Thiền thường được định nghĩa là suy nghĩ liên tục về một đối tượng của ý nghĩ. Tuy nhiên,
chúng ta thường bị mắc kẹt trong định nghĩa này, và đánh mất mục đích thực sự của
thiền. Thiền phải bộc lộ bản chất chân thực của đối tượng mà chúng ta thiền.
Sự bộc lộ như vậy đến không phải là một ý nghĩ, mà là một cảm nhận.
Do đó, thiền là một quá trình mà chúng ta chuyển từ suy nghĩ tới cảm nhận. Đó là một hành trình từ sự phức tạp của tâm trí đến sự giản đơn của trái tim. Chính vì lý do này mà hầu hết các phương pháp thiền đều liên quan đến trái tim.
Mặc dù chúng
ta có thể dễ dàng nhớ một hình ảnh hoặc một ý tưởng, nhưng rất khó để nhớ lại một
cảm giác.
Bạn
đã bao giờ cố nhớ lại hương vị của một bữa ăn mà mình có nhiều năm về trước? Bạn có
thể nhớ rất rõ nơi bạn đã ăn. Bạn thậm chí có thể nhớ không khí xung quanh, nhưng hương vị thực tế của thức ăn không bao giờ có thể lấy lại được.
Tại sao? Đó là bởi vì cảm nhận luôn ở trong hiện tại, trong cái bây giờ. Vì vậy, chúng ta
không thể hạnh phúc với cảm giác thiền tốt từ rất lâu. Tất nhiên, ký ức về sự bộc lộ tuyệt vời này trong thiền là tốt, nhưng nó giống như một người trúng số độc đắc một lần trong đời và là kẻ ăn xin mãi mãi.
Cảm nhận mà chúng ta có được trong thiền phải trở thành thường
trực.
Tuy
nhiên, ngay cả cảm nhận cũng có sự hạn chế của nó. Trái tim không bao giờ thực sự hài
lòng với cảm nhận. Tại một thời điểm nào đó, cảm nhận trở thành gánh nặng, dù đó là cảm
giác thích thú, vui vẻ, hay thậm chí là phúc lạc. Cảm nhận thường khó cầm nắm được. Trong thiền đích thực, chúng ta đi vào hư vô tuyệt đối, sự vắng mặt hoàn toàn của trải
nghiệm.
Nếu
tìm hiểu ý thức, bạn sẽ thấy rằng nó có nhiều trạng thái, cũng như nước
có các trạng thái khác nhau. Chúng ta có ý thức khi thức, mà chúng
ta tương tác với thế giới. Theo đó, ý thức của một người mà sự chú ý của họ tập
trung ở bên ngoài chỉ nhận thức thế giới bên ngoài. Khi ngủ, chúng ta đi vào ý thức giấc mơ, và trong giấc ngủ sâu, ý thức của chúng ta đi rất sâu. Trong thiền, ý
thức chúng ta hướng tới Tự ngã sâu thẳm nhất, cốt lõi tồn tại của
chúng ta. Khi đi qua các trạng thái thiền khác nhau, chúng ta đi vào
một trạng thái ý thức đặc biệt nơi chúng ta ở những chiều
sâu của bản thể, đồng thời nhận thức được mọi thứ xung quanh.
Một
người tìm kiếm Thực tại chân chính, mặc dù đang thiền bên trong,
cũng năng động theo ý nghĩa thế tục trong trạng thái thiền. Sự mâu thuẫn giữa
sức hấp dẫn đối với Tự ngã bên trong và sự lôi kéo của nhận thức đối với ngoại vi bên ngoài chỉ
xảy ra chừng nào không có trạng thái thiền toàn diện mở rộng khắp mọi trạng thái của ý thức, dù thức, thiền hay ngủ. Một người trong trạng thái ý thức mở rộng như vậy không thể
phân biệt giữa hoạt động thế tục và tâm linh, bởi vì tất cả đều được thực
hiện trong trạng thái thiền thuần túy.
Kamlesh D. Patel
Tạp chí Heartfulness số 2, 2016
*****
Meditation
Meditation
is often defined as thinking continuously about one object of thought. We often
get stuck on this definition, however, and lose the real purpose of meditation.
Meditation must reveal the true nature of that object upon which we are
meditating. Such revelation comes not as a thought, but as a feeling.
Therefore, meditation is a process in which we shift from thinking to feeling.
It is a journey from the complexity of mind to the simplicity of heart. It is
for this reason that most methods of meditation involve the heart.
Though
we can easily remember an image or an idea, it is difficult to recollect a
feeling.
Have
you ever tried to recollect the taste of a meal you had many years back? You
may vividly remember the place where you ate. You may even remember its
ambience, but the actual taste of the food can never be retrieved. Why? It is
because feeling is always in the present, in the now. Therefore, we cannot be
happy with the feeling of a good meditation from eons back. Of course, the
memory of a great revelation in meditation is good, but it is akin to someone
who hits the jackpot once in his lifetime and is a beggar for evermore. The
feeling we derive in meditation must become a permanent affair.
Yet,
even feeling has its limitation. The heart is never truly satisfied with
feeling. At some point, feeling becomes a burden, whether it is the feeling of
pleasure, of joy, or even of bliss. Feelings are difficult to handle. In true
meditation, we enter into absolute nothingness, a complete void of experience.
If
you examine consciousness, you will find that it has a variety of states, just
as water has different states. We have waking consciousness, with which we
interact with the world. The consciousness of a person whose attention is only
focused outwardly perceives only the outside world, accordingly. When we are
asleep, we enter into the dreaming consciousness, and in deep sleep, our
consciousness goes very deep. In meditation, our consciousness is moving
towards the innermost Self, which is the core of our existence. As we traverse
through the various states of meditation, we enter into a special state of
consciousness where we are, at once, at the depths of our being, while being
simultaneously aware of the things around us.
A
true seeker of Reality, though inwardly meditating, is meditatively active in
the worldly sense as well. This contradiction between the attraction towards
the Self within and the pull of our awareness towards its outer periphery is
only valid so long as there is no all-encompassing meditative state that
expands throughout all states of consciousness, whether waking, meditating, or
sleeping. A person in such an expanded state of consciousness is unable to
differentiate between worldly and spiritual activity, as all is done in a
purely meditative state.