Trong Vùng Trái tim (Heart Region), mọi thứ tốt đẹp tiếp tục nở hoa thành những gì tốt đẹp. Nhưng ở đây, trong Vùng Tâm trí (Mind Region), điều tốt đẹp, như đảo ngược, mang lại cho bạn những kết quả khó chịu.
Đôi khi chúng ta nghĩ:
tại sao lại có 13 điểm (luân xa) này? Tại sao có nhiều điểm vậy? Thiên nhiên đã
thiết kế chúng để bảo vệ chúng ta. Khi ta đi từ điểm 1 đến điểm 2 rồi đến điểm
3 và đi lên, với mỗi trạng thái liên tiếp, bằng việc đi qua mỗi nút thắt (knot)
liên tiếp, công việc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Khi đó, một số người trong
chúng ta có thể đặt câu hỏi: "Tại sao Thiên nhiên lại không hỗ trợ chúng
ta, giúp ta tiến hóa?" Tôi đang nỗ lực hết sức để tiến hóa, nhưng khi tôi
càng lên cao, lực cản càng lớn. Ngày càng có nhiều thử thách hơn. Hầu hết các
bạn đã làm tuyệt vời cái được gọi là thử thách của ngày hôm qua. Thực ra đó hầu
như không phải là thử thách gì cả. Thiên nhiên có những yêu cầu riêng của bà mà
chúng ta tự nhiên trải qua những giai đoạn như vậy.
Babuji Maharaj nói sự
phát triển tốt nhất là một người tiến bộ nhờ nỗ lực tự thân. Vậy thì vai trò
của Guru là gì? Guru đang nói như thế, chính ông đã nói rằng: “Tôi có thể thúc
đẩy một chút, nhưng phần lớn nỗ lực phải là từ abhyasi (người hành thiền).” Chỉ
khi ấy sự phát triển mới trở nên bền vững. Nếu tự mình vượt qua nó, bạn sẽ thích
nó hơn. Giống như khi bạn trở thành triệu phú nhờ nỗ lực tự thân, hoặc do ân
huệ của ai đó. Bạn thích cái nào hơn? Điều tương tự đối với tâm linh. Ở đâu đó,
sự giúp đỡ là luôn luôn cần, giống như chất xúc tác hoàn thành phản ứng. Vai
trò của Guru hay người bạn mang đến cho ta sự trợ giúp, về bản chất là xúc tác,
nhưng phần lớn mọi việc phải do chính ta làm.
Trở lại với thử thách,
tại sao chúng lại quan trọng, tại sao chúng rất quan trọng chính là bởi vì điều
này: “Tôi đã vượt qua. Tôi đã phát quang hàng rào”. Với tầm nhìn của mình, Ngài
nhận thấy rằng khi chúng ta di chuyển từ điểm này tới điểm kia, có một lực cản
tự nhiên được Bà mẹ Thiên nhiên tạo ra. Ngài nói đây là cái gờ. Trong tiếng Ba
Tư, Ngài gọi nó là barzakh - thứ này phải được vượt qua. Rồi
Ngài đưa ra một ví dụ - giả sử bạn đang đi trên đường, và đột nhiên gặp một
khúc sông đang chảy xiết. Bạn cần ai đó đưa mình qua sông, hoặc bạn phải biết
bơi. Bạn phải là một tay bơi cừ khôi nếu không bạn sẽ bị nước cuốn trôi. Vì
vậy, tại mỗi điểm chúng ta gặp phải barzakh - chúng ta phải vượt qua nó. Chúng
ta phải cố gắng hết sức để vượt qua nó.
Trong các phần trước,
tôi đã nói rằng khi bạn gặp những barzakh đó, lực cản xuất hiện một cách tự
nhiên ngăn cản tiến trình của chúng ta, nó có một mục đích. Nhưng chính xác là
khi phải đi qua nó, chúng ta ngừng thiền bởi chúng ta không muốn vượt qua nó.
Chúng ta sợ nước, chúng ta sợ lực cản, chúng ta bỏ cuộc quá dễ dàng. Chúng ta
không cảm thấy muốn thiền vào thời điểm đó. Bởi vậy, chính xác là khi chúng ta
không cảm thấy muốn thiền, hãy hiểu rằng lúc này ta đang giáp mặt barzakh - nó
phải được đi qua bằng sự giúp đỡ của ai đó hoặc chúng ta hãy nỗ lực hết sức có
thể.
Daaji
*****
[In the Heart Region]
every good thing was perpetuating into good things. but here the good thing, as
invertendo, gives you the bad results in the Mind Region.
Sometimes we think:
why these thirteen points? Why so many points? Nature designed it for our
protection. When we cross from 1 to 2 to 3 and go on uphill, with every
successive state, with the crossing of every successive knot, it becomes more
and more difficult. then some of us may ask a question: “Why in the world is
Nature not supporting me, helping me to evolve?” I am trying my best to evolve,
but as I go higher and higher, there is more and more resistance. there is
greater and greater number of tests. Most of you did wonderful in yesterday’s
so-called test. it was hardly any test, actually. Nature has her own
requirements, that we naturally pass through such stages.
Babuji Maharaj called
that progress the best wherein one progresses because of one’s own efforts.
Then what is the use of Guru? The Guru is speaking like that, he has said it
himself: “I can give a little push, but majority of the efforts has to be from the
abhyasi.” Only then that progress becomes sustainable. If you cross it on your
own, you will enjoy it more. It’s like when you become a millionaire because of
your self-efforts, or because of the mercy of someone. Which would you prefer?
The same thing is for spirituality. Help is always needed somewhere, like a
catalyst that completes the reaction. The Guru’s role, or friends who give us
help, is catalytic in nature, but a majority of things has to be done by
ourselves, you see.
Coming back to these
tests, why they are vital, why they are very important is precisely because of
this: “I passed. I cleared this hurdle.” He found in his vision that as we move
from one point to another point, there is a natural resistance already created
by Nature Herself. He says these are brackets. In Persian he called it as
barzakh – this has to be crossed. Then he gives an example of – let’s say you
are walking on plain land, and all of a sudden you come across a roaring river.
You need someone to take you across, or you must know how to swim. You must be
a capable swimmer otherwise you will be gone with the flow. So at each point we
come across barzakh – we have to cross that. We have to make all efforts in
crossing this.
Earlier in previous
sessions I told you when you come across such barzkhs, such resistances which
are built naturally against our progress, it has a purpose. But precisely when
we have to cross, we stop meditating because we don’t like to cross this. We
are afraid of waters, we are afraid of resistance, we give up so easily. We
don’t feel like meditating at that time. So precisely whe we don’t feel like
meditating, understand that now you are facing some sort of barzarkh – it must
be crossed with someone else’s help, or try it with all your might.