Tôi muốn nói về việc chúng ta sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình như
thế nào. Một ví dụ là giấc ngủ. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng giấc ngủ chỉ là ngủ. Tất nhiên chúng ta được nghỉ ngơi. Chúng ta được nạp năng lượng.
Nhưng trên con đường tâm linh, chúng ta bật công tắc cầu nguyện vào ban đêm, ngay trước khi đi ngủ, và mời Master thật âu yếm, "Hỡi Master! Người là mục tiêu đích thực của đời sống con người." Đó là cách nó bắt đầu. Nó tạo ra những rung động trong trái tim. Thời điểm bạn nói, "Người là mục tiêu đích thực của đời sống con người," tôi nghĩ rằng đối với hầu hết chúng ta, nó chỉ kết thúc ở đó. Bạn đi ngủ sau đó. Và rồi nó tiếp tục đi xa hơn, nhưng sau khi lặp lại lời cầu nguyện này hai hoặc ba lần (không giống như một câu thần chú hay japam), chúng ta cố gắng hiểu ý nghĩa từng từ từng câu, từng chữ của lời cầu nguyện, và suy ngẫm về ý nghĩa của cầu nguyện khi chúng ta đi ngủ. Đây nên là hành động cuối cùng trong ngày.
Bạn gợi ý với bản thân rằng, "Suốt đêm, tôi sẽ vẫn kết
nối với Master và ngay khi thức dậy tôi sẽ lại thiền." Nếu
tôi mời Master với tâm trí tỉnh thức của tôi bây giờ, tôi sẽ có giấc
ngủ tỉnh thức và giữ được kết nối. Bằng cách này, bạn sẽ có thể tận dụng thời gian phi sản
xuất để thanh lọc thêm nữa ý thức khỏi tạp bẩn sâu hơn ở
đó.
Một ví dụ khác về thời gian nhàn rỗi của chúng ta là khi chúng ta đang
chờ đợi một điều gì đó. Chúng ta có thể đang chờ mẫu đơn khám bệnh, chờ lấy vé, chờ làm thủ tục, hay rất nhiều thứ khác mà chúng ta chờ đợi trong cuộc sống. Thời
gian ăn uống là một thời điểm khác khi chúng ta thực sự có thể đi vào chế độ nâng cao, trí tuệ.
Hãy tập trung vào một điều: rằng Master đang làm tất cả
những thứ này cho tôi. Khi bạn đang di chuyển, thậm chí trước khi bạn đến
nơi, nghĩ rằng Master đã ở đó và Ngài đang giúp bạn thực hiện công việc của mình.
Khi bạn đọc du ký của Master (Chariji), Ấn độ ở phương Tây, SSahaj Marg ở châu Âu, Khu vườn trái tim, Bừng nở ở phương Đông - đặc biệt là 4 tuyển tập này -
Babuji luôn nói: "Thậm chí trước khi chúng ta đến đó công việc đã được
hoàn tất." Ngài thực sự làm việc cho nó, dành ý chí cho nó, cầu nguyện cho
nó và Ngài quan sát thấy nó được hoàn thành. Khi đó, Master hỏi: "Vậy tại sao
Ngài còn đến đó làm gì?" Nó chỉ là hình thức bởi vì mọi người đang
chờ Ngài. Bạn không thể làm tan nát trái tim của họ. Tất cả chỉ có thế.
Không có gì hơn.
Khoảng từ năm 1944 đến 1947, Babuji đã đi khắp nơi bằng tàu - tàu hạng ba, tôi có thể nói như thế. Ngài đi từ ga này đến ga
khác, xuống tàu, bỏ hành lý vào một trong những ngăn chứa đồ, bắt xe
ngựa hoặc thuê xe kéo, và đi khắp thành phố để gieo truyền, thanh lọc và làm bất cứ việc gì khác mà Ngài phải làm. Vào buổi
tối, Ngài quay trở lại ga, đi một chuyến tàu khác, đến một nơi khác,
nghỉ ngơi, và lặp lại quy trình. Trong lúc ấy, các vị ở tầng trên đang quan sát Ngài làm
việc hết sức chăm chỉ, vì vậy họ đã truyền dạy cho Ngài một kỹ thuật. Họ nói với Ngài
"Bây giờ con không cần phải đi lại. Con có thể làm công việc của
mình từ bất cứ đâu con đang ở.” Nhưng Ngài đã phải làm việc vất vả trong vài năm.
Kỹ thuật này rất đơn giản, nhưng bạn phải có sự tự tin
và lòng can đảm. Bạn phải có niềm tin. Bạn phải không sợ hãi khi sử dụng kỹ
thuật này, rằng "Công việc đã hoàn tất, chấm hết."
Tương tự như vậy, sau khi đã hoàn thành thanh lọc của mình, chúng ta thực hiện một sankalpa (gợi ý) rằng thanh lọc đã hoàn tất. Với ân
sủng của Master, bất cứ nỗ lực nào chúng ta có thể có, chúng ta nghĩ rằng
Master đã thành tựa nó. Khi đó, bạn chỉ đơn thuần là tiếp tục với công việc
của mình, và xem liệu nó có được hoàn thành hay không. Nếu nó vẫn chưa được
hoàn thành, bạn không nên nuối tiếc. Nếu Người Cha già đã
không làm điều đó cho bạn, thì thứ đó không có ý nghĩa để được hoàn thành.
Kamlesh D. Patel
Designing Destiny, Youth seminar, 11/2014
*****
USE OF TIME
I want to speak about how we can make us use
of our idle hours. One example is sleep. Many of us think that sleep is only
sleep. Of course we get rest. We get energized. But on the spiritual path, we
trigger this switch of prayer at night, just before going to bed, and so
lovingly invite Master, “O Master! Thou art the real goal of human life.”
That’s how it starts. It creates vibrations in the heart. The moment you say,
“Thou art the real goal of human life,” I think for most of us it just ends
there. You are gone by then. And then it follows further, but having done this
two or three times (not like a mantra or japam), we try to
understand the meaning of each word of this prayer, sentence by sentence, word
by word, and contemplate the meaning of the prayer while we go to bed. This
should be the last act of the day.
You suggest to yourself that, “All night
through, I’ll remain connected to Master and as soon as I get up I will
meditate again.” If I invite my Master with my conscious mind now, I’ll have
sleep consciousness and still remain connected. This way, you will be able to
utilize the so-called non-productive hours to advantage to further purify your
consciousness of the deeper dirt that is there.
Another example of our idle hours is when we
are waiting for something. We could be waiting for the examination form, for
the tickets, waiting to check in, or so many other things that we wait for in
life. Our eating time is another time when we can really go into hyper-mode,
consciousness-wise.
Focus on one thing: that Master is doing all
these thing for me. When you are travelling, before you even reach the
destination, think that Master is already there and he is helping you do your
work.
When you read Master’s travelogues, India
in the West, Sahaj Marg in Europe, Garden of Hearts, Blossoms in the East –
these four volumes especially – Babuji always says: “Jaanese pehale toh kaam
khatam hogaya (Even before we went there the work was completed).” He
actually works for it, wills for it, prays for it and he observes that it’s
completed. Then Master asks, “Then why would you go there?” It remains a
formality because people are waiting for him. You can’t break their hearts.
That’s all. There is nothing more to it.
From 1944 to 1947 or so, Babuji travelled
extensively by train – third class train, I would say. He would go from one
station to another station, get out, put his baggage in one of those lockers,
take a horse-driven carriage or hire a rickshaw-puller, and travel around the
city transmitting, cleaning and whatever else he had to do. In the evening, he
would come back to the station, take another train, go to another place, rest,
and repeat the process. Meanwhile, those guys upstairs had been watching him do
so much hard work, so they taught him a technique. “Now you don’t have to
travel. You can do your work from wherever you are,” they told him. But he had
to slog for a few years.
The technique is very simple, but you must
have confidence and courage. You must have belief. You must be fearless when
you use this technique that “The work is done, period.”
Similarly, after we have completed our
cleaning, we make a sankalpa that the cleaning is complete. With
Master’s grace, whatever our endeavor may be, we think that Master has already
accomplished it. Then you simply continue on with your work, and see if gets
done or not. If still if it’s not done, you should not have any regrets. If the
old man didn’t do it for you, it was not meant to be done.