5 tháng 6, 2017

Ý nghĩa của trải nghiệm

Trong Sahaj Marg, chúng ta đi qua 13 luân xa. Tất cả các bạn đều đã trải nghiệm tác động của thiền về Ánh sáng Thiêng liêng nơi trái tim. Quá trình này tiếp tục, ngay cả sau khi cuộc hành trình đã hoàn tất.


Nhưng thực tế, may mắn thay, cuộc hành trình không bao giờ kết thúc. Thứ gì nằm giữa cái vô hạn và luân xa đầu tiên, đó là trái tim? 

Điều đáng ngạc nhiên là mỗi luân xa cũng là vô hạn trong bản chất của nó. Luân xa đầu tiên, luân xa thứ hai, và tiếp tục đến luân xa thứ mười ba, tất cả đều là vô hạn trong sự mở rộng của chúng. Một người thiền ở trái tim có thể tiếp tục thiền ở trái tim, vĩnh viễn, đời đời kiếp kiếp. Tuy nhiên, ở đây liên quan đến một kiểu thăng tiến khác. Sau khi có sự mở rộng nhất định ở luân xa đầu tiên, chúng ta di chuyển đến luân xa thứ hai. Ở đây, một lần nữa, là vô hạn. Bạn có thể lạc lối trong sự vô hạn tại luân xa thứ hai, nhưng một Master có năng lực sẽ đưa bạn đến giai đoạn tiếp theo, luân xa thứ ba. Cuộc hành trình cứ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta đạt đến điểm thứ mười ba.

Một thanh niên đã hỏi Babuji Maharaj, "Ngài có thể làm cho con trải nghiệm Cái Đó, hoặc, ít nhất là qua lời nói, Ngài có thể nói cho con biết Thượng Đế, trạng thái nguyên thủy là gì? Ngài có thể chỉ cho con Thượng Đế không?" Master (Chariji) ở cùng Babuji lúc đó và Ngài nghĩ, "Hôm nay, người cha già này bị bắt thóp rồi. Để xem Ngài sẽ trả lời thế nào?” Nhưng Babuji nói: "Giả sử ta cho con thấy Thượng Đế. Làm thế nào con biết rằng đó là Ngài?"

Điều đó làm chúng ta phải suy nghĩ, không ư? Bạn phải trải nghiệm. Không quan trọng là bạn đang ở luân xa đầu tiên hay luân xa thứ 13. Một số người dẫn thiền sẽ nói với bạn rằng bạn đang ở luân xa thứ mười. Nhưng có ích gì nếu bạn không có trải nghiệm về nó? Một số thành viên kỳ cựu của Hiệp hội đến và nói, "Tôi đã thiền trong rất nhiều năm. Ngài có thể cho tôi biết tôi đang ở luân xa nào không?" Vì vậy, tôi nói, "Giả sử tôi nói với anh rằng anh đang ở luân xa thứ bảy (và trên thực tế họ có thể ở luân xa thứ bảy), nhưng anh không trải nghiệm những gì ở luân xa thứ bảy, những gì ở luân xa thứ năm, hay thậm chí những gì ở luân xa đầu tiên. Thế thì lợi ích của nói chuyện là gì?" Nó là vô ích. Nếu bạn chưa trải nghiệm ngôi nhà mà bạn đang sống, nếu bạn chưa trải nghiệm về sự thuần khiết của nơi đó do thiếu trải nghiệm, thì bạn sẽ không thể nhận ra các sân ga.

Vậy làm thế nào để tôi trải nghiệm nó?

Luôn cởi mở với bất cứ điều gì bạn nhận được. Để bản thân cởi mở, bạn phải làm gì? Bạn thanh lọc kỹ. Để nhận được dòng truyền bạn phải thiền. Chúng ta chuẩn bị cho mình từng chút, từng chút một. Chúng ta trải nghiệm một cái gì đó và trong quá trình trải nghiệm, chúng ta cũng trở thành một cái gì đó. Trải nghiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải trở thành.

Giả sử chúng ta chưa từng trải nghiệm bất cứ điều gì trong Sahaj Marg. Vậy có còn ai ở lại Hiệp hội không? Vậy bạn có thể nói rằng trải nghiệm chỉ là củ cà rốt không? "Hãy đến, ở lại hệ thống (Sahaj Marg)." Có phải Master tặng cho chúng ta ngày càng nhiều trải nghiệm để chúng ta ở lại hệ thống không?

Không. Trải nghiệm có một mục đích khác.

Nếu trải nghiệm toàn bộ tâm linh hay cái vô hạn trong một lần, không ai trong chúng ta có thể sống sót cho đến giây phút tiếp theo. Nếu bạn đến phòng tập thể hình và cố gắng nâng 1000 kg, bạn có thể làm được không? Giả sử ai đó giúp bạn nâng 1000 kg nhưng sau đó bỏ bạn ở đó. Đó là những gì sẽ xảy ra với chúng ta nếu Master trở nên hào phóng đến mức trao cho chúng ta một trải nghiệm chớp giật nhưng sau đó lại nói, "Được rồi, hãy tận hưởng nó nhé." Chúng ta sẽ tiêu đời.

Bạn bắt đầu nâng với quả tạ 5 kg, 10 kg và sau đó 15 kg. Tất nhiên bạn có một giới hạn. Bạn sẽ không nâng được 1000 kg! Nhưng dần dần, dần dần, bạn bắt đầu chịu đựng được sức ép vật lý. Bạn bắt chịu đựng được sự bình yên tối thượng bên trong.

Bạn hẳn đã thấy một số abhyasi đi thẳng vào samadhi: "Xin mời bắt đầu thiền," và họ bắt đầu ngáy. Tôi có thể nói rằng đó là một ý thức yếu theo một cách nào đó. Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những người nghiện ma tuý bị phê với liều đầu tiên, bị phê cả đêm. Sau một thời gian, họ có thể dùng 5 liều và vẫn đứng vững. Họ thậm chí có thể đến lớp. Bạn hẳn phải thấy những người như thế. Tôi đã nhìn thấy điều đó thực tế trong hiệu thuốc của tôi. Bạn có thể nghe nói về một thành phần được gọi là diazepam. Đó là một loại thuốc ngủ. Bạn uống 2,5 miligam và không thể đứng vững, bạn chắc chắn sẽ ngủ. Nhưng một dược sĩ làm việc cùng tôi uống một viên 20 miligam và vẫn làm việc. Anh ấy đã nghiện nó nên cơ thể anh ấy đã quen với nó.

Liều thuần khiết, liều thánh thiện, liều giản đơn, liều thánh hóa, tất cả những thứ này... chúng ta không muốn trở thành vị thánh trong một sớm một chiều, xin lưu ý bạn. Chúng ta mong muốn trở thành thánh, nhưng từ từ, từ từ, từ từ. Chúng ta lật từng trang của mình từng chút một. Từng bước chân chúng ta băng qua quãng đường xa vời vợi.

Khi đi đúng đường, ban đầu, chúng ta có rất nhiều trải nghiệm. Chúng ta rất ấn tượng về sự nhẹ nhàng cảm thấy khi sitting (thiền với người hướng dẫn) bởi vì đây là lần đầu tiên chúng ta trải nghiệm nó. Đó là một buổi sitting tuyệt vời. Chúng ta có thể không cảm thấy bất cứ điều gì khi sitting nhưng chúng ta sẽ ngạc nhiên khi nó bộc lộ sau đó.

Rồi, khi càng tiến bộ, chúng ta sẽ vẫn có những trải nghiệm, nhưng chúng sẽ mang một bản chất khác, chúng sẽ có bản chất tâm linh. Chúng sẽ không quá ấn tượng. Thậm chí khi chúng ta lên cao hơn, trải nghiệm sẽ ngày càng ít đi. Và như bạn đọc trong sách của Babuji Maharaj, khi bạn ở vùng Trung Tâm sẽ không có trải nghiệm nào. Nó giống như sa mạc.

Khi đạt đến Vùng Trung Tâm, Babuji đã phàn nàn với Lalaji Sahib: "Con phải làm gì bây giờ? Những ngày trước đây của con tốt hơn rất nhiều. Ở đây không có gì cả. Con không thấy thích trạng thái này chút nào.” Vì vậy Lalaji Sahib hỏi Ngài, “Ta có nên loại bỏ trạng thái này không bởi vì con không thích nó lắm?” Babuji nói,"Không đâu, hỡi Chúa, xin Ngài đừng làm như vậy. Nếu Ngài làm như vậy, đấy sẽ là hơi thở cuối cùng của con. Con sẽ không thể sống được." Mặc dù không có vẻ đẹp hay sự hấp dẫn nào, nhưng có sự tỉnh thức đến mức không có nó, bạn không thể tồn tại. Đó là những gì chúng ta đang hướng tới - thanh lọc ý thức tới cấp độ cao nhất của nó.

Hỏi: Làm thế nào để đọc được trạng thái và giữ gìn trạng thái đó?

Kamlesh D. Patel: Việc đọc trạng thái là một điều gì đó tương đối. Giả sử tôi cố gắng đọc một ngoại ngữ: nếu tôi phải đọc tiếng Kannada, Tamil hay Telugu tất cả đều giống như jalebi, bởi vì tôi không quen với chúng. Đôi khi thậm chí tôi không thể phân biệt được đó là tiếng Tamil, Telugu hay Kannada, nhưng tôi chỉ cần nói, "Có gì đó được viết trên giấy." Vì vậy, hãy bắt đầu như thế. Ít nhất chúng ta hãy bắt đầu với, "Có gì đó đã được viết." Sau đó, chúng ta bắt đầu xác định bảng chữ cái, rồi từ ngữ, rồi câu văn, và các sắc thái tinh tế. Chúng sẽ tự động đến. Nhưng chúng ta phải bắt đầu ở đâu đó.

Khi thiền, chúng ta nhận thấy sự khác biệt giữa trạng thái tâm trí và trạng thái tổng thể trước khi thiền và sau khi thiền như thế nào. Điều quan trọng là chúng ta phải xem mình cảm thấy thế nào trước khi bắt đầu thiền. Hãy quét qua toàn bộ cơ thể. Hãy bắt đầu cảm nhận bản thân từ trên xuống dưới. Sau đó, từ từ bước vào thiền. Khi kết thúc thiền, hãy quan sát xem có bất cứ sự khác biệt nào không. Hãy giữ lấy sự khác biệt đó trong tâm trí. 

Chúng ta không cần phải đưa ra bất cứ danh pháp nào cho trạng thái, rằng nó là một trạng thái param-Shanthi hay nó là trạng thái Brahmalaya; điều đó là không cần thiết. Hãy làm quen với những trải nghiệm này. Điều gì xảy ra sau đó? Nó cũng giống như khi bạn cho ai đó jalebi và anh ấy không biết tên của nó. Việc biết tên là quan trọng nếu bạn phải đi mua lại nó. Nhưng anh ấy sẽ nói, "Tôi nhớ thứ đó, nó rất đẹp đẽ." Anh ấy có thể đã quên tên. Khi có trải nghiệm, chúng ta nên ở trong tâm thế hồi tưởng và nắm bắt lại chúng một lúc nào đó.

Có những sitting nhất định mà tôi không thể nào quên được cho đến ngày hôm nay. Chúng quá ấn tượng và đầy quyến rũ. Sitting có quan trọng như vậy không? Không, chính là trạng thái đã thay đổi chúng ta, nâng đỡ chúng ta, ám ảnh chúng ta. Chúng ta phải tập trung vào sự khác biệt về trạng thái của tâm trí và trạng thái của trái tim, trước và sau khi thiền. Sau đó, chúng ta nắm giữ nó. Đặt tên trạng là không quan trọng lúc ban đầu, hoặc thậm chí là về sau. Chúng ta gọi nó như thế nào cũng không quan trọng, miễn là nó đáp ứng sự truy tìm tâm linh của chúng ta?

Kamlesh D. Patel

Designing Destiny, Youth seminar, 11/2014

*****

THE MEANING OF EXPERIENCE

In Sahaj Marg, we journey across thirteen points. You all have experienced the effect of meditation on Divine Light in the heart. This process continues throughout, even after the journey is completed. But in reality, a journey never ends, fortunately. What lies between infinity and the first point, which is heart? Surprisingly, each point is also infinity in its nature. The first point, the second point, and so on till the thirteenth are all infinite in their expansion. One who meditates on the heart could continue meditating on the heart, infinitely, life after life after life. However, another kind of growth is involved. After some expansion at the first point, we move to the second. There again, there is infinity. You can get lost in the infinity at the second point, but a Master of Calibri will put you to the next level, to the third point. It goes on and on like this until we reach the thirteenth point.

One guy asked Babuji Maharaj, “Can you make me experience That, or, at least through words, can you tell me what God is all about, this original state? Can you show me God?” Master was with Babuji at that time and he thought, “This old man is caught today. What will he answer?” But the Babuji said, “Suppose I showed you God. How would you know that it is God?”

So it makes us think, no? It has to be experienced. It doesn’t matter whether you are on the first pint or the thirteenth point. Some preceptor will tell you that you are on the tenth point. How does it matter if you don’t experience it? Some of the senior members of this Mission come and say, “I have been meditating for so many years. Can you tell me on which point I am?” So I say, “Suppose I tell you that you are on the seventh point (and actually they may be on the seventh point), yet you have not experienced what this seventh point is all about, what the fifth point is all about, or even what the first is all aout. What is the point of having a dialogue?” It is useless. If you have not experienced the house in which you are living, if you have not experienced the purity of that place due to a lack of experience, you will not be able to appreciate the stations.

How, then, do I experience it?

Remain open to whatever you are receiving. In order to keep yourself open, what do you have to do? You do thorough cleaning. In order to receive transmission you must meditate. We prepare ourselves little by little, little by little. We experience something and in the process of experiencing, we also become something. It is not enough that we experience. We must become.

Suppose that we didn’t ever experience anything in Sahaj Marg. Would anybody stay in the Mission? Can you then say that these experiences are just carrots? “Come, stay in the system.” Is Master just giving us more and more experiences so we stay in the system?

No. Experiences have another purpose.

If we made to experience the entirety of spirituality or infinity in one go, none of us would survive till the next moment. If you went to the gym and tried to lift a thousand kilos, could you do it? Suppose somebody help you to lift one thousand kilos but then leaves you there. That’s what would happen to us if the Master became so generous as to give us such an electrifying experience but then said, “Okay, enjoy it.” We would be gone.

You start building up with a five-kilo weight, a ten-kilo weight and then a fifteen-kilo weight. Of course, you have a limit. You are not going to lift one thousand kilograms! But slowly, slowly, you start enduring the physical stress. You start enduring the ultimate peace within.

You must have seen some abhyasis who go straight into samadhi: “Please begin,” and they start snoring. I would say it is a weak consciousness in some way. You must have heard of drug addicts who are gone with the first dose, knocked out all night. After some time, they can have five doses and still stand on their legs. They can even attend classes. You must have seen people like that. I have seen it in my pharmacy practice. You may have heard of a molecule called diazepam. It is a sleeping pill. You take two and a half milligrams and you can’t stand, you’ll definitely go to sleep. But a pharmacist who was working with me would take a twenty-milligram tablet and still work. He was addicted to it so his system got used to it.

These doses of purity, doses of sanctity, doses of simplicity, doses of divinity, all of these things…we don’t want to become overnight saints, mind you. We want to become saints, but slowly, slowly, slowly. We turn our pages little by little. Step by step we cross the great distance.

At the beginning, when we are on the right path, we have so many experiences. We are so impressed by the lightness we fell during the sitting because it is the first time we have ever experienced it. It is such an amazing sitting. We may not feel anything during the sitting but it takes us by surprise as it unfolds later on.

Afterwards, as we progress more and more, we will still have experiences, but they will be of a different nature, they will be spiritual in nature. They will not be so impressive. As we go even higher, there will be more and more of less and less of these experiences. And as you read in Babuji Maharaj’s books, when you are in the Central Region there will be no experience. It is like a desert land.

Upon reaching that state, Babuji was complaining to Lalaji Sahib: “What to do now? My earlier days were a lot better. This is nothing. I don’t find any enjoyment with this condition.” So Lalaji Sahib asked hin: “Should I remove this condition, since you don’t like it that much?” Babuji said, “No, my Lord, please don’t do such a thing. If you do it, this will become my last breath. I won’t be able to survive.” Although there is no beauty or attraction, it is such a consciousness that without having it, you cannot exist anymore. That’s what we are aiming for – the purification of consciousness to its highest.

Q: How to read my own condition and retain it?

KDP: The reading the condition is a relative thing. Let’s say I try to read a foreign language: if I have to read Kannada, Tamil or Telugu it all looks like jalebi, because I am not used to it. At times I am not even able to distinguish whether it is Tamil, Telugu or Kannada, but it is enough for me to say, “There is something written in a piece of paper.” So let’s begin like that. Let’s at least start with, “Something is written.” Then we start identifying the alphabets, then the words, then the sentences, and the subtle nuances. They will come automatically. But we have to begin somewhere.

When we meditate, we notice the difference between our state of mind and overall condition as it was prior to the meditation and how it is afterwards. It is important for all of us to see how we feel before we start meditation. Scan your entire system. Start feeling yourself from top to bottom. Then, slowly get into meditation. At the end of it, see if there is any difference. Hold on to that difference in your mind.

We need not give any nomenclature to it, that it is a condition of param-shanthi or it is a condition of Brahmalaya; that is unnecessary. Let’s get used to these anubhavas, or experiences. What happens later on? It is like when you give somebody a jalebi and he does not know its name. Knowing the name is important if you have to go and buy it again. But he will say, “I remember that thing, it was so nice.” He may have forgotten the name. When we have experiences, we should be in a position to recollect and recapture them now and then.

There are certain sitting that I am unable to forget even today. They were so impressive and mesmerizing. Was the sitting so important? No, it was the condition that changed us, that lifted us, that still haunts us. We have to focus on the difference in our state of mind and state of heart, from before the meditation to afterwards. Then we hold on to that. Naming the condition is not so important in the beginning, or even in the end. How does it matter what we call it as long as it satisfies our spiritual quest?

At the beginning, when we are on the right path, we have so many experiences. We are so impressed by the lightness we fell during the sitting because it is the first time we have ever experienced it. It is such an amazing sitting. We may not feel anything during the sitting but it takes us by surprise as it unfolds later on.

Afterwards, as we progress more and more, we will still have experiences, but they will be of a different nature, they will be spiritual in nature. They will not be so impressive. As we go even higher, there will be more and more of less and less of these experiences. And as you read in Babuji Maharaj’s books, when you are in the Central Region there will be no experience. It is like a desert land.

Upon reaching that state, Babuji was complaining to Lalaji Sahib: “What to do now? My earlier days were a lot better. This is nothing. I don’t find any enjoyment with this condition.” So Lalaji Sahib asked hin: “Should I remove this condition, since you don’t like it that much?” Babuji said, “No, my Lord, please don’t do such a thing. If you do it, this will become my last breath. I won’t be able to survive.” Although there is no beauty or attraction, it is such a consciousness that without having it, you cannot exist anymore. That’s what we are aiming for – the purification of consciousness to its highest.

Q: How to read my own condition and retain it?

KDP: The reading the condition is a relative thing. Let’s say I try to read a foreign language: if I have to read Kannada, Tamil or Telugu it all looks like jalebi, because I am not used to it. At times I am not even able to distinguish whether it is Tamil, Telugu or Kannada, but it is enough for me to say, “There is something written in a piece of paper.” So let’s begin like that. Let’s at least start with, “Something is written.” Then we start identifying the alphabets, then the words, then the sentences, and the subtle nuances. They will come automatically. But we have to begin somewhere.

When we meditate, we notice the difference between our state of mind and overall condition as it was prior to the meditation and how it is afterwards. It is important for all of us to see how we feel before we start meditation. Scan your entire system. Start feeling yourself from top to bottom. Then, slowly get into meditation. At the end of it, see if there is any difference. Hold on to that difference in your mind.

We need not give any nomenclature to it, that it is a condition of param-shanthi or it is a condition of Brahmalaya; that is unnecessary. Let’s get used to these anubhavas, or experiences. What happens later on? It is like when you give somebody a jalebi and he does not know its name. Knowing the name is important if you have to go and buy it again. But he will say, “I remember that thing, it was so nice.” He may have forgotten the name. When we have experiences, we should be in a position to recollect and recapture them now and then.

There are certain sitting that I am unable to forget even today. They were so impressive and mesmerizing. Was the sitting so important? No, it was the condition that changed us, that lifted us, that still haunts us. We have to focus on the difference in our state of mind and state of heart, from before the meditation to afterwards. Then we hold on to that. Naming the condition is not so important in the beginning, or even in the end. How does it matter what we call it as long as it satisfies our spiritual quest?