20 tháng 7, 2020

Sống đời trọn vẹn

Mọi người thường than phiền về các vấn đề cơ thể của họ và các vấn đề khác. Tất nhiên, tất cả chúng ta đều có một mức độ nào đó các vấn đề. Một người nói rằng anh ta muốn trở thành một sannyasi (khất sĩ), và anh ta nói rằng cơ thể không lắng nghe anh ta, nó có những nhu cầu riêng của nó, nó … rất động ở cấp độ cảm giác, nó đang tìm kiếm những thú vui thể xác và anh ta phải kiềm chế nó, anh ta phải giết chết cơ thể của mình. Và anh ta than phiền rằng một ngày nọ anh ta đã có ý định tự tử bởi tâm trí không vận hành tốt và cơ thể anh ta không chịu lắng nghe. Vì vậy, tôi đã nói, “Xem nào, Thượng Đế đã ban cho chúng ta cơ thể này với một mục đích. Thượng Đế đã ban cho chúng ta cơ thể này trong trạng thái thuần khiết. Tôi đã làm hỏng tâm trí của mình. Đó là tâm trí đang nói với cơ thể, hay tâm trí tôi đang bày tỏ mong muốn của nó theo một cách nào đó. Đó là tâm trí tôi đang thể hiện đam mê.”


Khi thiền, nếu bạn có Guru đúng đắn, Người Dẫn Đường đúng đắn, người hướng dẫn đúng đắn và phương pháp thiền đúng đắn, thì thiền có thể giúp bạn chuyển đam mê thành tình yêu. Với đam mê, điều gì xảy ra? Hoàn cảnh này giống như là cưỡng bức - khi người kia không hợp tác, cuối cùng bạn phải cưỡng ép người kia. Với đam mê, bạn lợi dụng người khác, và bạn lạm dụng người khác. Mặc dù bạn có thể nói rằng mình yêu người đó nhưng chỉ là vì thỏa mãn đam mê của bạn mà bạn cần họ. Với tình yêu, bạn sẵn sàng hy sinh bản thân vì hạnh phúc của người kia. Và bạn học điều này, bạn trân trọng điều này, trái tim bạn tan chảy và bạn nói, “Tôi hạnh phúc khi người kia hạnh phúc.” Hạnh phúc của người kia và hạnh phúc của tôi song hành. Tôi không ở đây để lợi dụng người kia. Nếu cần, cũng chính người đó sẽ sẵn sàng hy sinh vào lúc cần thiết. Điều này với tôi là sự tiến hóa, chuyển từ vị kỷ tới vị tha. Đó là một điều quan trọng, từ ​​đam mê tới tình yêu.
Rồi, giận dữ - hầu hết chúng ta bị vướng vào vấn đề giận dữ, nóng tính, cáu bẳn. Tôi có thể nói rằng, chúng ta không thể diệt trừ giận dữ, cũng như đam mê, bởi đam mê và giận dữ là do Thượng Đế ban tặng. Chúng ở đó với một mục đích, nhưng chúng có thể được chuyển hóa. Trong khoa học, chúng ta học được rằng năng lượng không thể bị phá hủy, nhưng năng lượng có thể được chuyển hóa. Làm thế nào tôi có thể sử dụng năng lượng giận dữ này và năng lượng đam mê này? Tôi đã chia sẻ với bạn rằng năng lượng đam mê có thể được chuyển hóa vì một thế giới tốt đẹp hơn khiến nó trở thành tình yêu thông qua thiền. Ngoài ra, khi cơn giận được quan sát, và khi bạn đối mặt với nó bằng trái tim và nói, “Được rồi đây là hoàn cảnh của tôi,” rồi trước khi bạn bùng nổ với cơn giận đó, hãy cho phép mình dừng lại. Hầu hết mọi người không có khả năng này, khả năng để dừng lại. Nếu bạn dừng lại vài phút và sau đó mở rộng nó với một ý niệm rằng, “Tôi muốn gì từ hoàn cảnh này? Có ích gì không nếu tôi nổi giận?”, rồi… tình yêu nổi lên trong tim bạn. Và bạn cảm thấy xót thương cho người đó. Nếu bạn có đủ thời gian để nhận ra rằng mình đang tức giận với người đó, rồi đó là một tình cảnh đáng thương. Bạn cảm thấy như đang cầu nguyện cho người đó: “Cầu mong Thượng Đế tha thứ cho anh ấy.” Khi Chúa Jêsus ở trên thập tự giá, Ngài có tức giận không? Trái tim Ngài tràn ngập tình yêu. Thực tế, Ngài đã cầu nguyện vào thời điểm đó: “Thượng Đế của con, họ không biết điều họ đang làm. Xin hãy tha thứ cho họ.” Chúng ta cũng nói trong các shastras: có rất nhiều ví dụ, chẳng hạn một tên cướp như Valmiki trở thành một vị thánh. Đây là sự tiến hóa; đây là một bước nhảy lượng tử. Trong vật lý cũng có khía cạnh về bước nhảy lượng tử - bước nhảy của các electron từ một quỹ đạo thấp hơn lên quỹ đạo ngoài cùng, và nó xảy ra … trong 0 giây. Kết thúc!
Với ý thức của chúng ta cũng vậy, nếu một cơ hội xuất hiện với trạng thái samadhi, khoảnh khắc Thực Tại này cũng có thể có một bước nhảy lượng tử. Ý thức của chúng ta cũng có cơ hội mở rộng theo cả hai phía: siêu ý thức cũng như mức độ sâu hơn của tiềm thức. Nó được mô tả rất hay bởi Swami Vivekananda. Bất kể mức độ ý thức nào chúng ta đang sử dụng trong các tương tác hàng ngày khi thức, với nhận thức đầy đủ của mình, cùng lắm cũng chỉ là 8% … cùng lắm chỉ là 8% ở người thông minh nhất. Điều gì xảy ra với 92% còn lại? Nó ẩn tàng. Ngài đưa ra một ví dụ tuyệt đẹp rằng ý thức mà chúng ta sẵn có giống như một màng nước mỏng, dày chỉ vài micro, bên trên là đại dương siêu thức và bên dưới là đại dương tiềm thức. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng sự mênh mông của đại dương bên trên và đại dương bên dưới. Ý niệm về thiền là chúng ta bay lên bầu trời siêu thức này và lặn sâu hơn vào tiềm thức. Đó là ý niệm đằng sau bất cứ thực hành tâm linh nào - rằng ý thức của tôi phải được cải thiện.
Ý thức của một hòn đá là gì, chẳng hạn? Nó ở đó, nhưng nó không thể nhận ra mình vì nó quá im lìm. Nó … tệ hơn sự hôn mê của một người. Khi bạn nói về ý thức ở các loài thảo mộc và cây bụi, thực vật và cây cối, chúng có một mức độ ý thức nhất định. Chúng cũng có cảm xúc, nhưng chúng không nhận biết được cảm xúc của mình. Chúng có cảm nhận nhưng chúng không nhận biết được. Đó là một công việc rất phức tạp. Và khi chúng ta nói về động vật … chó và mèo, lạc đà và ngựa, rất nhiều trong số chúng có một mức độ ý thức nhất định. Khi chúng ta nói về con người, chúng ta cũng có ý thức, tiến hóa hơn, như chúng ta nói. Và sự thay đổi ý thức này, chúng ta có thể nói, là trong thế giới động vật: ý thức-mèo, ý thức-ngựa, ý thức-trâu, ý thức-lừa, ý thức-la, … tôi sẽ cho bạn một ví dụ, bạn là người cưỡi ngựa ở trình độ thấp và bạn trải qua rất nhiều con ngựa. Với một số con ngựa, bạn có thể quất liên tiếp vào chúng nhưng chúng không nhúc nhích, bởi có một mức độ kháng cự nào đó. Rồi, nhóm ngựa khác, khi bạn ngồi lên lưng, một con ngựa như vậy, nó sẽ không để cho bạn phải quất. Một con ngựa như vậy thậm chí sẽ không để cho bạn huých, nó sẽ lao tới, nó sẽ bắt đầu chạy. Có những loại ngựa khác mà mới nhìn thấy bóng của chiếc roi qua tấm vải che mắt và chúng lao tới. Đây chẳng phải là sự khác biệt về ý thức sao?
Với con người, ví dụ, một số đứa trẻ (Tại sao chỉ có trẻ nhỏ?) và một số người lớn cũng thế, giả vờ rằng họ đang ngủ nhưng họ vẫn thức. Khi một đứa trẻ đang ngủ và bạn cố đánh thức nó dậy, nếu nó quyết không dậy, nó sẽ không thức dậy. Nó sẽ giả vờ ngủ, không phải thế sao? Nhưng nếu bạn té nước vào nó thì nó sẽ tỉnh dậy. Nhưng một đứa trẻ thông minh, rất nhạy cảm sẽ nhận thấy sự hiện diện của cha mẹ ngay cả trước khi họ mở cửa. Nó rất tỉnh táo ngay cả trong giấc ngủ. Đó là sự biến đổi về ý thức, sự khác biệt về ý thức. Với các vị thánh cũng khác, và trong các vị thánh cũng có các cấp độ. Và kế đến là ý thức daivik [thiêng liêng], cũng khác. Vì vậy, chúng ta phải bằng cách nào đó rèn luyện tâm trí mình theo cách, mà nó trở thành công cụ cho sự tiến hóa của chúng ta. Tâm trí là người bạn tốt nhất của chúng ta. Đồng thời, nó có thể trở thành kẻ thù tồi tệ nhất, như ví dụ tôi đã chia sẻ với bạn về một người muốn tự tử. Không có gì sai với cơ thể, nhưng chính tâm trí cấp nhiên liệu cho tất cả những ham muốn này. Nếu tôi biết kỹ thuật làm thế nào để loại bỏ những ham muốn đó, sẽ thật tuyệt vời.
Chúng ta có thể đi chi tiết hơn về tất cả những điều này, ví dụ: Cái tôi này, thể tinh tế của cái tôi là gì? Thể tinh tế của manas hay tâm trí là gì? Thể tinh tế của buddhi hay tuệ là gì? Và thể tinh tế của ý thức? Một lần nữa Patanjali nói một cách xuất sắc về những koshas [vỏ bọc] khác nhau. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đưa ra khía cạnh này để so sánh các thể tinh tế với koshas.
Sự tiến hóa … tôi nghĩ được phản ánh trong chúng ta theo một cách khác. Giống như một người đầy đam mê trở nên yêu thương hơn, một người không có nhiều kiến ​​thức trở nên thông tuệ hơn và có thể tiếp thu kiến ​​thức. Đó là lý do tại sao, sự vô minh được coi là bóng tối, kiến ​​thức được coi là ánh sáng. Vì vậy, chúng ta nói, tôi đi từ bóng tối tới ánh sáng. Cũng có một từ tiếng Sanskrit về điều đó. Vì vậy, khi chúng ta đi từ, hay khi chúng ta chuyển hóa từ đam mê tới tình yêu, bóng tối tới ánh sáng, hay … vô minh tới kiến ​​thức, chúng ta chuyển từ không thích và thích tới vùng trung lập.
Loại khả năng cao nhất, được mô tả rất rõ trong Gita, ở đó Chúa Krishna nói với Arjuna rằng, “Đây là cách con nên dẫn dắt cuộc đời mình, đời sống thế tục.” Ngài đưa ra ví dụ về đóa sen mọc trong đầm: sen không bị ảnh hưởng bởi xung quanh. Làm thế nào để không ảnh hưởng tới đời sống thế tục của chúng ta? Nó đầy rẫy các hoạt động khác nhau, không phải ở cấp độ cá nhân, mà với rất nhiều cá nhân hành động và tương tác. Nhiều lần thậm chí không hành động hoặc tương tác, nhưng chúng ta vẫn bị ảnh hưởng, ví dụ, khi chúng ta xem ti vi. Giả sử bạn xem một bộ phim kinh dị, một bộ phim khủng bố, một bộ phim ma hoặc ở đó có những cảnh giết người và hãm hiếp; bạn không làm gì với nó cả nhưng bạn đã làm vẩn đục tâm trí và trái tim mình một cách không cần thiết khi xem những hành động đó. Nó ảnh hưởng đến chúng ta ở một mức độ nào đó. Làm thế nào để dẫn dắt cuộc sống theo cách mà chúng ta không bị ảnh hưởng? Nói cho cùng, chúng ta là con người; chúng ta bất toàn. Sự toàn hảo là mục tiêu của chúng ta. Dẫn dắt cuộc đời như đóa sen là mục tiêu của chúng ta. Làm cho điều đó có thể bằng cách nào? Có những kỹ thuật. Guru của tôi, Pujya Shri Babuji, đã dạy chúng ta cách bảo vệ mình … bảo vệ bản thân khỏi sự xâm lăng của tất cả những cuộc tấn công không cần thiết từ ngoại giới, cũng như sâu bên trong chúng ta.
Chúng ta đã thu nhặt rất nhiều dấu ấn từ ngoại giới trong quá khứ. Và quá khứ không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta: những kiếp sống trước của chúng ta, những thứ ta không thể thay đổi, điều gì đó xảy ra 5 phút trước, làm thế nào chúng ta có thể thay đổi những gì đã xảy ra trong thời thơ ấu, hay những năm thiếu thời, hoặc điều gì đó đã xảy ra ở một kiếp sống trước hoặc hai kiếp sống trước? Điều đó là không thể. Vì thế, chúng ta tiếp tục tích lũy samskaras, hay dấu ấn mà chúng ta gọi chúng … hay karmas. Chúng ta thường sử dụng các từ này thay thế cho nhau.
Làm thế nào để loại bỏ những dấu ấn? Đó là một mục tiêu. Mục tiêu thứ hai là … làm thể nào để không tạo thành dấu ấn trong kiếp sống hiện tại để không có sự tích lũy. Có những samskaras … Nói chung, chúng ta có thể phân samskaras thành 3 loại: loại lớn nhất là những gì chúng ta thừa hưởng từ những kiếp sống trước; rồi đến loại mà chúng ta tạo ra từ khi sinh ra đến ngày hôm qua; và loại cuối cùng là những gì chúng ta tạo ra từ sáng đến giờ. Vì vậy, có 3 loại chính. Những gì chúng ta thu nhặt ngày hôm nay còn mới trong tâm trí. Một số trong chúng có thể đã đi vào tiềm thức của ta. Nếu tôi tỉnh táo, tôi có thể loại bỏ tác động của những dấu ấn này khỏi thân thể mình. Phương pháp đặc biệt này sẵn có, và tôi có thể dạy bạn khi cơ hội đến. Những samskara đã tích tụ hay những dấu ấn được tạo thành hôm qua, những người hướng dẫn có năng lực có thể giúp bạn xóa sạch những samsakra này hay loại bỏ tác động của những hành động đã gây ra trong quá khứ. Tương tự như thế, với samskara của những kiếp sống trước, một Yogi có năng lực, một Người Dẫn Đường có năng lực có thể loại bỏ nó. Vì vậy chúng ta cần cộng tác với những cá nhân có năng lực. Có giá nào cho những thứ như vậy không? Chúng ta đã nói về điều này lần trước. Thượng đế có để bán? Thực tại có để bán?
Học để sống một lối sống mà tôi không tạo thành samskara là một khía cạnh khác. Nhưng làm thế nào để loại bỏ những dấu ấn mà tôi đã thu nhặt trong những kiếp sống trước, thứ không nằm trong tầm kiểm soát của tôi? Tôi không thể làm gì với điều này. Có giá nào cho thứ đó không? Nếu một guru nói, “Trò yêu quý, đây là giá để xóa sạch samskara từ kiếp sống trước của con để con có thể nhận ra Thượng Đế,” thì guru đó trở thành một nhà buôn; ông ấy trở thành một chủ tiệm. Hãy tránh xa! Những guru như thế sẽ chỉ làm tăng thêm gánh nặng samskara của bạn; họ sẽ chôn sống bạn. Không một guru có giá trị nào lại đòi thù lao. Tất nhiên, trong truyền thống của chúng ta, thù lao đó là có nhưng thù lao phải được đưa theo một cách khác để mối quan hệ này là cao quý và không bị hạ giá bằng trao đổi tiền bạc, hay trao đổi quà tặng. 

Thực tế, nếu bạn nhìn vào nguyên tắc đầu tiên của Ashtanga Yoga của Patanjali Maharishi, Ngài nói về Yama. Yama nghĩa là phá hủy. Thứ đầu tiên để phá hủy thông qua Yama … là asteya: không lấy những gì không thuộc về bạn; thậm chí không khát khao nó. Vì thế khía cạnh Yama này của Ashtanga Yoga vô cùng cuốn hút trái tim tôi, bởi nó là những gì mà tôi tránh xa, những gì mà tôi không tiếp đón, những gì mà tôi muốn loại bỏ khỏi thân thể mình. Và Niyama là những gì truyền vào tôi – những phẩm chất mới hơn, tốt đẹp hơn vào tôi. Đó là Niyama, với tiêu chuẩn đó tôi có thể thích ứng lối sống của mình.