Trong Sahaj Marg, điều gì xảy ra khi chúng ta thiền với người hướng dẫn? Chúng ta trải nghiệm điều gì đó. Thiền là về trải nghiệm. Vì vậy, chúng ta có thể nói tâm linh cũng là về trải nghiệm? Nó không còn là về niềm tin. Tất nhiên là có niềm tin, nhưng bây giờ niềm tin được minh chứng thông qua kinh nghiệm rằng, “Nó là như thế.” Bạn có đồng ý với tôi về điểm này không?
Điều gì xảy ra
trong Thực tại? Trải nghiệm của chúng ta lên đến tột đỉnh sang một mức độ khác
của cảm nhận thường tại bên trong. Bạn cảm thấy Thực tại, như nó là. Không có
gì tuyệt vời bằng việc chúng ta hiểu ý nghĩa thực sự của những câu nói đó. Và khi
chúng ta vượt lên cảm nhận trong lúc thiền, chúng ta cảm thấy rỗng rang, Hư không
tuyệt đối, nó là chân phúc. Bạn say đắm trong nó. Bạn say sưa đến mức mất hút
trong nó. Đó là khoảng không. Say sưa là trạng thái phúc lạc, trạng thái hân hoan.
Giờ thì bạn đã hiểu rồi chứ? Ngay trong một buổi thiền, chúng ta trải nghiệm
toàn bộ quá trình chuyển từ tôn giáo sang Hư không. Đâu đó ở giữa chúng ta bị mắc
kẹt với sự say sưa, sự tập trung và những thứ tương tự như thế.
Một trong những
câu hỏi đưa ra là: sự khác nhau giữa thiền và tập trung là gì? Chúng ta bắt đầu
thiền với một suy nghĩ. Chúng ta nghĩ về sự hiện diện của Ánh sáng Thiêng
liêng. Chúng ta giả định rằng “Ánh sáng Thiêng liêng hiện diện trong trái tim
tôi.” Đó là một suy nghĩ. Suy nghĩ đó lên đến tột đỉnh chuyển thành cảm nhận về
sự hiện diện của đối tượng mà chúng ta thiền. Và dần dần cảm nhận này lên đến tột
đỉnh. Khi chúng ta rất thích cảm nhận đó, một cách tự phát, một cách tự nhiên,
không cần cố gắng, chúng ta say đắm trong nó, chúng ta mất hút trong nó. Vì vậy,
trạng thái tập trung nằm ở đâu đó giữa sự say sưa này và sự bắt đầu nghĩ về đối
tượng thiền.
Tôn giáo = Niềm
tin và Giáo lý
Tâm linh = Trải
nghiệm
Thực tại = Cảm nhận
Phúc lạc = Say đắm
hoặc hân hoan
Hư không = Biến mất
hoàn toàn
Trong mỗi buổi thiền,
chúng ta được trải nghiệm nó, thoáng thấy nó, từng chút từng chút một, đến mức độ
chúng ta có thể chịu đựng được trạng thái rỗng rang, trạng thái hân hoan, trạng
thái say đắm, trạng thái của cảm xúc thực về các khía cạnh khác nhau của các luân
xa khác nhau. Tại mỗi luân xa đều có sự say đắm, sự mở rộng. Nhưng mỗi sự say đắm,
mỗi sự mở rộng đó lại có tính chất khác nhau. Sự hân hoan ở luân xa này không giống
với sự hân hoan ở luân xa khác.
Ở mỗi cấp độ, mặc
dù chúng ta mất hút, chúng ta say đắm, nhưng mỗi trạng thái hân hoan khác với trạng
thái trước đó hoặc sau đó. Ngay cả sự rỗng rang, Hư không Tuyệt đối mà đôi khi
chúng ta cảm thấy mất hút, nhưng cảm giác về sự mất hút này và trạng thái đắm
chìm này khác nhau giữa các buổi sitting. Có hôm chúng ta nói, “Tôi đã biến mất.”
Ngày khác, "Tôi đã biến mất hoàn toàn." Nhưng bạn không biết nói gì
hơn.
Bây giờ bạn nhìn
nó từ một góc độ khác: Vùng Trái tim - biểu hiện của tính hai mặt. Chúng ta đã
nói về 5 điểm (luân xa), có đúng không nào? Tại mỗi điểm đều có sự đối lập của
nó. Thích so với không thích. Bình an so với bất an. Sợ hãi so với can đảm. Yêu
thương so với giận dữ, hận thù. Ảo tưởng so với thực tại.
Nhưng khi chúng ta
đi xa hơn và bước vào Brahmanda Mandal (Vùng Tâm trí), trạng thái say đắm này sẽ
xuất hiện - “Tôi đã biến mất”, “Và tôi đã biến mất”, “Tôi đã thực sự biến mất.”
Bạn không thể nói bất cứ điều gì ngược lại với nó. Không có sự đối lập của nó,
bởi vì Brahmanda Mandal vượt ra ngoài nhị nguyên. Không có đối lập, chỉ có tính
một. Chúng ta chỉ có thể nói, “Tôi”, “Ít tôi hơn”, và “Không có tôi”. Và ở giữa
những thứ này, tùy thuộc vào mức độ hiện diện của bạn trong khi thiền hoặc sự vắng
mặt của tự ngã của bạn trong khi thiền, sẽ xác định phẩm tính của sự “biến mất”
đó.