4 tháng 6, 2017

Khoa học của Hạnh phúc

Triết gia người Đức Schopenhauer đã đưa ra câu hỏi, "Làm thế nào chúng ta có thể xác định một người có hạnh phúc hay không?" Ông ấy định nghĩa hạnh phúc thực sự là sự thỏa mãn hoàn toàn mọi ham muốn. 


Bạn có thể nói rằng hạnh phúc của một người có thể được mô tả về mặt toán học là:

Hạnh phúc = Số ham muốn được thực hiện : Tổng số ham muốn

Vì vậy, nếu bạn có 10 ham muốn và 5 ham muốn được thực hiện, bạn có 50% hạnh phúc. Nếu 10 ham muốn được thực hiện, bạn có 100% hạnh phúc. Càng có nhiều ham muốn, bạn sẽ càng khó để thực hiện tất cả chúng, và vì vậy bạn sẽ càng ít hạnh phúc. Hạnh phúc tỷ lệ nghịch với số lượng ham muốn.

Điều gì xảy ra khi bạn không có ham muốn nào? Mẫu số trở thành không. Bất kỳ số nào bạn chia cho 0 đều là vô hạn. Nếu bạn không có ham muốn nào, thì hạnh phúc của bạn sẽ là vô hạn.

Trong trạng thái không ham muốn này, chúng ta không mong đợi bất cứ điều gì. Khi không mong đợi bất cứ điều gì, chúng ta không đùa giỡn với chính mình và người khác. Chúng ta không thao túng người khác bởi vì chúng ta không mong đợi bất cứ điều gì từ bất kỳ ai.

Chúng ta phá hủy trạng thái bên trong và nhân tính của mình như thế nào? Điều này được đề cập trong chương 2 của Bhagavad Gita, rằng khi ham muốn không được đáp ứng thì sẽ có sự thất vọng. Thất vọng dẫn đến tức giận, sự tức giận khiến ta mất thăng bằng, và một khi mất thăng bằng, sự cân bằng của tâm trí, thì chúng ta bị hủy hoại và đánh mất nhân tính.

Ram Chandra của Shahjahanpur nói về "Nhiều hơn nữa của ít hơn nữa." Ngài đang nói về điều gì? Ngài đang nói về ham muốn: ngày càng ít ham muốn hơn. Khi nhìn vào nó theo cách toán học, bạn sẽ thấy rất nhiều trí tuệ trong câu nói đơn giản đó. Nếu bạn muốn có hạnh phúc vô hạn, phúc lạc vô hạn, thì hãy giảm thiểu ham muốn của mình, ngày càng nhiều hơn tới ngày càng ít hơn và cuối cùng là không! Hãy làm hòa với chính mình. "Hỡi Chúa, bất cứ thứ gì Ngài trao cho con và Ngài tiếp tục trao cho con trong tương lai, con vui vẻ." Có phải điều đó có nghĩa là bạn không nên có một chiếc iPhone? Hãy suy nghĩ về điều đó.

Kamlesh D. Patel

Tạp chí Heartfulness số 3, 2016

*****

THE SCIENCE OF HAPPINESS

The German philosopher Schopenhauer asked the question, “How can we determine whether a man is happy or unhappy?” He defined true happiness as the complete satisfaction of all desires. You could say that the happiness of a person can be described mathematically as:

Happiness = Number of desires fulfilled : Total number of desires

So if you have ten desires and five are fulfilled, you have fifty percent happiness. If ten are fulfilled, you have one hundred percent happiness. The more desires you have, the harder it will be to fulfil them all, and so the less happy you will be. Happiness is inversely related to the number of desires.

What happens when you have no desires at all? The denominator becomes zero. Anything you divide by zero is infinity. If you have zero desires, limitless will be your happiness.

In this desireless state, we don’t expect anything. When we don’t expect anything, we don’t play games with ourselves and others. We don’t manipulate others because we don’t expect anything from anyone.

How do we destroy our inner condition and our humanness? It is mentioned in the Bhagavad Gita, in chapter two, that when desires are not fulfilled there is disappointment. Disappointment leads to anger, anger makes us lose our balance, and once we lose our balance, our mental equilibrium, we are destroyed and lose our humanness.

Ram Chandra of Shahjahanpur spoke about, “More and more of less and less.” What is he talking about? He is talking of desires: more and more of less and less desires. When you look at it in a mathematical way, you see so much wisdom in that simple statement. If you want to have infinite happiness, infinite bliss, then minimise your desires, from more and more to less and less and finally to zero! Make peace with yourself. “My Lord, whatever you have given me and you continue giving me in the future, I am happy.” Does that mean you should not have an iPhone? You think about it.