Trong bài viết trước, tôi đã chia sẻ một vài suy nghĩ về cách củng cố khả năng bẩm sinh của chúng ta để đưa ra các quyết định cuộc sống tự tin bằng việc lắng nghe trái tim và hành động theo nguồn cảm hứng của nó, cũng như cách tránh khỏi bãi mìn của sự do dự và nghi ngờ.
Tại
sao phải lắng nghe trái tim?
Có sự tốt đẹp nội tại trong tất cả con người. Chúng ta không cần phải nghĩ như thế nào là tốt đẹp. Nó chỉ xảy ra. Khi ai đó hỏi, "Tên bạn là gì?", bạn không cần phải suy nghĩ. Nó trào ra. Có cần sự nỗ lực hay tưởng tượng để nói sự thật không? Chỉ những lời nói dối mới cần phải nỗ lực. Sự tốt đẹp đến một cách tự nhiên.
Một
số người thực hiện nghi lễ hàng ngày, dù tâm linh hay tôn giáo, vì sợ
hãi. Họ nghĩ rằng nếu bỏ qua nghi lễ, họ có thể bị đày đọa xuống địa ngục. Một
số khác, với lòng mộ đạo ép buộc, thực hiện nghi lễ vì sự cám dỗ về một
nơi ở thiên đàng, dâng lời cầu nguyện lên Thượng đế để cho phép họ có một
hành trình an toàn trong thế giới này và được tiếp nhận bởi ngài vào trong cõi giới của ngài.
Nhưng
tìm kiếm hoàn vốn cho sự đầu tư vào tình yêu là làm ô uế tình yêu.
Đây là lý do mà "yêu chỉ vì yêu" được hết mực ca ngợi. Khi đầu vào của chúng ta bị vấy bẩn bởi ham muốn, hay cái tôi,
mối quan hệ giữa đấng thiêng liêng và người mộ đạo trở nên bất hạnh. Hối lộ đấng thiêng liêng bằng sự dụ dỗ nghi lễ để đổi lấy sự phát tài, chưa kể đến một cuộc sống hạnh phúc, khỏe
mạnh và trí tuệ: điều này có thể chính đáng không? Khi một người có mối quan hệ đổi chác với đấng thiêng liêng, theo lẽ tự nhiên, anh ta sẽ học cách đối xử tương tự với người
khác - để lợi dụng.
Giả
sử một nhà sản xuất thuốc muốn tăng lợi nhuận bằng việc trộn các chất độn vô
hại với các thành phần hoạt lực, nhưng sau đó nghĩ lại. Một suy nghĩ đến với anh ta rằng anh ta có thể bị bắt và mất khách hàng, vì vậy anh ta quyết định
không làm điều đó. Quyết định đó có làm cho anh ta có đạo đức không? Mặc dù anh ta không gian dối, nhưng đó là vì một lý do không đúng đắn:
danh tiếng của anh ta. Tuy nhiên, khi làm như vậy, anh ta làm tổn hại đến sự tốt đẹp nội tại của trái tim mình.
Nếu
chúng ta cố gắng không làm điều sai trái - nhưng chỉ vì sợ bị
phát hiện - điều đó chứng tỏ rằng chúng ta vẫn cần những luật lệ và chính sách
để tránh đi lạc khỏi một cuộc sống nguyên tắc. Nhưng nếu chúng ta để cho sự tốt đẹp nội tại, sự thanh nhã của mình bộc lộ và chiếm ưu thế, một cách tự động và chính đáng, kết quả tự nhiên, các luật lệ và chính sách sẽ trở nên thừa thãi.
Càng nhiều luật lệ và chính sách, chúng ta càng đi lạc xa khỏi sự tốt đẹp nội tại của mình.
Nếu hành động của chúng ta chính đáng, nhưng chỉ có vẻ là để trông tốt đẹp trước
mặt người khác, chúng ta vẫn làm tổn hại đến sự tốt đẹp nội tại của mình. Xã hội có thể thưởng cho chúng ta vì lòng tốt, nhưng hành động này
không trong sáng. Chúng ta vẫn không thể hiện sự tốt đẹp chân chính của mình. Chúng ta chỉ đang đeo mặt nạ của lòng tốt và đạo đức. Nó là một
sự bắt chước - giả vờ đức hạnh.
Để
đánh bóng tên tuổi bằng làm việc tốt chỉ vì người khác
đang theo dõi sẽ làm tăng gánh nặng của cái tôi, điều này sau đó làm phiền chúng ta ở cấp
độ tiềm thức.
Để
cho sự tốt đẹp bẩm sinh của chúng ta bộc lộ không hề phức tạp hay khó khăn. Đó là bản chất của trái tim để làm như vậy. Khi tâm trí nghỉ ngơi, trái tim tự động đáp
ứng tạo hóa. Ví dụ, bổn phận của chúng ta là hỗ trợ gia đình, và chính trái tim đáp ứng lời kêu gọi của bổn phận. Khi tâm trí can thiệp vào quá trình
này, nó chỉ tạo ra các lớp phức tạp. Nhưng một tâm trí tiến hóa
hoặc một tâm trí thiền phù hợp với trái tim một cách tự nhiên và dễ dàng.
Khi
tâm trí chỉ là nhân chứng đối với một trái tim tri nhận, cả hai đạt được sự đồng bộ hoàn hảo, lương tâm trong sáng và sự tốt đẹp của chúng ta biểu lộ một cách tự nhiên.
Chúng
ta có nhiều bổn phận trong cuộc sống. Cho dù đó là đối với một tổ chức,
xã hội hay quốc gia, theo lẽ tự nhiên trái tim của chúng ta sẽ đáp ứng mỗi bổn phận một cách phù hợp.
Đồng
thời, chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của bản thân - chuẩn bị, thanh lọc và cảm hóa trái tim và đưa tâm trí vào trạng thái nghỉ ngơi, điều này được hoàn thành thông
qua thực hành thiền một cách chân thành. Nó cho phép chúng ta dễ dàng
nắm bắt làn sóng sáng tạo được truyền cảm hứng sinh ra từ trái tim. Chúng ta
tận dụng nguồn cảm hứng đó để thay đổi bản thân và, cuối cùng, biến đổi bản thân.
Quá trình thiền theo đó thúc đẩy sự biến đổi của chúng ta thành những cá
nhân tốt hơn. Khi đó, chúng ta đáp ứng tốt hơn đối với bổn phận, với bản
thân và người khác, thực hiện chúng với hiệu quả nổi bật và
tròn đầy.
Hơn nữa, chúng ta không nên so sánh sự hiệu quả hay kỹ năng của mình với người
khác. Đó không phải là sự hữu dụng của cái tôi. Khi chúng ta nhìn vào người
khác, nó nên là để truyền cảm hứng. Đây là cách sử dụng cái tôi đúng đắn. Cạnh tranh chỉ lành mạnh khi nó phủ định chính nó, ở đó chúng ta cố gắng cải thiện liên tục bằng việc trở nên tốt hơn bản thân mình trước đó.
Do
đó, chúng ta có thể đặt ra các mục tiêu ngày càng cao cho bản thân. Giống
như những chiến binh hòa bình, chúng ta chiến đấu với sự không toàn hảo của mình, thực
hiện từng hành động với kỹ năng tốt hơn mỗi lần. Điều này cho phép chúng ta
đảm nhận trách nhiệm lớn hơn. Bằng việc thể hiện các giá trị nội tại của
trái tim, chúng ta khi đó thức tỉnh lời kêu gọi của nghĩa vụ.
Toàn bộ quá trình biến đổi mang một ý nghĩa khác khi chúng ta tiến lên từ sự hiểu biết rằng, "Tôi thuộc về thế giới này," tới ý tưởng rằng, "thế giới là của tôi!" Điều này nghe có vẻ tự cao, nhưng nếu không có cảm giác sở hữu, thuộc về, chúng ta sẽ luôn lừu bịp bản thân một cách tàn ác.
Khi
tồn tại cảm giác thuộc về, chúng ta xây dựng mối quan hệ, và khi không còn
là cảm giác thuộc về chúng ta phá vỡ các mối quan hệ. Nhưng khi chúng ta có thể
nói rằng toàn thể vũ trụ thuộc về tôi thì chúng ta sẽ tự động chấp nhận mọi thứ
và mọi người bên trong nó.
Sự chấp nhận chân thành này giờ đây cho phép chúng ta vượt qua nhu cầu khoan dung hoặc quy thuận bất cứ điều gì. Chính sự tốt đẹp nội tại của trái tim có thể
làm cho tôi chấp nhận mọi thứ là, như của tôi. Đồng thời, nó cũng khiến tôi trở thành của họ. Vì vậy, tất cả những
gì có thể xảy ra sẽ luôn là vì tất cả chúng ta. Như vậy, chúng ta cùng nhau xây dựng vận mệnh chung.
Daaji
*****
THE
INTRINSIC GOODNESS OF THE HEART
In
my previous post, I shared some thoughts on how to fortify our innate ability
to make confident life decisions by listening to the heart and acting on its
inspiration, and how to steer clear of the minefield of confusion and doubt.
Why
listen to the heart?
There
is intrinsic goodness within everyone. We do not have to think how to be good.
It just happens. When someone asks, “What is your name?” you do not have to
think. It spills out. Does it require effort or imagination to speak the truth?
Only lies require effort. Goodness comes naturally.
Some
perform their daily rituals, whether spiritual or religious, out of fear. They
think that if they skip the rituals, they may be fated for hell. Some others,
in enforced piety, perform rituals out of temptation for a heavenly abode,
offering prayers to God to allow for their safe passage in this world and for
reception by him into his.
But
to seek a return on an investment of love is to profane that love. This is the
reason that “love for the sake of loving” has been highly praised. When our
input is tainted with desire or ego, the bond between the divine and the
devotee suffers. Bribing the divine with ritual inducements in return for
economic prosperity, not to mention a happy, healthy and wise life: can this be
just? When a person has a transactional relationship with the divine, he will
naturally learn to behave the same with other people — to take advantage.
Suppose
a drug maker wants to boost his profit by mixing counterfeit but harmless
fillers with potent ingredients, but then rethinks. It occurs to him that he
might get caught and lose him customers, so he decides against it. Does that
decision make him virtuous? Although he did not cheat, it was for the wrong
reason: his reputation. However, in so doing, he has compromised the intrinsic
goodness of his own heart.
If
we refrain from doing wrong — but only because we are afraid of being
discovered — it proves that we still require rules and policies to avoid
straying from a principled life. But if we allow our intrinsic goodness, our
decency, to manifest and prevail, automatically and justly in the natural
outcome, rules and policies become redundant. The more the rules and policies,
the further we stray from our intrinsic goodness.
If
our acts are righteous, but only in so far as to look good in front of others,
we still compromise our intrinsic goodness. Society may reward us for our
virtue, but though our acts may be just they are not pure. We still are not
expressing our true goodness. We are only wearing masks of goodness and
morality. It’s an imitation — a counterfeit of virtue.
To
burnish our reputation by doing good deeds only because others are watching
increases our burden of ego, which then disturbs us at the subconscious level.
Allowing
our innate goodness to manifest is not complicated or difficult. It’s in the
heart’s nature to do so. When the mind is at rest, the heart automatically
responds to creation. For example, it is our duty to support our family, and it
is the heart that responds to that call of duty. When the mind interferes in
the process, it only creates layers of complexity. But an evolved or meditative
mind naturally and effortlessly aligns with the heart.
When
the mind is but a witness to the receptive heart, the two attain perfect
synchronicity, the conscience remains clear and our goodness manifests
naturally.
In
life we have many duties. Whether it’s towards an organization, our society or
the nation, our heart should innately respond to each one of them as
appropriate.
At
the same time, we must be responsive to our own need — to prepare, refine and
sensitize our heart and to bring our mind to rest, which is accomplished
through the sincere practice of meditation. This allows us to easily capture
the waves of inspired creativity that arise from the heart. We take advantage
of those inspirations to change ourselves and, ultimately, to transform
ourselves.
The
process of meditation accordingly fosters our transformation into better
individuals. It is then that we are more responsive in our duties, to ourselves
and towards others, and discharge them with pointed and charged effectiveness.
What
is more, we should not compare our effectiveness or skill with that of others.
That is not a useful utilization of ego. When we look upon others, it should be
for the sake of inspiration. This is the correct utilization of ego.
Competition is only healthy when it is against oneself, where we attempt to
continuously improve by being better than we were the last time.
Consequently,
we are able to set higher and higher goals for ourselves. Like peaceful
warriors, we battle our own imperfections, performing each act with greater
skill each time. This enables us to take on greater responsibility. By
manifesting the heart’s intrinsic values, we thus awaken to the call of duty.
The
whole process of transformation takes on a different meaning when we advance
from the understanding that, “I belong to this world,” to the idea that, “the
world is mine!” This may perhaps sound egotistic, but without the feeling of
ownership, of belongingness, we’ll always shortchange ourselves in an enormous
way.
When
there exists a sense of belonging we build relationships, and where there
ceases to be a sense of belonging we break relationships. But when we are able
to say that the entire universe belongs to us, we automatically accept
everything and everyone inside it.
This
heartfelt acceptance now allows us to surpass the need to tolerate or surrender
to anything. It is the intrinsic goodness of the heart that can make me accept
all that is, as mine. By the same token, it also makes me become theirs.
Henceforth, all that can happen will always be for all of us. Thus, together,
we build our united destiny.