Hỏi: Hầu hết những người trong đoàn của chúng tôi là nông dân. Họ tin rằng thiền là dành cho sự tiến bộ tâm linh, nhưng thiền cũng có thể phù hợp với việc cải thiện đời sống vật chất và sản xuất nông nghiệp chứ?
Daaji: Thiền là một phần của yoga. Đấng Krishna nói rằng đối với một người thiết định trong yoga, mọi công việc họ đảm nhận đều thành công. Khi một người trở nên vững vàng trong yoga, kỹ năng được đưa vào mọi hành động của họ. Người có tâm trí tập trung, trái tim của họ hướng về một thứ duy nhất là Thượng đế, với sự hướng tâm đó, nếu họ làm ruộng, học hành, làm ăn, nội trợ, nếu họ thực hiện bổn phận của mình trong sự tưởng nhớ Ngài, thì công việc sẽ luôn luôn tốt. Khi chúng ta thiền buổi sáng, trong khi thiền, chúng ta nhận được nguồn cảm hứng về những việc chúng ta nên làm hoặc không nên làm. Chúng ta nhận được các thông điệp mới từ bên trong. Vì vậy, tôi tin rằng thiền mang lại thành công cho chúng ta trong mọi việc chúng ta làm, nhưng chúng ta không thiền để thành công. Sẽ đến lúc chúng ta quy thuận Thượng đế và nói: “Con đã thực hiện bổn phận của mình; bây giờ mọi thứ tuỳ thuộc vào Ngài.” Chúng ta phải gieo hạt; chúng ta đã gieo. Chúng ta phải tưới nước, và chúng ta đã tưới. Bây giờ phần còn lại nằm trong tay Ngài. Một cảm giác nương tựa đến từ bên trong. Trái tim trở nên mãn nguyện.
Hồi tôi còn ở Gujarat, tại một làng quê gần Narmada, trong 10-12 năm, ở đó không có nước. Ngay cả sau này cũng thế. Bất cứ ai ở trong sự tưởng nhớ Ngài đều không cảm thấy bất cứ vấn đề gì. Đúng là có sự khan hiếm nước, nhưng không ai cảm thấy nặng nề vì điều đó. Ngay cả trong những hoàn cảnh như vậy, họ vẫn vui vẻ, hành Kirtan (hát ca tụng Thượng đế) và tiến về phía trước.
Giả sử anh làm nông nhưng không thiền, và mùa màng thất bát. Anh sẽ đổ lỗi cho ai? Nếu vụ mùa bội thu, anh sẽ nói gì? Ai đã mang mùa bội thu đến cho chúng ta? Vì vậy, bổn phận của chúng ta trong kiếp người này là tiếp tục thực hiện bổn phận của mình. Tôi không nói rằng người ta không nên hy vọng thành công. Đối với những gì chúng ta đã gieo trồng - lúa, bông hoặc len - chúng ta sẽ có thể thu hoạch với năng suất cao. Chúng tôi chia sẻ nghiên cứu mới mà chúng tôi đã thực hiện. Một trong số nghiên cứu đó là than củi và phalsa được trộn với phân bò hoặc phân trâu và nước tiểu của bò hoặc nước tiểu của trâu. Chúng tôi ủ hỗn hợp đó dưới hố trong 7 ngày. Sau đó, than được lấy lên và rải vào đất, năng suất mùa màng sẽ tăng hơn 50%. Nghiên cứu này đã được thực hiện tại Heartfulness. Chúng tôi vẫn đang tiến hành các nghiên cứu mới, và với các nghiên cứu mang lại kết quả cao, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với mọi người.
Hỏi: Thanh niên của làng chúng tôi không muốn ở lại làng quê làm nông nghiệp và bị hấp dẫn bởi cuộc sống đô thị. Xin vui lòng cho chúng tôi lời khuyên trong hoàn cảnh này.
Daaji: Đối với những người có học, lẽ tất yếu là họ sẽ bị hấp dẫn bởi cuộc sống đô thị. Một xu hướng mới đã xuất hiện là những người học về công nghệ thông tin và đã từng ra nước ngoài đang quay trở về làm nông nghiệp. Họ không canh tác theo phương thức truyền thống mà chúng ta đang làm, họ làm nông nghiệp theo kỹ thuật tiên tiến mang lại năng suất cao hơn và tạo ra thu nhập cao hơn. Vì vậy, những ai muốn đi, cứ để họ đi. Những ai ở lại và muốn làm nông nghiệp theo cách tốt hơn, hãy gửi họ đến Kanha Shantivanam, chúng tôi sẽ chỉ cho họ cách canh tác mà chúng tôi đang làm.
Daaji - Kanha, 8/5/2023
*****
Question: Most of the participants are farmers. They believe that meditation is suitable for spiritual progress, but can it also be suitable for farming and material progress?
Daaji: Meditation is a part of yoga. Lord Shri Krishna says that for one who is replete in yoga, every work that they undertake is successful. When one becomes stable in yoga, a kind of skill is also added to their actions. Those who have a focused mind, whose heart is focused, on one thing that is God, along with that, if they do farming, study, do business, or do cooking for home, if they perform their duty in remembrance, then that work will always be good. When we meditate in the morning, while meditating, we receive some inspiration about the duties we should or shouldn’t perform. We keep receiving new types of messages internally. So I believe that meditation brings success to us in everything we do, but we don’t meditate to become successful. A time will come when we will surrender to God and say, “I have performed my duty; now it’s on you.” We had to sow seeds; we had sown. We had to water the fields, and we did it. Now it's in your hands. One feeling of refuge comes from within. The heart becomes content. And I have also seen that when I stayed in Gujarat, in a village near Narmada, for 10-12 years, there would be no water. Even after that, whoever remained in godly remembrance wouldn’t be troubled with any problems. Yes, there was scarcity, but nobody became strong because of it. Even in such situations, they remained joyful, doing Kirtans and moving forward. Suppose you are farming but not meditationg, and the crops fail. Who will you blame? If you become successful, what will you say? Who gave it to us? So, it is our duty in this human life that we keep performing our duty, our Karam. I don’t say that one should not hope for success. For what we have sown – seeds, cotton, or wool – we will be able to harvest them in good quantities. We share the new research that we have sone and spoken about. One of them is coal and phalsam which is sarurated with cow dung or buffalo dung and gaumutra (cow urine) or bhainsmutra (buffalo urine). We keep it inside a pit underground for 7 days. Later on, when the coal is put in the soil at the farm, your yield will increase by more than 50%. So, this research was also done here at Heartfulness. We will keep sharing the new techniques as and when we progress with our research.
Question: Our youth do not want to stay back in the villages to do farming and are attracted to city life. For this, please guide us on what to do.
Daaji: For those who are educated, it is natural that they will get attracted to city life. Bit a new trend has emerged: Those who have studied IT (information technology) and visited foreign countries are returning to farming. Not the farming that we have been doing traditionally, but they are doing farming with new techniques that are yielding more production and generating greater income. Those who want to go, let them go. Those who stay back and want to do farming in a better way, send them over to Kanha Shantivanam to show them the way we are doing our farming.