3 tháng 6, 2017

Sự tiến hóa

Chào buổi sáng. Tôi rất vui được gặp lại tất cả các bạn. Sự tiến hóa - đó là chủ đề yêu thích của tôi. Chúng ta thực sự hiểu gì về tiến hóa? Nếu bạn hỏi một người bình thường, anh ấy sẽ nói tiến hóa là sự thay đổi. Sahaj Marg cũng là về sự thay đổi. Đó là lý do tại sao nó là con đường tiến hóa.


Để thúc đẩy quá trình tiến hóa, sự giúp đỡ của Master luôn ở đó, nhưng không có sự tham gia tích cực và năng động của chúng ta trong quá trình, thì quá trình thường thất bại bởi vì sự tham gia của chúng ta là điều tối thiểu.

Hầu hết chúng ta đều sợ sự thay đổi. Đôi khi, một số người đối mặt với nỗi sợ sự thay đổi và đi qua quá trình bất kể là gì, nhưng nó rất khó chịu. Nó làm lung lay nền móng của chúng ta khi chúng ta đi qua sự thay đổi đó.

Tôi thường đưa ra một ví dụ về một cặp vợ chồng ngủ chung giường, trong nhiều năm, họ đã quen với việc mỗi người ngủ một bên - người vợ nằm bên phải hoặc bên trái - một thói quen cố hữu. Và thỉnh thoảng khi có yêu cầu đổi bên, sẽ có một cuộc chiến. Ngay cả một sự thay đổi nhỏ như thế cũng trở thành thách thức đối với sự chấp nhận của chúng ta. Khi bầu không khí tâm linh đồ sộ bên trong thay đổi, chúng ta nổi loạn, bởi vì vùng thoải mái bên trong đó hoàn toàn vụn vỡ. Chúng ta đã quen với cảm giác nhất định bên trong và môi trường bên trong có một tính chất nhất định.

Chúng ta có 13 điểm chính hay còn gọi là 13 luân xa. Có thể nói, tiến hóa là hành trình từ một luân xa đến luân xa kế tiếp rồi kế tiếp và cuối cùng đến luân xa thứ 13. Nhưng mỗi luân xa giống như một lục địa, có lẽ còn khủng khiếp hơn thế - tôi muốn nói đó hoàn toàn là một thiên hà khác.

Trong cuốn sách Towards Infinity của Babuji, Ngài mô tả luân xa thứ 2, Ngài nói rằng với ân sủng của Master và sự giúp đỡ của abhyasi - sự nỗ lực của họ, sự thành tâm của họ, sự thực hành của họ - giờ đây họ đã vượt qua luân xa đầu tiên và bước vào luân xa thứ 2. Nhưng khi vào luân xa thứ 2, sự nặng nề trong tâm trí tăng lên. Sự nặng nề đó sẽ không cho phép abhyasi thực hành và cuối cùng họ bỏ cuộc. Vì vậy, bản thân tiến trình trở thành rào cản, trong Sahaj Marg chúng ta gọi đó là đi qua bhoga. Vào những ngày không muốn thiền và tâm trí nặng nề, chúng ta không có tâm trạng để thiền: "Ồ, tôi muốn nghỉ thiền, nghỉ Chari (Master, thời điểm đó là Chariji Maharaj), hệ thống và mọi thứ." Thỉnh thoảng chúng ta khó chịu đến mức đó. Nhưng đó là lúc chúng ta nên đến gặp người hướng dẫn và nói, "Tôi muốn một sitting." Khi đó, sự nổi loạn đến mức chúng ta thậm chí không muốn gọi cho bất cứ ai thuộc Hiệp hội Shri Ram Chandra. Chúng ta đóng cánh cửa từ mọi phía, và tình cờ có người nói với chúng ta, "Ồ, tất cả là do samskara. Đó là ân sủng của Master," thì chúng ta nói, "Ồ không, càng có thêm lý do khiến tôi không thể thiền." Nhưng nếu chúng ta nhận thức được thực tế rằng tôi đang trên con đường tiến hóa, sẽ có những thay đổi, mỗi sự thay đổi sẽ mang đến một bầu không khí mới hơn bên trong. Tấm vải bên trong, bầu không khí bên trong hay môi trường bên trong tôi sẽ thay đổi rất nhiều, và tôi không quen với điều đó.

Chúng ta xem hành trình từ luân xa 1 đến luân xa 2; nếu là trận động đất cường độ 5 richter, thì từ luân xa 2 đến luân xa 3, trận động đất sẽ có cường độ 7 richter. Bạn không thể chịu được loại rung chấn này, và thực hành của bạn hoàn toàn bị đảo lộn. Vì vậy, chúng ta nên chờ đón khoảnh khắc này. Tôi sẽ cho bạn một kinh nghiệm rất cổ điển mà tôi đã trải qua. Một chị từ Đức đến và chị ấy tham gia hệ thống được khoảng 3 hoặc 4 tháng. Chị ấy đến văn phòng của chúng tôi và chị đưa Sahaj Marg cũng như sự vĩ đại của Master lên tận mây xanh. Tôi nói: "Chị ơi, hãy bình tĩnh." Tôi tặng chị một cuốn nhật ký. Tôi đề nghị chị viết những gì chị vừa nói lên trang đầu tiên, rằng Sahaj Marg là một hệ thống tuyệt vời, Master là vĩ đại nhất, và tất cả những điều đó. Sau đó, tôi nói với chị ấy rằng tất cả abhyasi, mỗi thành viên của Hiệp hội đã tham gia Sahaj Marg và nhận 3 sitting, tất cả mọi người không ngoại lệ, cho dù họ có tham gia Hiệp hội hay không, đều thừa nhận rằng đây là điều tốt nhất đã xảy ra với họ. Tuy nhiên, chúng ta trở thành nạn nhân của thời đại, chúng ta trở thành nạn nhân của cái tôi, chúng ta trở thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết và từ bỏ hệ thống một lúc nào đó, vì bất cứ lý do gì. Vì vậy, tôi nói với chị ấy, "Cảm giác mà chị có sẽ không kéo dài lâu đâu. Chẳng bao lâu nữa, một giai đoạn mới sẽ đến khi chị ở trên một sân ga mới, luân xa mới, và chị sẽ nói, “Ồ, tôi đang ở đâu? Tại sao tôi lại ở đây? Hãy để tôi thoát khỏi hệ thống (Sahraj Marg) này." Khi ấy, hãy nhắc nhở bản thân bằng trang viết đầu tiên này rằng đây là điều tốt đẹp nhất đã từng xảy ra với tôi. Hãy đọc lại khi chị trải qua điều này." Sau một thời gian, chị ấy đã viết cho tôi: "Ồ, tôi không cảm thấy tồi tệ vào lúc này. Khi nào tôi sẽ tiến bộ?"

Vì vậy, nếu chúng ta hiểu được toàn bộ sự việc, cơ chế của Sahaj Marg, thì chúng ta sẽ mời vùng khó chịu này, và chúng ta cũng sẽ mời sự hỗn loạn. Bạn biết chúng ta cảm thấy như thế nào khi có sự nhiễu loạn trong một chuyến bay. Chúng ta hoan nghênh sự nhiễu loạn như vậy trong Sahaj Marg bởi vì chúng ta đang di chuyển. Nếu bạn ổn định trong vùng an toàn của mình có nghĩa là bạn không di chuyển, và công việc của Master là khiến chúng ta di chuyển cho dù chúng ta có muốn hay không, bởi vì công việc của Ngài là làm cho chúng ta tiến hóa. Nhưng khi chúng ta không thích, Ngài sẽ không thúc bách chúng ta. Ngài sẽ tạo ra hoàn cảnh để chúng ta bắt đầu khao khát ngày càng nhiều hơn. Nỗ lực của Ngài tạo ra trạng thái khao khát này trong trái tim chúng ta tốn rất nhiều thời gian của Ngài, nhưng sẽ như thế nào nếu ngay từ ngày đầu tiên bạn bắt đầu mong muốn những trạng thái như vậy, tìm kiếm một trạng thái ngày một tốt hơn? Bởi vì cuộc hành trình không phải lúc nào cũng tồi tệ; nó không chỉ là trận động đất cường độ 5 sau đó 7 rồi 12. Tại mỗi luân xa, mặc dù lúc đầu sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng đồng thời phúc lạc cũng nhiều hơn khi chúng ta tiến xa hơn. Khi ổn định tại mỗi luân xa, chúng ta cảm thấy như ở nhà. Chúng ta cảm thấy rất tuyệt. Nhưng Master không thích điều đó, bạn thấy đó. "Tại sao anh ấy lại cảm thấy thỏa mãn?" Ngài sẽ không thích điều đó.

Một khi điều tốt đẹp đã chín muồi trong chúng ta, ngay lập tức, Ngài sẽ không lãng phí dù chỉ một giây để chúng ta lãng phí thời gian của mình ở vị trí cũ. Ngài sẽ tạo ra hoàn cảnh để chúng ta nhẹ nhàng chuyển tới bước tiếp theo. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta, theo cách của mình, bắt đầu cất tiếng gọi, "Thưa Master, làm ơn, con muốn đến đó, con muốn có trạng thái này, con muốn có trạng thái kia", thay vì đòi hỏi những điều trần tục của cuộc sống như bạn trai của con đã bỏ con, bạn gái của con đã bỏ con: những thứ mà tất cả mọi người đều phải đối mặt, không một ai là ngoại lệ ở đây. Vì vậy, mỗi khi thiền, chúng ta phải sẵn sàng mời Master và cầu khẩn sự hiện diện của Ngài để kích hoạt trạng thái mới hơn. Chìa khóa để tiến hóa nhanh hơn là không sợ thay đổi. Hãy chào đón sự thay đổi.

Chúng ta được dạy trong nhà trường và đại học về sự tiến hóa; lý thuyết của Darwin và các thuyết về sự thích nghi và đột biến. Nhưng tất cả là về sự thay đổi hình thái, thay đổi tế bào. Điều đó cũng rất quan trọng. Có những phát hiện gần đây cho thấy môi trường có ảnh hưởng đến thao tác di truyền. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ nhỏ từ cuốn sách tôi đã đọc, The Biology of Belief của Tiến sĩ Bruce Lipton. Ông đưa ra ví dụ về những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình tan vỡ, nơi mà trong nhà luôn xảy ra cãi vã và bất hòa. Nó giống như ở Brooklyn, một số nơi ở đây có thể nghe thấy tiếng súng nổ vào ban đêm. Những phụ nữ mang thai luôn bị căng thẳng. Bây giờ điều gì xảy ra nếu bạn nhìn vào phản ứng sinh lý đối với bạo lực? Nếu ai đó cố tấn công tôi, tôi phải làm gì? Nếu tôi có sức mạnh, tôi sẽ đánh trả hoặc tôi sẽ bỏ chạy khỏi hiện trường để không phải chống trả. Tuy nhiên, ngay cả bỏ chạy tôi cũng cần sức mạnh. Ông ấy nói rằng bạn hoặc là chiến hoặc là chạy. Trong cả hai trường hợp, bạn cần tay chân của mình. Vì vậy, máu lưu thông đến các chi nhiều hơn và ra khỏi các cơ quan như dạ dày, gan, lá lách, phổi và não.

Điều gì xảy ra? Khi người mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng, máu luôn chảy tới các chi. Các chất chủ vận, chất kích thích được kích hoạt vào máu, và thai nhi đang phát triển bên trong cũng phản ứng tương ứng. Máu tới các chi của thai nhi sẽ nhiều hơn tạng phủ. Vì vậy, tay chân của những trẻ này khi mới sinh ra đã dài hơn trẻ bình thường khác.

Điều thứ hai xảy ra là có sự khác biệt về phát triển của thùy sau và thùy trán [của não]. Thùy trán là để nhận thức. Khả năng trực giác phát triển khi thai nhi có cơ hội lớn lên trong môi trường gia đình lành mạnh, nơi có tình cảm và tình yêu. Ở những gia đình không có điều đó, thùy sau của trẻ lớn hơn nhiều bởi vì máu luôn chảy đến đó.

Nhưng, chúng ta nói, não của người cha phát triển tốt, tay chân của anh ấy bình thường; tay chân của người mẹ bình thường, và kích thước não của cô ấy phát triển tốt - tại sao với cùng một kiểu gen lại không cho phép bào thai phát triển tương ứng, mà lại khác đi? Tay chân dài hơn và hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi vì cơ quan tiêu hóa không phát triển tốt. Về mặt di truyền, bào thai hoàn toàn nhận được mã thích hợp, nhưng chính môi trường đã làm thay đổi mã và cho phép các cơ quan phát triển theo cách chúng đã phát triển. Vì vậy, môi trường có ảnh hưởng rõ rệt, ảnh hưởng vĩnh viễn không thể đảo ngược đối với kiểu gen.

Khi chúng ta thiền, điều gì thực sự xảy ra? Các thí nghiệm đã được thực hiện trên những người hành thiền trong khoảng 50.000 giờ. Thực ra thì thời gian đó không nhiều lắm so với một đời người. Lớp vỏ myelin dày hơn. Có hàng nghìn tỷ khớp thần kinh và hàng tỷ tế bào thần kinh; thậm chí nếu tăng thêm 1 mm độ dày của lớp vỏ này thì sẽ có thêm hàng tỷ khớp thần kinh. Ngoài ra, thùy trán rất phát triển ở người thiền thường xuyên; không chỉ thường xuyên trong 5 phút mỗi ngày. Thiền thường xuyên với thời gian lâu hơn cũng có ảnh hưởng khác biệt.

Vì vậy, thiền có một ảnh hưởng rõ rệt lên hệ thống sinh lý của chúng ta. Nếu không về mặt tâm linh, thì ít nhất cũng về mặt tinh thần sẽ tốt hơn, và về mặt thể chất cũng sẽ tốt hơn. Nhưng đó không phải là mục tiêu của Sahaj Marg. Bất chấp những điều tốt đẹp này - nơi những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, cách tiếp cận cuộc sống đúng đắn, hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, có lẽ là một phần của mục tiêu - mục tiêu lớn hơn là cái gì đó khác.

Tôi sẽ đưa ra điều Lalaji Maharaj đã mô tả. Ngài phân hệ thống của con người thành 3 thân. Một là thân thô trọng (thân vật lý) bên ngoài. Đối với thân này, phát triển tiềm năng cao nhất ở cấp độ vật lý - giả sử bạn muốn bay như chim hoặc bơi như cá heo - có lẽ phải mất hàng triệu năm. Ai biết được, chúng ta sẽ không ở đây. Vì vậy, sự tiến hóa ở cấp độ thô, mặc dù có thể xảy ra, nhưng đối với tôi lúc này là vô ích. Nó không thực tế. Thân thứ ba mà tôi sẽ nói đến là Karan sharir, được gọi là thân nguyên nhân, linh hồn, lý do tồn tại của chúng ta. Ngài nói rằng nó thuần khiết về bản chất của nó. Nó không cần bất cứ sự thay đổi nào vì nó không thay đổi, nó là tối thượng, nó là một phần của Thượng đế, nó là một phần của Đấng Thiêng liêng. Vì vậy, có hai thái cực; thân thô trọng và thân nguyên nhân. Ngay cả khi chúng ta thay đổi thứ này [thân thô trọng], không quan trọng - sẽ mất hàng triệu năm. Thứ này [thân nguyên nhân] sẽ không thay đổi, bởi vì nó không thể thay đổi.

Vì vậy, những gì thực sự xảy ra trong quá trình tiến hóa chỉ xảy ra ở lớp giữa được gọi là thân vi tế. Lalaji nói thân vi tế được tạo thành từ 4 phần. Chit - ý thức, làm cho chúng ta nghĩ. Manas là tâm trí, làm cho chúng ta suy tư. Buddhi là trí năng. Vai trò của nó là gì? Nó là để ra quyết định. Chit là để nghĩ, nó là ý thức. Tâm trí là để suy tư. Buddhi hay trí năng là để ra quyết định. Và cái tôi là để cho phép quyết định đó, cách này hoặc cách khác, thực hiện hoặc không thực hiện.

Bây giờ, ý thức có thể phát triển đến mức độ nào? Tâm trí có thể phát triển đến mức độ nào? Trí năng có thể phát triển đến mức độ nào? Và cái tôi có thể phát triển đến mức độ nào? Nếu bạn đọc kỹ cuốn tự truyện của Babuji Maharaj, có một câu chinh phục tôi hoàn toàn và tôi đã yêu Ngài rất nhiều. Tôi đã ngây ngất khi đọc câu đó. Trong sự hiệp thông, một hiền triết nói với Ngài, "Ram Chandra, ý thức hiện thời của ngài cao đến mức ngay cả khi nó được hạ xuống mức thấp nhất cho phép đối với cơ thể ngài, thì ý thức của vị thánh cao nhất với sự tiếp cận cao nhất của họ cũng không thể đạt đến mức thấp nhất của ý thức ngài." Đó là mức độ tiến hóa mà Ngài có được. Mức thấp nhất của ý thức Ngài thậm chí chưa bao giờ có thể đạt được hoặc chạm vào được bởi mức cao nhất của vị thánh cao nhất từng được sinh ra.

Bản chất của linh hồn là gì? Lalaji nói rằng bản chất của nó là suy nghĩ và di chuyển. Di chuyển và suy nghĩ là bản chất của linh hồn. Bản chất của cái Tối thượng được gọi là Brahman là gì? Nó là suy tư, mở rộng và tăng trưởng, nhưng Ngài [Babuji] đã vượt ra ngoài tất cả những điều này; Ngài không nghĩ, Ngài không suy tư. Đối với Ngài, nó là như vậy. Thậm chí trước khi bạn nói, thậm chí trước khi bạn ngồi trước mặt Ngài, Ngài đã có thể thấy được trạng thái của bạn. Bạn không cần phải nói lời nào. Ngài bắt được nó. Lời khen ngợi đang được gửi xuống cho Master (Chariji Maharaj) từ trên kia: "Con trai yêu quý của ta, con đã đạt đến trạng thái tột đỉnh", hay "Con đã đạt đến trạng thái lý tưởng." Tất cả những điều này cho thấy cấp độ của ý thức có thể đạt được thông qua thực hành Sahaj Marg.

Xét cho cùng, thiền là gì? Nó là suy tư. Chúng ta có bầu không khí bên trong kiên cố của trạng thái thiền. Tôi có thể đến cơ quan, tôi có thể đến trường, hay tôi có thể đi hưởng tuần trăng mật. Tuy nhiên, thông qua đó, Sahaj Marg dạy chúng ta rằng có một bầu không khí bên trong kiên cố - một sự kết nối vĩnh viễn với Master hoặc với Đấng Thiêng liêng hoặc với Tự ngã cao hơn của bạn hay với trạng thái tốt nhất mà bạn nâng niu trong cuộc sống. Hãy bắt đầu ở đó! Và đó là lý do tại sao Ngài nói rằng thiền tạo ra một trạng thái như vậy trong chúng ta. Chúng ta phải có khả năng nâng niu nó. Nếu không có sự trân trọng đối với món quà được trao cho chúng ta trong khi thiền, chúng ta không thể thấm nhập trạng thái bên trong đó. Và khi không thấm nhập trạng thái bên trong đó, chúng ta không thể trân trọng những gì được trao tặng. Và khi không trân trọng những gì được trao tặng, bạn không thể trân trọng người trao tặng. Và làm thế nào để bạn nhớ đến người trao tặng khi bạn không trân trọng người ấy? Vì vậy, thường niệm thất bại khi thiền không được thực hiện. Ngay cả khi nó được thực hiện, bạn phải có khả năng nâng niu trạng thái đó. Sự trân trọng là bước đầu tiên. Sự nhận ra trạng thái đó là bước đầu tiên. Không có điều đó, mọi thứ như họ nói đều là nhảm nhí.

Vì vậy, 4 yếu tố này chúng ta gọi là chit, manas, buddhiahankara: ý thức, tâm trí, trí năng và cái tôi. Khi chúng đạt đến tiềm năng cao nhất tương ứng của chúng, kết quả cuối cùng mà 4 thứ này đạt được là gì? Chit hay ý thức được hoàn toàn thánh hóa. Ý thức được thánh hóa, đó là mục tiêu của chúng ta. Thứ hai, điều gì xảy ra với tâm trí? Hiện tại nó có thể hẹp, một phần rộng mở, nhưng ở tột đỉnh của sự tiến hóa tâm trí hoàn toàn rộng mở, bởi vì người đó hoàn toàn vô úy. Những linh hồn tiến hóa cao như vậy không mang theo sợ hãi. Họ thậm chí không gây sợ hãi cho người khác - không gây sợ hãi cho người khác và cho chính họ. Họ hoàn toàn tự do, hoàn toàn rộng mở. Đó là trạng thái của tâm trí. Điều gì xảy ra với trí năng? Sự sắc bén của trí năng trở thành hiện thân của trí tuệ. Bạn không còn thông minh nữa; bạn trở nên thông thái, thông thái tốt hơn thông minh rất nhiều. Và cái tôi ra đi. Nó trở nên hoàn toàn thuần khiết; có sự thuần khiết tuyệt đối của cái tôi. Nó chui ra khỏi mai khi cần thiết, nếu không nó lại quay trở vào mai của nó. Nó xuất hiện chỉ vì hoạt động, bởi vì tôi phải làm điều gì đó nên "tôi" phải có mặt.

Trước hết, nếu toàn bộ thực hành này là sự tiến hóa, về Nhà, thì samskara đầu tiên được tạo ra khi chúng ta vừa được sinh ra lần đầu tiên là gì? Chúng ta thường nói về điều đó sau mỗi cuộc hội thảo. Ngoài ra, khi tôi ở Ý, tôi nói rằng lần tới khi chúng ta gặp lại nhau tôi sẽ hỏi câu này: sau khi vũ trụ được sinh ra, tất cả các linh hồn đều có một samskara chung. Samskara chung đầu tiên mà tất cả chúng ta đều chia sẻ là gì? Đó là nỗi sợ hãi và nó mang rung động thấp nhất. Babuji, với trí tuệ của Ngài, trong sự hiệp thông của Ngài, đã thấy rằng nỗi sợ là samskara đầu tiên. Lalaji đã khiêu vũ trong Cõi sáng và nói, "Nhìn xem con đã cách mạng hóa hệ thống với một khám phá thật đơn giản."

Một khi sợ hãi được loại bỏ, một khi samskara đầu tiên đó được loại bỏ, các samskara còn lại sẽ tự vụn vỡ. Nhưng chúng ta phải cho phép sự cởi mở bừng nở. Chúng ta không thể cứ nhìn lại với suy nghĩ lặp đi lặp lại: "Ồ, tôi từng như thế này. Tôi muốn làm điều này. Tôi thích thứ này. Tôi không thích thứ này." Không. Bạn đang di chuyển nhanh. Bạn không nên liên tục nhìn lại nếu bạn muốn tiến hóa nhanh hơn. Đó là lý do tại sao cầu nguyện của chúng ta nói: "Chúng con vẫn còn nô lệ bởi muốn ham, thứ cản bước con đường tiến bộ." Mong ước này, ham muốn này - Tôi muốn một người chồng điển trai với thật nhiều tiền. Tôi muốn một người vợ diễm lệ có thể khiến tôi lúc nào cũng hạnh phúc - bao giờ chuyện này mới kết thúc? Không bao giờ.

Nghệ thuật sống là sống theo cách mà chúng ta không đòi hỏi bất cứ điều gì, biết ơn Đấng Toàn năng. Bản thân điều này là một bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa; chấp nhận những gì tôi là, những gì người khác là, và tiến lên. Tôi không thể thay đổi thế giới. Thay đổi bản thân tôi đã là đủ khó khăn rồi, tại sao tôi lại muốn thay đổi thế giới? Ngay cả Thượng đế cũng không thể thay đổi thế giới. Đó là sự sáng tạo của Ngài. Đó là bổn phận của Ngài. Tại sao tôi lại đau đầu muốn thay đổi vợ tôi, mắng cô ấy, hoặc mắng chồng tôi? Không, điều đó là vô ích. Hãy chấp nhận và tiến lên.

Có một câu rất hay khác trong Lời thì thầm. Tôi không nhớ chính xác, nhưng Ngài nói rằng những thử thách trong cuộc sống sẽ không biến mất, và khi chúng được trao cho là có một mục đích. Nếu bạn không chấp nhận thử thách và chống lại, bạn đau khổ, không chỉ bởi vì thử thách khiến bạn đau khổ, cho dù bạn có chấp nhận nó hay không. Nhưng khi bạn chấp nhận, một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến. Vì vậy, chấp nhận thử thách là bước tiếp theo. Và Master nói rằng chấp nhận vui vẻ là bước nhảy lượng tử trong cuộc sống.

Tôi sẽ chia sẻ với bạn một tình tiết nhỏ. Chúng tôi ở Dubai. Đó là lễ hội Diwali và ngày đó hội trường Iran Club chật cứng người. Master đã cho thiền hơn một giờ. Sau khi thiền Ngài đi ra. Tôi đợi Ngài ở bậc thềm để đón Ngài và tôi thì thầm vào tai Ngài về buổi thiền. Ngài lắng nghe, và đồng thời hát một giai điệu Disney, "Tôi đau đầu." Tôi không thể hát giai điệu Disney, nhưng Ngài hát, "Tôi đau đầu, tôi đau đầu, tôi đau đầu." Tôi đã nói đây là kiểu Master gì vậy, hát để làm tan biến cơn đau đầu của ngài ư? Dù sao thì bạn có thể làm gì khác chứ?

Trong lần ốm gần đây của Ngài vào tháng 7 năm 2012, sau khi tôi trở về từ lễ sinh nhật Master tại Tiruppur, Ngài nửa tỉnh nửa mê, không biết mình đang ở đâu. Có lúc Ngài sẽ nghĩ, "Ta đang ở Minsk." Có lúc Ngài sẽ nghĩ, "Ta đang ở Vrads." Có lúc Ngài sẽ nói, "Ta đang ở Dubai." Có lúc Ngài sẽ nói, "chuyến bay sắp khởi hành, chúng ta hãy lên máy bay." Tôi nói, "Master, Ngài đang ở trong phòng ngủ." Điều đó kéo dài gần hai tháng. Một lần, khi Ngài lấy lại được toàn bộ nhận thức và tỉnh táo trở lại, lần đầu tiên Ngài được nhấc ra khỏi giường và được đặt trên ghế. Ngài mỉm cười và vui vẻ nói, "Bây giờ tôi đã trở thành chủ tịch." Làm gì với Ngài bây giờ? Ngài bất chấp tất cả mọi logic liên quan đến đau đớn trong cuộc sống. Ngài dạy chúng ta.

Tôi sẽ đưa ra một tình tiết khác. Ở Tiruppur khoảng 5 hay 6 năm trước, Ngài đang chuẩn bị một người hướng dẫn. Vẫn còn 3 ngày phía trước; Ngài dự kiến hoàn tất vào thứ tư. Nhưng chị abhyasi đến từ Mỹ đó nói, "Thưa Master, vé của con là vào thứ ba. Con không thể đổi vé, nó quá đắt." Ngài nói, "Được rồi. Ta sẽ cho con sitting vào thứ ba." Vì vậy, chị ấy đã đến đó vào thứ ba với prasad. Chị ấy đã rất hạnh phúc. Nhưng Master đã thở oxy vào buổi sáng. Thời điểm đó tôi chưa tạo ra người hướng dẫn, vì vậy Ngài đã phải tự mình đối mặt với tất cả. Đến 10 giờ thứ ba hôm đó, Ngài vẫn còn thở oxy. Tôi nói, "Sahib, chúng ta có thể đề nghị chị ấy mua vé mới, chúng ta có thể trả kinh phí đó." "Không, không, ta sẽ cho chị ấy sitting." Ngài cho gọi chị ấy. Với ống thở trong mũi, Ngài trao sitting! Ý tôi là liệu có người hướng dẫn nào trong chúng ta sẽ làm một điều như vậy?

Ngay cả với một sitting bình thường, nếu chúng ta hơi đau đầu hoặc có sự tranh cãi nào đó hay tâm trạng không tốt và khi ai đó gọi, "Tôi muốn sitting," chúng ta làm gì? Hầu hết chúng ta kết thúc bằng câu nói, "Anh/ chị có thể sitting vào ngày mai được không?" Bạn không phải đáp chuyến bay đi bất cứ đâu, bạn chỉ ở đây, nhưng điều này có nghĩa là chúng ta không hiểu mức độ nghiêm túc của mục đích.

Bây giờ khi tôi nhìn thấy tất cả những điều này - tamas như chúng tôi nói ở Ấn Độ, vở tuồng của sự tiến hóa - đó thực sự là một điều đáng sợ. Khi tôi nhận ra tầm quan trọng của từng khoảnh khắc, điều đó làm tôi thất vọng. Khi tôi chỉ đơn thuần là chờ đợi và nói chuyện với ai đó, thật là thất vọng, bởi vì chính việc chờ đợi và nói chuyện đang lấy đi thời gian, thời giờ quý báu, không chỉ sự kết nối của bạn với tồn tại cao hơn, mà với cả abhyasi đó nữa. Tranh luận, nói chuyện, chạm vào bàn chân có lợi ích gì? Nó sẽ không dẫn bạn đến bất cứ đâu. Tôi thường nói với abhyasi ở Ấn Độ, "Nếu bạn tiếp tục chạm vào bàn chân, bạn sẽ chỉ thu được cát."

Sahaj Marg không phải là để thu được cát. Sahaj Marg là để nhận được ân sủng từ trái tim đến trái tim. Vì vậy, nhiều người phương Tây cũng trở thành con mồi cho điều này. Thật là đáng tiếc. Họ thích lượn lờ bên Master rất nhiều lần, bằng bất cứ giá nào. Họ không thể bị dừng lại. Khi đó, kết nối bên trong của bạn ở đâu? Sự thánh hóa của bạn ở đâu? Sự hiểu biết của bạn ở đâu? Đâu là sự rộng mở tâm trí mà chúng ta đang nói đến? Chỉ là cái tôi của bạn phồng lên to hơn. Tâm trí đang đóng lại. Ý thức suy yếu bởi vì bạn không thể kết nối bản thân mình với Ngài. Vì vậy, thay vì tiến hóa, bạn thoái hóa. Master không thể nói, "Làm ơn, hãy dừng lại." Đó không phải là bản chất của Ngài. Khi nào trí tuệ sẽ bắt đầu ló dạng để chúng ta không đòi hỏi mọi thứ? Nếu bạn nhìn nó từ một góc độ khác, đó cũng là sự tiến hóa.

Bây giờ 4 thứ căn bản này, 4 yếu tố của thân vi tế - ý thức, tâm trí, trí năng và cái tôi - là những nguyên tắc động. Chúng được phản ánh trong hành vi hàng ngày của chúng ta; trong các tương tác với chính ta trước hết và sau đó với tha nhân. Mô thức hành xử với chính ta và với tha nhân phản ánh chân thực sự thuần khiết của linh hồn, sự giản đơn của linh hồn.

Nếu tôi luôn đòi hỏi, "Tôi phải ở bên cạnh Master bằng bất cứ giá nào. Ngài cần tôi." Ai đang nói vậy? Cái tôi của bạn! Nếu bạn kính yêu Ngài, bạn sẽ thầm lặng cầu nguyện cho sức khỏe của Ngài tốt hơn. Bạn sẽ cầu nguyện cho sự phát triển của Hiệp hội. Bạn sẽ cầu nguyện cho các anh chị em khác chưa nhận được lợi ích của Sahaj Marg.

Chung quy lại là gì? Sự đơn giản trong hành vi và thuần khiết trong tương tác của chúng ta, với tha và với ta. Khi đọc 10 chân ngôn, cho dù chúng ta đọc chân ngôn đầu tiên hay chân ngôn thứ mười, nó đều nói về kết quả tối hậu - mục đích của mỗi chân ngôn. Tại sao chúng ta làm theo những chân ngôn này? Nó là để tạo ra hai điều trong cuộc sống của chúng ta. Mười chân ngôn chỉ nói về những điều này, sự thuần khiết và giản đơn, không có gì khác.

Vì vậy, trong quá trình thanh lọc, gợi ý mà chúng ta đưa ra là gì? Tất cả phức tạp và tạp chất tan biến. Hãy xem nó đơn giản như thế nào khi bạn nhìn từ góc độ này. Khi sự phức tạp không còn bạn trở nên đơn giản hơn. Khi tạp chất không còn bạn trở nên thuần khiết hơn. Một phương pháp đẹp đẽ; một phương pháp toàn hảo, với một sankalpa, với một gợi ý vào mỗi tối, rằng tất cả phức tạp và tạp chất đang ra khỏi cơ thể từ phía lưng dưới dạng khói hoặc hơi, và bạn biết toàn bộ quy trình - bạn biết tất cả điều đó. Điều cơ bản, việc loại bỏ sự phức tạp và tạp chất, công việc của chúng ta là thế đó. Một cách tự động khi sự phức tạp biến mất, cái đến là sự giản đơn. Không còn phức tạp nữa. Khi tạp chất không còn, bạn trở nên thuần khiết hơn. Khi điều này mở ra với tôi, tôi nghĩ "Thượng đế ơi, đó là một quá trình quyền năng." Bản thân quá trình thanh lọc đạt được rất nhiều. Tất cả các tiện ích được cung cấp cho chúng ta để chúng ta tiến lên trong cuộc sống và trở thành một con người tốt hơn.

Tôi sẽ đưa thêm những khác biệt nhất định - khoáng chất, thực vật, động vật và con người. Tất cả chúng đều có mức độ ý thức khác nhau. Tất cả chúng đều có 3 thân mà Lalaji nói đến: thân thô trọng, thân vi tế và thân nguyên nhân. Trong thế giới khoáng vật, thân thô trọng chiếm ưu thế, thân vi tế và thân nguyên nhân không thể tách rời. Chúng được gắn với nhau, không thể tách rời. Chúng bất động. Chúng không tự do luân chuyển. Chỉ cần nghĩ như vậy; đừng phân tích quá nhiều vào lúc này.

Ba thân đóng vai trò như thế nào trong giới thực vật? Thực vật cũng có thân thô trọng, được biểu hiện. Chúng ta có thể thấy điều đó. Chúng cũng có thân vi tế và thân nguyên nhân, nhưng thân vi tế và thân nguyên nhân được gắn chặt với nhau; chúng không năng động, chúng không tự do. Ở động vật, cả ba thân đều có - thô trọng, vi tế và nguyên nhân - nhưng cả ba đều động. Tất cả chúng đóng vai trò độc lập, mặc dù chúng phụ thuộc lẫn nhau. Khi đó sự khác biệt giữa con người và động vật là gì? Chúng ta cũng có ba thân. Đó là thân ở giữa, thân vi tế, nơi chúng ta chọn để vượt ra ngoài cấp độ động vật. Đó là lý do tại sao Babuji Maharaj nói rằng chúng ta phải biến đổi từ bản thể động vật đến bản thể người đến bản thể thần thánh. Đó là một cách nhìn khác về tồn tại của chúng ta.

Khi thiền, chúng ta đi sâu vào bên trong. Chúng ta đạt được một samadhi nào đó, và khi ảnh hưởng kéo dài của samadhi tiếp tục trong cuộc sống hàng ngày, cuộc sống thế tục, theo Lalaji Maharaj, hoặc như Master đã mô tả ngắn gọn trong một cuốn sách của Ngài, nó tạo ra trạng thái thứ tư được gọi là turiya, nó đến với nhiều người hành thiền. Nhưng không phải tất cả những người hành thiền đều có trạng thái thứ tư hay điều kiện thứ tư này mọi lúc. Chúng ta có thể đếm các cá nhân như thế trên đầu ngón tay. Người ở trong trạng thái turiya, trạng thái thứ tư, rất hiếm.

Vì vậy, dù chúng ta nhìn nhận theo cách nào, Sahaj Marg không chỉ đóng góp cho sức khỏe thể chất mà còn cho sức khỏe tinh thần của chúng ta, mặc dù chúng không phải là mục tiêu chính của chúng ta. Thứ cốt yếu là phần ở giữa, nơi chúng ta thăng tiến ý thức tới cấp độ thần thánh - trạng thái Thiêng liêng tuyệt đối. Tâm trí trở nên rộng mở, trí năng trở thành trí tuệ và cái tôi thuần khiết toàn hảo. Đó là hình mẫu của một yogi chân chính, hay bạn có thể nói một người như thế là tột đỉnh hay người đạt được mức độ lý tưởng có thể đối với một con người. Mọi thứ đều có thể đạt được chỉ bằng hai hoặc ba việc mà chúng ta làm hàng ngày: thiền, thiền, thiền. Không có gì khác.

Cám ơn tất cả các bạn đã kiên nhẫn lắng nghe. Tôi kết thúc ở đây. Cám ơn các bạn.

Kamlesh D. Patel

Hội thảo abihyasi Châu Phi và Italia, 25/1/2014, Chennai

*****

Evolution, 25 January 2014, Chennai

Kamlesh D. Patel, Address to the abhyasis of Africa and Italy

Good morning sisters and brothers,
It is good to see you all. It has been my favourite topic – evolution. What do we really understand about evolution? If you ask a common man, he would say that evolution is all about change. Sahaj Marg is also all about change. That is why it is an evolutionary path. To accelerate this process of evolution, Master’s help is always there, but without our dynamic and active participation in this process, often the process fails because our participation is the bare minimum.

Most of us are afraid of change. Many a time some of us would like to face this fear of change and go through the process no matter what, but it creates so much discomfort. It shakes our foundation when we go through change.

I have often given an example of a husband and wife sleeping in one bed where they are habituated for years to sleeping on one side either the wife will be on the right or the left – that habit is fixed. And sometimes when there is a request for a change, there will be a fight. Even a simple change of this sort becomes a challenge for us to accept. When a massive spiritual inner atmosphere changes we rebel, because that inner comfort zone is totally shattered. We are used to certain feelings inside and the inner environment is of a certain nature.

We have thirteen major points or yogic chakras. It can be said that evolution is a journey from one point to the next to the next and finally to the thirteenth point. But each point is like a continent, maybe even worse than that – I would say it is a different galaxy altogether.

In his book Towards Infinity, where Babuji describes the second point, he says that with the grace of the Master and with the help of the abhyasis – their efforts, their devotion, their practice – now they have crossed the first and are entering the second point. But, having entered the second point, a heaviness develops in the mind. This heaviness will not allow the abhyasi to practise and eventually they drop off. So the progress itself has become a blockage, what we call in Sahaj Marg going through bhoga. So on the days when we don’t feel like meditating and the mind is heavy, we are not in a mood to meditate: “Oh, I’d like to take a break from meditation, and take a vacation from Chari and the system and everything.” We go to that extent also at times. But those are the moments when we should go to the prefect and say, “Please, I would like to have a sitting.” Our condition at that time is such a rebellious one that we don’t have even a desire to call anybody that belongs to Shri Ram Chandra Mission. We close the doors from all sides, and when by chance somebody tells us, “Oh, its all because of samskaras. It's Master’s grace,” then we say, “Oh no, all the more reason why I must not practise.” But if we are aware of this fact, that I am on an evolutionary path, there will be changes, each change will bring about a newer atmosphere inside. My inner canvas, my inner atmosphere or inner climate will be changed so much, and I am not used to that.

Let us see from the first to the second point; if it is an earthquake of 5.0 magnitude, then going from the second to the third the earthquake will be of 7.0 magnitude. You can’t withstand this sort of jerk, and you are totally unsettled in your practice. So we should wait for these moments. I will give you a very classical, real life experience of mine. One sister from Germany came and she was hardly three or four months in the system. She came to our office and she was praising Sahaj Marg and the greatness of the Master to the skies. I said, “Sister, hold your horses.” I presented her a diary. I asked her to write what she mentioned on the first page, that Sahaj Marg is such a great system, Master is the greatest, and all that. Then I told her that every abhyasi, every member of this Mission who has joined Sahaj Marg and taken three sittings, everyone without exception, whether they are in the Mission or not, have all acknowledged that this is the best thing that has happened to them. Yet, we become a victim of our time, we become a victim to our own ego, we become a victim to our own ignorance and drop the system at some point, for whatever reasons. So I told her, “This feeling that you have is not going to last very long. Soon a new stage will come when you will be on a new platform, spiritual chakra, and you will say, ‘Oh, where am I? Why am I here? Let me get away from this system.’ So please remind yourself with this first page that this is the best thing that has happened to me. Read it again when you go through this.” So after some time she wrote to me: “Oh, I am not feeling so bad at the moment. When am I going to progress?”

So, if we understand the whole thing, the mechanics of Sahaj Marg, then we will be inviting this discomfort zone, and we will be inviting turbulence as well. You know how we feel when there is turbulence in a flight. We welcome such turbulence in Sahaj Marg because we are moving. If you are steady in your comfort zone that means you are not moving, and it becomes Master’s job to make us move whether we like it or not, because it is his business to make us evolve. But when we dislike it, he will not like to push us. He will create circumstances so that we start craving more and more. His efforts to create that state of craving in our hearts take much of his time, but what if from day one you start desiring such conditions, looking for one condition better than the other one? Because it is not always a bad thing; it is not only the earthquake of 5.0 and then 7.0 and then 12.0. At each point, at each chakra, though there will be discomfort in the beginning, at the same time bliss is also greater as we move further. As we settle down at each point, we feel at home. We feel so good. But Master doesn’t like that, you see. “Why is this fellow feeling so good?” He won’t like it.

Once these good things have matured in us, then immediately he will not waste even a second and let us waste our time at the old place. He will create the condition that we gently move to the next. What if we, on our own accord, start calling from above saying, “Master, please, I would like to go there, I would like to have this, I would like to have that," instead of asking for the mundane things of life like, my boyfriend has left me, my girlfriend has left me: all kinds of things everybody faces as nobody is an exception here. So we have to invite Master each time and invoke his presence in order to trigger newer conditions willingly from our side. That is the key to a quicker evolution – not being afraid of the change. Welcome the change.

We have been taught in schools and colleges the evolutionary path; Darwin’s theory and theories of adaptation and mutation. But that is all about morphological change, cellular change. That too is very important. There are recent discoveries where the environment has its own effect on genetic manipulation. I’ll give you a small example from a book I read, The Biology of Belief by Dr Bruce Lipton. He gives the example of a child or a baby that is conceived in a broken family where there is always a fight in the house, and there is total discord. It is like Brooklyn, where gunshots are heard all around at night in some places. The mother-to-be is always under stress. Now what happens if you look at the physiological response to violence? If somebody tries to attack me, what do I do? If I have strength, I’ll fight back or I’ll run away from the scene so I don’t have to fight. Nevertheless, even to run I need strength. So he says that either you fight or you take flight. Under both circumstances you need your limbs. So blood circulates more into the limbs and away from the visceral organs like the stomach, liver, spleen, lungs and brain.

What happens? When mothers are always under stress, the blood flow is always towards the limbs. The agonists, the stimulators are triggered into the blood, and the foetus that is growing within as an embryo also responds accordingly. The blood in the foetus' limbs will be greater than the visceral organs. So the limbs of such children when they are born are longer than other normal human beings.

The second thing that happens is there is a difference in the growth of the posterior lobe and the frontal lobe [of the brain]. The frontal lobe is for cognition. Intuitive faculties develop when the foetus gets a chance to grow in a healthy family environment where there is love and affection. Where there is none, this back part grows much bigger because all the time the blood flow is only going there.

But, we say, the father’s brain is well developed, his limbs are normal; the mother’s limbs are normal, and the size of her brain is well developed – how come the same genetic pattern did not allow the foetus to grow accordingly, but differently? The limbs are longer and the digestive system is suffering because the digestive organs did not develop so well. So genetically the foetus actually received the proper code, but it is the environment that changed the code and permitted the organs to develop the way they did. So the environment has a definite effect, a permanent irreversible effect on genetic patterns.

When we meditate, what really happens? They have done experiments on people who have meditated for almost let us say 50,000 hours. It’s not much actually when you see the life span of a person. The layer that they call the myelin sheath is thicker. There are trillions of synapses and billions of neurons; even if it grows by one millimetre thickness it will still have billions of extra synapses. Also, the frontal lobes are very well developed in people who are meditating regularly; not just regularly for five minutes every day. Longer periods with frequent meditations also have a different sort of effect.

So meditation itself has a definite effect on our physiological system. If not spiritually, at least emotionally we will be better, and physically also we will be better. But that is not the goal of Sahaj Marg. Despite all these goodies – where children are born who are healthy, a right approach to life, a right understanding of life that’s part of the goal perhaps – the bigger goal is something else.

I will bring in what Lalaji Maharaj has described. He classified our system as having three bodies. I will write it down so that you understand some of the Sanskrit words and the translations.

He classified our system as composed of three bodies. One is the outer gross body. For this body to develop to the highest potential at the physical level – let us say you want to fly like a bird or swim like a dolphin – it may take millions of years perhaps. Who knows, we will not be here. So evolution at a grosser level, though it may happen, is useless to me at the moment. It is not practical. The third body I will go to is the karan sharir, which is called the causal body, the soul, the reason for our existence. He says it is pure in its essence. It does not need any change because it is changeless, it is ultimate, it is part of God, it is part of Divinity. So there are the two extremes; the gross and the causal. Even if we change this [the gross body], it doesn’t matter – it will take millions of years. This [the causal body] will not change, because it is changeless.

So what really happens in evolution is happening only in the middle layer called the subtle body. Lalaji says the subtle body is made up of four things. Chit – consciousness, makes us think. Manas is the mind, and makes us contemplate. Buddhi is intellect. What is its role? It is to make decisions. Chit is to think, it is consciousness. Mind is to contemplate. Buddhi or intellect is for making decisions. And ego is to allow that decision, either this way or that way, to implement or not to implement.

Now, to what extent can this consciousness develop? To what extent can this mind develop? To what extent can this intellect develop? And to what extent can ego develop? If you read Babuji Maharaj’s autobiography very carefully, there is one sentence that blew me away totally and I fell in love with him so much. I was ecstatic when I read that sentence. In a communication, one sage tells him, “Ram Chandra, your present consciousness is such that even if it has to be lowered down to the lowest level permitted for your body, the consciousness of the highest saint with his highest approach cannot reach your lowest level of consciousness.” That was the level of evolution attained by him. His lowest level of consciousness could never even be achieved or touched by the highest of the highest saints ever born.

What is the nature of soul? Lalaji says its nature is to think and to move. Movement and thinking is the nature of the soul. What is the nature of the Ultimate called Brahman? It is to contemplate and expand and to grow, but he [Babuji] was beyond all these things; he did not think, he did not contemplate. To him it was the way it is. Before you even spoke, before you even sat in front of him, he could feel your condition. You didn’t have to open your mouth to have a dialogue. He picked it up. You see the praise being showered on Master from above: “My dear son, you have reached that state of apogee,” or “You have reached that state of apotheosis.” This all indicates the levels of consciousness possible, that can be attained through Sahaj Marg practice.

After all, what is meditation? It is all about thinking. We have this permanent inner climate of a meditative state. I may go to my business, I may go to work, I may go to college or school to study, or I may go for a honeymoon on a trip. Yet, all through, Sahaj Marg teaches us to have one permanent inner climate – one of being permanently connected with the Master or with Divinity or with your higher Self or with the best condition that you cherish in your life. Begin there! And that is why he says meditation creates such a condition in us. We must be able to cherish it. Without this appreciation of the gift given to us during meditation, we cannot remain in osmosis with that inner condition. And when we are not in osmosis with that inner condition, we cannot appreciate what has been given. And when you don’t appreciate what has been given, you cannot appreciate the giver. And how are you ever going to remember the giver when you don’t appreciate him? So, constant remembrance fails when meditation is not done. Even if it is done, you must be able to appreciate the condition. Appreciation is the first step. Recognition of that condition is the first step. Without that, everything as they say is baloney.

So these four elements we call chit, manas, buddhi and ahankara: consciousness, mind, intellect and ego. When they reach their own respective highest potential [draws on the whiteboard again], what is the end result these four things achieve? Chit or consciousness is completely divinised. That is divinised consciousness, that's our goal. Second, what happens to the mind? At the moment it may be narrow-minded, partially open, but at the pinnacle of evolution it is completely open-minded, because such a person has no fear. Such highly evolved souls carry no fear with them. They don’t even cast fear on others – neither onto others nor upon themselves. They are totally free, totally open. That is the state of the mind. What happens to the intellect? The sharpness of our intellect becomes an embodiment of wisdom. You are no longer intelligent; you become wiser, which is much better than being intelligent. And the ego says goodbye. It becomes totally refined; there is an absolute refinement of ego. It opens its hood and comes out only when necessary, otherwise it goes back again into its own hood. It comes out only for the sake of activity, because I’ve got to do something, so 'I' must manifest.

First of all, if this whole exercise is all about evolution, going back Home, what was the first samskara that was created when we were first created? We often talk about that after every assembly. Also, while I was in Italy, I said that the next time we meet I would ask this question: after this universe was created, all the souls had one common samskara. What is that common samskara we all carry, the first one? It is fear and it carries the lowest of vibrations. Babuji, in his wisdom, in his communion or whatever, he saw that it is fear that is the first samskara. Lalaji danced in the Brighter World and he said, “Look you have revolutionised the system with such a simple invention."

Once this fear is removed, once this first samskara is removed, the rest of the samskaras fall on their own. But we have to allow that openness to bloom. We cannot bring back our own ideas again and again: “Oh, I was like this. I would like to do this. I like this. I don’t like this.” No. You are on a fast track. You don’t keep looking back all the time if you want to evolve faster. That is why our prayer says “We are yet but slaves of wishes putting bar to our advancement.” These wishes, these desires – I want a handsome man in my life with a lot of money. I want a gorgeous girl who can make me happy all the time – when is this ever going to end? Never.

The art of living is to live the way we are without demanding anything, being grateful to the Almighty. This itself is a big step in evolution; accepting what I am, what others are, and moving on. I cannot change the world. I have enough difficulty changing myself, why am I changing the world? Even God couldn’t change the world. It is His creation. It is His responsibility. Why am I breaking my head changing my wife, cursing her all the time, or cursing my husband? No, it’s useless. Accept and move on.

There is another beautiful sentence in Whispers. I cannot quote it exactly, but he says that ordeals in life are not going to go away, and when they are given there is a purpose. If you don’t accept these ordeals and fight back, you suffer not only because ordeals are meant to make you suffer, whether you accept it or not. But when you accept it, something good emerges out of it. So acceptance of these ordeals is the next step. And Master says that cheerful acceptance is a quantum leap in life itself.

I will share with you one small episode. We were in Dubai. It was a Diwali festival and that day the Iranian Club hall was packed. Master gave a sitting for over an hour. After the sitting was over he was coming out. I was waiting at the steps to receive him and I whispered in his ear about the sitting. He was listening, and at the same time he was singing away to a Disney tune, “I’ve got a headache.” I cannot sing the Disney tune, but he was singing away, “I’ve got a headache, I’ve got a headache, I’ve got a headache.” I said what sort of a Master is this, singing away his headache? What else could you do anyhow?

During his recent sickness in July 2012, after I came back from the Tiruppur gathering he was here half-conscious, not knowing where he was. He would sometimes think, “I am in Minsk.” Sometimes he would think, “I am in Vrads.” Sometimes he would say, "I am in Dubai." Sometimes he would say, "Our flight is going, let’s catch the flight." I said, "Master, you are in the bedroom." It lasted for almost two months. Once, when he got his total awareness gathered and came to his senses, for the first time he was lifted from the bed and put in a chair. He smilingly and laughingly said, “Now I have become the chairman.” What to do with him? He defies all the logic associated with pains in life. He teaches us.

I will give another episode. In Tiruppur almost five or six years back, he was preparing one prefect. There were still three days ahead; Wednesday he was supposed to finish. But that lady abhyasi from America said, “Master, my ticket is for Tuesday. I can’t change my ticket, there is too much expense.” He said, “Okay. I will give you the sitting on Tuesday.” So she came there on Tuesday with prasad. She was so happy. But Master was on oxygen in the morning. At that time I was not making prefects, so he had to face it all by himself. By ten o’clock that Tuesday, he was still on oxygen. I said, “Sahib, we can ask her to buy new tickets, we can pay for it.” “No, no, I’ll give her the sitting.” He called her. With these tubes in his nose, he was giving the sitting! I mean which prefect amongst us would do such a thing?

Even for a normal sitting, if we have a mild headache or some argument or a bad mood and when someone calls, “I would like to have a sitting,” what do we do? Most of us end up saying, “Can you make it tomorrow please?” You don’t have to take a flight anywhere, you are here only, but this only means we don’t understand the seriousness of purpose.

When I see all these things now tamas as we say in India, the drama of evolution it is such a serious business actually. When I realise the importance of each moment, it frustrates me. When I am simply even waiting and talking with someone, it is so frustrating, because waiting and talking itself is also taking away the time, that precious time, not only of your association with the higher beings, but with that abhyasi also. What is the point of arguing, talking, touching feet? It is not going to lead you anywhere. I often say to our abhyasis in India, “If you keep touching the feet, you will collect only the dust.”

Sahaj Marg is not about collecting dust. Sahaj Marg is all about receiving grace from heart to heart. So many Westerners also have fallen prey to this. It is unfortunate. They like to hang around Master like nobody’s business, at any cost. They cannot be stopped. Then where is your inner connection? Where is your divinisation? Where is your understanding? Where is the openness of your mind we talk about? It is only your ego that has flared up more. The minds are closing. Your consciousness is dwindling because you can’t connect yourself with him. So instead of evolving, you are devolving. Master cannot say, “Please, enough is enough.” It’s not in his nature. When is that wisdom going to dawn upon ourselves so we don’t demand things? If you look at it from a different perspective, that’s also evolution. 

Now these four fundamental things, four elements of a subtle body consciousness, mind, intellect and ego – are dynamic principles. They are reflected in our day-to-day behaviour; in our day-to-day interactions with ourselves, primarily, and others. This behaviour pattern with ourselves and with others truly reflects the purity of the soul, the simplicity of the soul.

If I am always demanding, “I have to be with the Master at any cost. He needs me.” Who is talking? Your ego! Had you been in love with him you would have been praying in silence for his better health. You would be praying for the growth of this Mission. You would be praying for other brothers and sisters who are yet to take the benefit of Sahaj Marg.

What does it all boil down to? Simplicity in our behaviour and purity in our interactions, with each other and with ourselves. When we read the ten maxims, whether we read the first maxim or the tenth maxim, it talks of the end result – the purpose of each maxim. Why do we follow these maxims? It is to create two things in our lives. The ten maxims are only about these things, purity and simplicity, nothing else.

So, in the cleaning process, what is the suggestion that we make? All the complexities and impurities are going away. See how simple it is when you look at it from this perspective. When complexities are gone you become simpler. When impurities are gone you become purer. A beautiful method; a flawless method, with one sankalpa, with one suggestion every evening, that all complexities and impurities are going away from my system from the back side in the form of smoke or vapour, and you know the whole procedure – you know all that. The fundamental thing, the ejection of complexities and impurities, our business is that. Automatically when complexities are gone what comes about is simplicity. It is no longer complex. When impurities are gone, you become purer. When this dawned on me, I thought “My God, it is a powerful process.” The cleaning process itself achieves so much. All the gadgets are given to us on how to move on in life and become a better human being.

I will take up further certain differentiations – minerals, plants, animals and human beings. They all have different levels of consciousness. They all have these three bodies that Lalaji has talked about: the gross, the subtle and the causal. In the mineral world, the predominance of the grosser body and the inseparable subtle and causal body are there. They are glued together, inseparably. They are not dynamic. They are not freely flowing. Just think like that; don’t think too much at the moment.

How do the three bodies play their part in the plant kingdom? Plants also have a gross body, which is manifested. We can see that. They also have a subtle body and a causal body, but the subtle and causal bodies are glued; they are not dynamic, they are not free. In animals, all the three bodies are there gross, subtle and causal but all the three are dynamic. They all play their part independently, although they are interdependent. Then what is the difference between man and animals? We also have those three bodies. It is that middle one, the subtle body, where we choose to go beyond that animal level. That is why Babuji Maharaj says that we have to move on from this animal being to human being to a divine being. That’s another way of looking at our existence.

When we meditate, we go deep within ourselves. We attain some sort of samadhi, and when the lingering effect of samadhi goes on in day-to-day life, in mundane life, according to Lalaji Maharaj, or as Master has described briefly in one of his books, it creates a fourth state called turiya which comes to the lot of people who meditate. But not all who meditate will have this fourth state of mind or fourth condition all the time. We can count such individuals on our fingers. People with such a state called turiya, the fourth state, are very rare to find.

So, whichever way we look at it, Sahaj Marg contributes not just to our physical well-being but to our emotional well-being as well, although they are not our primary goal. The main thing is this middle part where we develop our consciousness to a divinised level – a state of absolute Divinity. The mind becomes so open, intellect becomes wiser and ego is perfectly refined. That is a model of a true yogi, or you can say such is a person who is a true apogee or who has achieved the apotheosis possible for a human being. Everything is possible with just two or three things that we do every day: meditation, meditation, meditation. Nothing else is there.

So, thank you all for your patient listening to me. I conclude with this. Thank you.