nuôi dưỡng thân vật lý, thân vi tế và thân nguyên nhân thông qua
5 cách tiếp cận được xác định rõ ràng: Hatha
Yoga, Karma Yoga, Jnaana Yoga, Bhakti Yoga và Raja Yoga.
Để tới trung tâm của sự tồn tại, thay vì dừng lại ở mức độ vật lý, thô trược, giác quan của ngoại vi, người khao khát yoga phải lặn sâu hơn vào lõi của tồn tại.
Nhiều con đường và phương thức khác nhau được quy định để tới được đích đến cao cả này.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn cội của mình. Ý thức của chúng ta bị khuất lấp bởi cái tôi, và kích thích bởi các
giác quan và khả năng đã góp phần vào tình trạng hiện tại của chúng ta. Nếu không
có sự quan tâm hoặc sự hiến dâng, kiến thức
và hành động, chúng ta sẽ trì trệ trong các mưu cầu, cho dù là thế tục hay tâm linh. Nhiều truyền thống tôn giáo nói về sự cần thiết hiến dâng bằng
con đường chú ý hay upasana, hành động hay
karma và kiến thức hay jnaana. Hơn nữa, bốn yếu tố cơ bản
- sadhana-chatusthaya - được ghi nhận cho sự đáp ứng các mưu cầu thế tục và tâm linh, vẫn giữ nguyên trong hầu hết các
phương pháp luận và truyền thống tâm linh.
1.
KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT HAY VIVEKA
Để đạt được viveka, sadhana đầu tiên, người tìm kiếm phải nhận thức được điều gì
là tốt và điều gì là không tốt cho sự tiến hóa. Điều gì là nguyên nhân so với điều gì là kết quả? Điều gì có hại so với điều gì có lợi? Điều gì là cần thiết so với điều gì là không cần thiết? Chúng ta nhìn thấy nhiều thứ trong thế giới nhưng nếu suy nghĩ về sự tồn tại của chúng, chúng ta thấy rằng chúng dễ thay đổi khi
hoàn cảnh thay đổi. Sau đó, chúng ta quay sự chú ý vào bên trong để đi sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân. Sự chú ý của chúng ta chuyển hướng từ những thứ nhất thời sang những thứ không thay đổi hay vĩnh cửu và khi đạt tới điều đó chúng ta vun đắp một đời sống thế tục và tâm linh giúp ích cho sự tiến hóa.
2.
TỪ BỎ HAY VAIRAGYA
Được biết đến như sadhana thứ hai trong
bốn sadhana, trạng thái vairagya được mang lại bởi những hoàn cảnh nhất định.
Ví dụ, khi đã chán ngấy những đối tượng thế gian, sau khi theo đuổi chúng
để thỏa mãn con tim, đôi khi chúng ta bắt đầu cảm thấy một sự thúc đẩy bên trong hướng về chúng. Trong trường hợp như vậy, sự chú ý của chúng ta tự nhiên chuyển hướng sang một lý tưởng nào đó cao cả hơn và chúng ta cảm thấy được đánh thức một chút về ý nghĩ Thượng đế.
Thứ hai, khi bị nhức nhối bởi sự phản bội và thất tín của thế giới,
chúng ta cảm thấy ghê tởm và chống đối ở bên trong đối với thế giới. Cảm giác bất
mãn và cô lập cũng phát triển khi chúng ta bị mất đi một người thân yêu. Nhưng vairagya được tạo ra trong những
trường hợp như thế hiếm khi xác thực hoặc kéo dài. Nó sớm biến mất với sự thay đổi trong hoàn cảnh ngược lại.
Do đó, cảm giác vairagya được thúc đẩy bởi nguyên nhân bột phát thường tồn tại trong thời gian ngắn và lắc lư theo hoàn cảnh. Sở dĩ như vậy là bởi một
cú sốc bất ngờ, dù chỉ là tạm thời tạo ra cảm giác vairagya, phải nhượng bộ hạt giống ham muốn
và lạc thú vẫn chôn sâu trong trái tim và có thể nảy mầm ngay lập tức khi
nó tìm thấy môi trường thích hợp. Từ bỏ thật sự có nghĩa là không dính mắc vào những đối tượng thế gian chứ không phải là không sở hữu vật.
Cảm giác vairagya theo đúng nghĩa và với kết quả dài lâu chỉ có thể
được phát triển sau khi thanh lọc triệt để và có sự điều độ xứng đáng. Một sự tìm hiểu kỹ lưỡng về chủ đề này sẽ cho thấy rằng thực sự viveka
và vairagya không phải là
phương thức hay sadhana, mà chỉ là kết quả
của một số phương thức. Theo đúng nghĩa, viveka
không bao giờ phát triển trừ khi các giác quan được thanh lọc hoàn toàn.
Điều này chỉ xảy ra khi tâm trí được điều chỉnh đúng đắn, có kỷ luật và cái tôi
khoác lấy trạng thái thuần khiết. Vì vậy, viveka là kết quả của các thực hành được thực hiện để mang lại kết quả mong muốn. Bây giờ vairagya, sadhana thứ hai, cũng là kết quả của viveka. Do đó, chúng là các giai đoạn của sự thành tựu sơ đẳng trong yoga mà không phải là các sadhana hay phương thức để thành tựu của các giai đoạn.
Viveka
hay vairagya là một trạng thái của tâm trí được phát triển ở các giai đoạn khác nhau bằng việc thực hành liên tục các
phương pháp yoga nhất định, ví dụ, tưởng nhớ, hiến dâng, yêu thương, v.v. Trong hệ thống Sahaj Marg của Raja Yoga, viveka
và vairagya không được coi là sadhana
mà được gạt sang một bên để tự đông phát triển bởi người khao khát trong tiến trình của họ.
Nó bắt đầu từ cái được gọi là sadhana thứ ba, bao gồm 6 hình thức của thành
tựu tâm linh được gọi là shat-sampatti. Loại sampatti đầu tiên - sham, liên
quan đến trạng thái bình yên của tâm trí dẫn đến trạng thái an tĩnh và yên lặng.
Khi sham
được thực hành, viveka và vairagya đến một cách tự động.
Vairagya, theo nghĩa không tồn tại vật, theo tôi, là một quá trình rất khó khăn vì người khao khát phải có một lập trường tiêu cực, từ chối hoặc loại bỏ mọi thứ đến trong tầm nhìn. Nhưng nếu người khao khát có một lập trường tích cực,
chấp nhận một điều duy nhất là thực tế, và một lòng trung thành với nó, những thứ
khác sẽ tự nhiên biến mất. Dần dần, bạn, người khao khát, sẽ trở nên không quan tâm đến chúng, sự ràng buộc với chúng sẽ biến mất và bạn sẽ đạt được vairagya bằng cách dễ dàng nhất.
Do đó, mục tiêu chính trong yoga là điều chỉnh đúng đắn một tâm trí vốn không an tĩnh. Tâm trí tạo ra vô số ý tưởng và ý nghĩ, kích thích các
giác quan và khả năng, và khiến cơ thể hành động. Mọi thứ tốt hay xấu
đều bắt nguồn từ tâm trí và duy nhất tâm trí chi phối mọi cảm giác, cảm xúc
và thôi thúc của chúng ta.
3. SHAT-SAMPATTI:
SHAM, DAM, UPARATI, TITIKSHA, SHRADDHA, SAMADHANA
3.1. Sham hay nhào nặn tâm trí và Dam hay kiểm soát các giác quan
Trong hệ thống Sahaja Marg của Raja
Yoga, sự thực hành bắt đầu với sham - pháp đầu tiên trong 6 sampatti của sadhana thứ ba và dành hết
sự chú ý của chúng ta vào việc nhào nặn và điều chỉnh tâm trí một cách đúng đắn;
điều này được thành tựu một cách dễ dàng bởi sự trợ giúp của sức mạnh truyền từ một vị thầy
xứng đáng.
3.2.
Kiểm soát các giác quan hay Dam sẽ tự động xảy ra khi chúng ta tập trung tâm trí vào một thứ duy nhất, đó là thực tại, bỏ qua tất cả
những thứ khác. Nhìn chung, hầu hết những người khao
khát yoga đi theo hướng này, trong khi một số ít nỗ lực tiếp cận sham
thông qua thực hành karma hay hành động và một số khác thông qua bhakti hay sự hiến dâng. Vẫn có những người gác lại cả hai và tiến lên thông
qua phương tiện jnaana hay kiến thức.
Trên thực tế, các giai đoạn của karma, upasana và jnaana không khác nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau và tồn tại
trong một và cùng một trạng thái. Ví dụ, trong upasana,
điều chỉnh tâm trí là karma, trạng
thái được điều chỉnh của tâm trí là upasana
và ý thức của nó là jnaana; trong jnaana, quá trình suy nghĩ là karma, ở tại đối tượng suy nghĩ là upasana và trạng thái kết quả là jnaana; trong khi với karma, quyết tâm hành động là karma, quá trình đưa nó vào thực hành là
upasana và ý thức về sự thành tựu là jnaana.
Do đó, trong hệ thống đào tạo Sahaj
Marg, sham và dam được kết hợp với nhau, đồng thời tự
động tạo ra trạng thái viveka và vairagya đúng nghĩa. Không có thực hành nào thực sự hữu ích nếu không dẫn đến viveka và vairagya một cách tự nhiên. Trong hình dạng chân thực của viveka, người khao khát bắt đầu nhận
ra những thiếu sót và khiếm khuyết của bản thân và cảm thấy ăn năn sâu sắc trong trái tim mình.
Lúc này chúng ta đã đi qua hai sampatti đầu tiên.
3.3
Thu rút bản thân hay Uparati
Bây giờ chúng ta đến với sampatti thứ ba được gọi là uparati,
có nghĩa là thu rút bản thân. Trong trạng thái này, một người thoát khỏi mọi ham muốn,
ngay cả ham muốn liên quan đến thế giới tiếp theo. Anh ta không bị hấp hẫn hay thu hút bởi bất cứ
thứ gì trên đời. Tâm trí anh ta lúc nào cũng tập trung vào một thứ - thực tại. Nó khác với trạng
thái vairagya theo nghĩa là vairagya
tạo ra cảm giác chán ghét các đối tượng thế gian trong khi uparati là trạng thái
mà cả cảm giác hấp dẫn và ghét bỏ đều vắng mặt.
Vairagya
thực ra là dạng chưa hoàn chỉnh của trạng thái cao cả và cao hơn này. Ở
giai đoạn này, tâm trí, giác quan, jnaana
và karma indriyas của người khao
khát yoga được thanh lọc hoàn toàn. Chúng ta bắt đầu cảm thấy chán ngấy mọi thứ
bên ngoài và tách khỏi chúng, vì cho rằng chúng không đáng để chú ý đến. Chúng ta
thoát khỏi ảnh hưởng của ràng buộc thế gian. Ngay cả những tiện nghi của "thiên đường" cũng không có sức quyến rũ đối với một người như vậy, hoặc anh ta cũng không
cảm thấy bất cứ sự hấp dẫn nào đối với sự cứu rỗi, giải thoát hay những lý tưởng
cao hơn khác.
3.4 Titiksha hay trạng thái kiên cường
Ở giai đoạn này, người khao khát yoga
hoàn toàn hài lòng với những gì Thượng đế ban cho mình mà không có cảm giác bị tổn
thương, xúc phạm, chê trách hay ca ngợi.
3.5 Shraddha hay đức tin
Sampatti
thứ năm là shraddha hay đức tin - một
thành tựu rất cao và rất khác với trạng thái sơ khai của đức tin giả tạo, được hình thành, mất đi và lấy lại nhiều lần vì nhiều lý do. Đức
tin chân chính thực sự là một đức hạnh bất khả diễn giải, vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo; đó là lòng quả cảm bất khuất dẫn dắt người khao khát yoga đến thành công; chính sức mạnh tồn tại ở khắp mọi nơi đó làm cho con đường trơn tru; thực tế nó là thứ duy nhất giải quyết vấn đề của cuộc sống.
3.6 Samadhan hay kiên định bản thân
Sampatti
cuối cùng là samadhan, trạng thái kiên định bản thân mà không có ý thức về nó. Ở giai đoạn này, người khao khát yoga dâng hiến hoàn toàn cho Đấng Thiêng liêng ngoài ra không có bất kỳ ý nghĩ nào khác.
Đến đây, chúng ta đã giải quyết các thành tựu khác nhau của sadhana thứ ba.
4.
MUMUKSHU
Bây giờ, chúng ta đến với sadhana cuối
cùng trong bốn sadhana là mumukshu. Bây giờ còn rất ít việc phải hoàn thành khi
người khao khát đến giai đoạn này ngoại trừ phát triển sự liên kết chặt chẽ với thực
tại tuyệt đối hay hợp nhất thực tế trong trạng thái phi thực thể. Đây là
giai đoạn thực hành của sự chứng ngộ và có thể đạt được sau khi thực hành nghiêm
túc các sadhana căn bản theo hệ thống cổ của yoga.
SAHAJ MARG, TỘT ĐỈNH CỦA YOGA
Hệ thống hiện đại của Sahaj Marg khác với con đường cổ ở chỗ Sahaj Marg không thực hiện các bước khác nhau của Ashtanga Yoga, từng bước một, riêng biệt. Theo hệ thống Sahaj Marg, asana, pranayama, dharana, dhyana và samadhi đều được thực hiện đồng thời trong quá trình thiền hay dhyana. Vì lẽ đó, thiền đưa người khao khát đến sự tập trung hay trạng thái samadhi. Do đó, người khao khát tiến tới samadhi - bước cuối cùng của yoga một cách tự nhiên. Đây là cách mà linh hồn - thân nguyên nhân làm giàu. Samadhi cao cả nhất có thể được tạo ra khi dòng truyền yoga dẫn dắt ý thức của chúng ta trong suốt buổi thiền. Một người có thể thực sự xác minh kết quả của thiền với dòng truyền yoga so với không có dòng truyền. Chúng tôi có hàng nghìn người dẫn thiền trên khắp thế giới tại hơn 110 quốc gia. Những người dẫn thiền có thể mang đến sự phục vụ này trực tiếp hoặc từ xa. Bạn có thể tìm một người dẫn thiền như thế trong vùng của mình bằng việc truy cập http: /heartspots.heartfulness.org hoặc gửi email tới info@heartfulness.org. Bạn cũng có thể truy cập heartfulness.org để biết thêm thông tin.
Hệ thống hiện đại của Sahaj Marg khác với con đường cổ ở chỗ Sahaj Marg không thực hiện các bước khác nhau của Ashtanga Yoga, từng bước một, riêng biệt. Theo hệ thống Sahaj Marg, asana, pranayama, dharana, dhyana và samadhi đều được thực hiện đồng thời trong quá trình thiền hay dhyana. Vì lẽ đó, thiền đưa người khao khát đến sự tập trung hay trạng thái samadhi. Do đó, người khao khát tiến tới samadhi - bước cuối cùng của yoga một cách tự nhiên. Đây là cách mà linh hồn - thân nguyên nhân làm giàu. Samadhi cao cả nhất có thể được tạo ra khi dòng truyền yoga dẫn dắt ý thức của chúng ta trong suốt buổi thiền. Một người có thể thực sự xác minh kết quả của thiền với dòng truyền yoga so với không có dòng truyền. Chúng tôi có hàng nghìn người dẫn thiền trên khắp thế giới tại hơn 110 quốc gia. Những người dẫn thiền có thể mang đến sự phục vụ này trực tiếp hoặc từ xa. Bạn có thể tìm một người dẫn thiền như thế trong vùng của mình bằng việc truy cập http: /heartspots.heartfulness.org hoặc gửi email tới info@heartfulness.org. Bạn cũng có thể truy cập heartfulness.org để biết thêm thông tin.
BA
GIAI ĐOẠN CỦA SỰ TẬP TRUNG
Có ba hình thức samadhi hay các giai đoạn của sự tập trung. Đầu tiên, một người cảm thấy
bị mất hút hoặc chìm nghỉm. Các giác quan, cảm giác và cảm xúc tạm
thời bị đình chỉ theo cách mà chúng dường như chết vào giây phút này. Anh ta giống với một người ngủ say như chết, vô thức với mọi thứ.
Hình thức thứ hai là một người mặc dù tập trung sâu vào một điểm, nhưng không thực sự cảm thấy bị chìm nghỉm trong đó. Nó có thể được mô tả như trạng thái ý thức bên
trong trạng thái vô thức. Có vẻ như anh ta không ý thức về bất cứ điều gì
nhưng ý thức vẫn hiện diện bên trong, mặc dù chỉ ở dạng lờ mờ. Anh ta đi dọc con đường
suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nào đó. Anh ta bị chìm đắm vào nó mà không nhận thức được mọi thứ khác hoặc không nhìn thấy bất cứ thứ gì trên đường hoặc
nghe thấy âm thanh nào xung quanh. Anh ta bước đi trong trạng thái vô thức, mà không va chạm vào một cái cây bên đường và cũng không bị
chiếc xe nào cán phải. Trong trạng thái vô thức này, anh ta chú ý đến những
nhu cầu thiết yếu một cách vô thức và hành động như những yêu cầu xui khiến.
Anh ta không có ý thức về hành động. Trong trạng thái này của tâm trí, ý thức
về những thứ khác dường như ở trạng thái ngủ và tạo ra rất ít dấu ấn.
Hình thức thứ ba là sahaj samadhi. Đây là loại tập trung tốt nhất. Trong
trạng thái này, một người bận rộn với công việc, tâm trí anh ta mải mê với nó, nhưng ở nơi sâu thẳm nhất của trái tim anh ta vẫn an trú vào cái thực. Anh ta bận rộn với công việc bên ngoài một cách có ý thức, đồng thời tiềm thức của anh ta bận rộn với những ý nghĩ thiêng liêng. Anh ta luôn ở trong trạng thái samahdi mặc
dù có vẻ như anh ta bận rộn với công việc thế tục. Đây là hình thức cao
nhất của samadhi và còn rất ít thứ cần
hoàn tất sau khi anh ta đã vĩnh viễn bước vào trạng thái này.
Vào giai đoạn này, cuối cùng một
người nhận ra trạng thái tối cao vô cùng được ca ngợi trong kinh điển cổ và bởi Chúa Krishna rằng thông qua yoga mọi hành động của chúng
ta trở nên thuần thục - YOGAHA KARMASHU KAUSHALAM!
Nguồn: The Journey Begins